Ðau bụng là một triệu chứng thông thường. Hầu như ai cũng bị ít nhất đau bụng vài lần mỗi năm. Ða số chỉ đau một lần rồi mất đi “chợt đến rồi đi” như bệnh giả đò. Tuy nhiên có nhiều người đau liên miên ngày này qua tháng nọ khiến cho long thể bất an, đời mất vui. Ðau bụng tuy thông thường xảy ra nhưng định bệnh hay là lý do làm đau bụng đôi khi rất khó đoán vì theo đông y thì bụng có “tam phủ, ngũ tạng”, còn theo tây y thì bụng chứa đựng nhiều bộ phận khác nhau: nào là bao tử (stomach), tụy tạng (pancreas), gan (liver), thận (kidneys), ruột non (small intestine), ruột già (large intestine), lá lách (spleen), và các bộ phận nhỏ và lủng củng khác. Vì thế cho nên khi định bệnh để tìm lý do làm cho đau bụng thường có thể là hơi khó mà ngay các bác sĩ đôi lúc sau khi khám bệnh và làm đủ mọi thử nghiệm, chụp hình cũng phải gãi đầu bấm độn vì không đoán ra bệnh.
Các bộ phận trong bụng không có hệ thống thần kinh phức tạp như của da (Discrimation touch sense), cho nên khi đau bụng không nhất thiết là phải đau đúng chỗ theo vị trí của bộ phận “nằm đâu đau đó”.
Vì người Việt mình hay đau bao tử và bao tử là một bộ phận lớn trong bụng cho nên khi bị đau bụng là họ cho ngay là đau bao tử. Nhiều người khi đi khám bệnh đau bụng cứ khai với bác sĩ là mình bị đau bao tử mặc dầu chưa bao giờ thử nghiệm hay xác định bệnh bởi bác sĩ nào là mình bị đau bao tử thật sự hay có thể đau gì khác. Nên nhớ đau bao tử làm cho mình bị đau bụng nhưng đau bụng không có nghĩa là đau bao tử.
Vì người Việt mình hay đau bao tử và bao tử là một bộ phận lớn trong bụng cho nên khi bị đau bụng là họ cho ngay là đau bao tử. Nhiều người khi đi khám bệnh đau bụng cứ khai với bác sĩ là mình bị đau bao tử mặc dầu chưa bao giờ thử nghiệm hay xác định bệnh bởi bác sĩ nào là mình bị đau bao tử thật sự hay có thể đau gì khác. Nên nhớ đau bao tử làm cho mình bị đau bụng nhưng đau bụng không có nghĩa là đau bao tử.
Khi định bệnh đau bụng, bác sĩ thường dựa theo vị trí của chỗ đau, triệu chứng của cách đau, thời gian đau cũng như các triệu chứng phụ khác và để xác định bệnh bác sĩ có thể cần phải thử nghiệm hay chụp hình.
Bác sĩ thường chia vùng bụng ra thành bốn vùng chiến thuật để định bệnh:
1. Ðau bụng phía trên phía trái – thường là đau bao tử, tụy tạng, thận trái và ruột:
• Ðau bao tử: thường là bệnh nhân cảm thấy đau xót xa giống như bị chà ớt, nóng bụng như phỏng lửa, hay thường cảm thấy đói, thường là đói đau nhiều hơn. Ăn vô giúp cho đỡ đau nhưng sau khi ăn cảm thấy đầy hơi sình bụng. Bệnh nhân có thể cảm thấy nhợn, đôi khi ói, thường là đau vào lúc đêm hay gần sáng. Họ có thể phải thức dậy để ăn cho bớt đau. Các đồ ăn như cà phê, trà, bạc hà, các chất chua cay có thể làm đau nhiều hơn. Muốn định bệnh này bác sĩ cần phải chụp hình bao tử, ruột với huỳnh quang (barium) hay nội soi (endoscopy).
• Ðau tụy tạng (pancreas): gồm có sưng hay ung thư tụy tạng. Thường là đau dữ dội và liên tục cả mấy tiếng đồng hồ đôi khi cả ngày. Ðau thường là bên trái và đau thấu ra sau lưng. Bệnh nhân có thể bị ói mửa, ăn không được và bị đau hơn sau khi ăn. Ðịnh bệnh bằng thử máu hay chụp hình CT scan hay siêu âm (ultrasound).
• Ðau thận trái: thường là bắt đầu đau từ phía sau lưng trái và lan ra phía trước bụng bên trái. Ðau thận thường là đau rất dữ dội. Bệnh nhân có thể khụy xuống, không đi được và đau thường kéo dài vài tiếng đồng hồ. Bệnh nhân thường đi tiểu ra máu hay nóng sốt nếu bị đau sạn thận hay nhiễm trùng thận.
2. Ðau vùng bụng trên bên phải và chấn thủy – thường gồm có đau túi mật, ống mật, đau gan, ung thư gan, đau ruột già, thận phải:
• Túi mật/Ống dẫn mật: bệnh này thường do sạn trong túi mật làm cho túi mật hay ống dẫn mật bị sưng, đóng nghẽn lại hay nhiễm trùng. Bệnh nhân thường hay bị đau thắt ở chấn thủy và vùng bụng bên phải. Ðau thường liên tục kéo dài vài tiếng đồng hồ và biến mất đi. Cơn đau thường tới rồi đi cách nhau vài ngày, vài tháng đôi khi cả vài năm. Bệnh nhân thường đau sau khi ăn một bữa ăn thịnh soạn với nhiều đồ ăn béo mỡ. Khi đau đôi khi bệnh nhân có thể bị ói mửa, nóng sốt và lạnh (triệu chứng bị nhiễm trùng) và vàng da (ống mật bị nghẽn lại). Bệnh này xác định bằng cách thử máu và siêu âm, chụp hình gan và hệ thống ống mật.
