Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

7 Liệu Pháp Tự Nhiên Phòng Bệnh Tiêu Hóa


Khi các chất độc không được kịp thời bài tiết ra ngoài đồng thời phải dùng sức khi đại tiện, vì thế mà gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như da xấu, sinh mụn, trĩ, nứt hậu môn, suy giãn tĩnh mạch chân…
Chứng táo bón là bệnh rất phổ biến, khoảng 20% số người mắc chứng bệnh này. Tiến sĩ Lin Chang thuộc Trung tâm sức khỏe đường ruột Viện Y học Đại học California cho biết, một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhân táo bón hay than phiền là trào ngược dạ dày. Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ không phải phương pháp duy nhất giải quyết chứng táo bón. Bài này cung cấp thêm 7 cách kích thích nhu động dạ dày:
1. Uống café
Café là chất kích thích, giúp kích thích nhu động đường ruột. Đã có nghiên cứu chỉ ra hiệu quả kích thích nhu động ruột kết của café vượt 60% so với nước thông thường, tuy nghiên cứu chưa nói rõ lượng sử dụng bao nhiêu là tốt nhất, nhưng các nhà khoa học khuyên chỉ cần một tách là đủ.
2. Sữa chua
Trong cơ thể chúng ta vốn đã có nhiều loại vi khuẩn có ích (probiotics), giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột. Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ (the American Journal of Clinical Nutrition noted) đã có nghiên cứu chỉ ra, probiotics thúc đẩy tần số đại tiện 1,3 lần mỗi tuần và giảm “thời gian vận hành của đường ruột” (thời gian phân và nước tiểu đi qua đường ruột) mỗi tuần 12,4 giờ. Vì sữa chua có probiotics nên hỗ trợ rất tốt cho nhu động đường ruột.
3. Tự mát-xa
Không phải thủy liệu pháp mà là mát-xa liên tục trong thời gian dài phần ở giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, có thể giúp kích thích sự bài tiết. Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đông-Tây phân hiệu Los Angeles, Đại học California (The UCLA Center for East-West Medicine) chỉ ra, 72% số người thử liệu pháp này đạt hiệu quả.
4. Bổ sung ma-giê
Ma-giê là khoáng chất có ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp trong cơ thể, hỗ trợ phân và nước tiểu di chuyển trong đường ruột, thiếu ma-giê sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bài tiết. Một nghiên cứu của Tạp chí Dinh dưỡng học Lâm sàng châu Âu (the European Journal of Clinical Nutrition found) đã chỉ ra, thiếu ma-giê cũng tác hại như thiếu chất xơ, dễ gây chứng táo bón. Ma-giê thường có trong rau chân vịt, sữa đặc, lê, chuối tiêu…
5. Vận động
Vận động giúp chống bệnh táo bón, dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh, nhưng vận động có ích cho sức khỏe đường ruột. Dù giới y học chưa xác định loại hình vận động nào và lượng vận động nhiều ít thế nào là trạng thái lý tưởng, nhưng ai cũng thừa nhận việc vận động đều đặn có quy luật là rất tốt.
6. Uống nhiều nước
Một nghiên cứu của Tạp chí Bệnh tiêu hóa ở Mỹ vào năm 2013 cho biết, uống nước thiếu cũng tương tự như cung cấp không đủ chất xơ, là nguyên nhân dễ gây chứng táo bón. Tiến sĩ Whitehead cho biết,“Một lượng vừa đủ nước trong chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng ngăn ngừa táo bón, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy số liệu đã chứng minh hiệu ứng mạnh mẽ của nước như vậy.” Chúng ta thường nghe về nguyên tắc mỗi ngày uống 8 ly nước, nhưng tiến sĩ Whitehead cho rằng uống thế hơi nhiều, ông khuyên “chúng ta uống đủ khả năng của mình là được”.
7. Ăn mận
Quả mận và nước ép mận có chứa sorbitol, là chất nhuận tràng. Đã có nghiên cứu so sánh giữa người mỗi ngày dùng 50 gam mận và dùng liên tục trong 3 tuần, hỗ trợ bài tiết tốt hơn hẳn so với với người mỗi tuần chỉ chú trọng bổ sung cellulose. Người ta cũng chỉ dẫn, mỗi ngày ăn vài trái mận là rất tốt cho việc phòng ngừa chứng táo bón.
Ngay cả khi bạn sử dụng các biện pháp trên thì cũng cần đa dạng hóa các thực phẩm trong các bữa ăn, tăng cường rau xanh để cung cấp chất xơ, điểm thêm các loại khoai, chuối, món đậu…
Tinh Vệ biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...