• Ðau gan/Ung thư gan: trái với quan niệm của số đông, sưng gan và chai gan ít khi làm đau. Ung thư gan cũng vậy. Thường bệnh nhân cảm thấy đau nhè nhẹ hay cảm thấy khó chịu, hay nằng nặng ở phía bụng phải. Sự khó chịu này thường kéo dài liên tục qua ngày tháng cho tới khi bệnh trở nặng mới làm đau, làm vàng da, ói mưœa. Ðịnh bệnh bằng thử máu và chụp hình bằng siêu âm hay CT scan.
• Ðau thắt ruột già: thường bệnh nhân cảm thấy đau quặn bụng như ruột bị cuốn lại, bụng bị sình, đầy hơi và có thể phùng to lên. Cơn đau thường đi chung và giảm bớt sau khi bệnh nhân đi cầu hay làm “sấm động Giang Nam” (tức phát trung tiện). Bệnh nhân thường hay có triệu chứng ỉa chảy, táo bón đi hùn chung với bệnh này.
• Ðau thận phải: giống như đau thận trái nhưng cơn đau nằm ở vùng lưng và vùng bụng phải.
3. Ðau bụng phía dưới trái – thường là vì đau sưng ruột già, co thắt ruột già, đau đường tiểu; phái nữ thì còn thêm xoắn buồng trứng, đau buồng trứng, đau tử cung (fibroid, endometriosis):
• Ruột già: gồm có bệnh co thắt ruột già hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, sưng màng ruột già (Diverticulitis, colitis) hay ung thư ruột già (colon cancer). Các bệnh đau ruột này rất trớ trêu không có một triệu chứng gì đặc biệt cả. Bệnh nhân bị đau quặn như đau đẻ cho tới sình hơi đầy bụng, ỉa chảy; đôi khi có các triệu chứng khác kèm theo như đi cầu ra máu, nóng sốt, phân bị thay đổi nhỏ đi.
• Ðau đường tiểu/Bọng đái: do nhiễm trùng đường tiểu hay sạn. Khi đau thường đau buốt cả vùng bọng đái tức giữa bụng phía dưới rốn. Bệnh nhân thường bị buốt khi đi tiểu, mót tiểu và đái dắt, đi tiểu ra máu. Bệnh này thường được định bệnh bằng cách thử nghiệm nước tiểu. Ðôi khi cần siêu âm thận và đường tiểu.
• Buồng trứng: trứng rụng và bị xoắn lại hoặc bị bọc nước buồng trứng (Ovarian cyst) thường làm đau quặn và đau cấp kỳ. Bướu tử cung (uterus fibroid) và sưng màng tử cung (endometriosis) thì thường là đau đầy bụng, khó chịu và có thể đau lâu dài hơn và thường đau thay đổi có thể theo kinh nguyệt. Ung thư buồng trứng cũng là cho đau bụng dưới.
• Ðau ruột thòng: thường là đau ở ngay háng và chạy xuống dưới ngọc hoàn (hòn bi). Ðau nhiều hơn khi cử động mạnh nhất là làm công việc sử dụng tới bắp thịt bụng như khuân vác nặng, ho, hắt xì hơi.
4. Ðau bụng bên phải dưới – gồm các bệnh và triệu chứng như đau bụng dưới bên trái nhưng thêm vào đó là sưng ruột dư (appendicitis):
Ðau ruột dư: thường là đau cấp kỳ và đau bất thình lình. Bệnh nhân cảm thấy bị là đau quặn hoặc giống như bị vật gì đè lên bụng. Bắt đầu đau nhè nhẹ và cơn đau tăng theo thời gian. Ðôi khi cơn đau có thể bắt đầu từ chấn thủy hay giữa rốn rồi mới chạy xuống vùng bụng bên phải. Ðau ruột dư là đau cấp kỳ trong vòng 24-72 tiếng đồng hồ bệnh nhân sẽ bị đau nhiều hơn, bị nóng sốt và ói mưœa. Bệnh nhân cần phải mổ cấp thời nếu không chỗ ruột dư sẽ bị thối và làm mủ hay bị bể ra thì khó mổ và chữa trị nhiều hơn. Ðịnh bệnh thường dựa vào khám bệnh của bác sĩ, thử máu, thử nước tiểu sẽ giúp phần định bệnh. Bệnh này đơn giản, dễ định bệnh nhưng cũng dễ định trật. Sưng ruột dư không có làm cho bị đau kinh niên.
Ða số đau bụng không có làm nguy hại cấp tính tới tính mạng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên nếu bị đau bụng lâu dài hay đau bụng mà có thêm các triệu chứng khác như xuống cân, nóng sốt, ói mửa, ói ra máu, đi cầu ra phân đen hay ra máu, hay bị vàng da thì nên tham khảo với bác sĩ liền.
BS Trịnh Ngọc Huy
(H.Phi chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét