Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Syria: Bên Trong Thành Phố Chết Yarmouk

  Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 17/08/15
Cảnh hoang tàn đổ nát tại trại tị nạn Yarmouk nằm ở thủ đô Damascus, Syria (Ảnh: Euromid.org)

    Trong bụi mờ, theo chân người lính Syrian, gốc Palestine, nhóm người lầm lũi đi giữa đường phố bỏ hoang, nếu không có tiếng gạch đá xào xạc từng lúc dưới chân giày, thì cái lặng im ở đây không khác gì giờ cầu nguyện tại một thánh đường nào đó. Người lính dẫn đầu, luôn miệng bảo phía sau, coi chừng, vì loạn quân bắn sẻ đang núp chờ đâu đó ở phía trước mặt.
     
    Nhóm ký giả tây phương tiếp tục đi theo đường mòn, giữa những đống gạch đá bể nát, chất thành từng dãy ở khắp mọi hướng, các cao ốc đủ màu sắc, đã một thời vương lên ngạo nghễ giữa trời, giờ chỉ còn là những mảng xi măng loang lở và mảng vụn sắt thép úa màu rĩ sét. Giữa các cái lổ bể lớn của bức tường, xuyên qua đó, người ta còn thấy rõ, bên trong, nơi đó đã là phòng khách, phòng ngủ, mấy con búp bê, hình ảnh, mấy tấm kiếng soi mặt nứt nẻ, mà người chủ và gia đình họ đã sống, ra đi bỏ lại sau lưng, nằm rải rác buồn thảm trên đá sỏi, đen ngòm sau những trận mưa pháo và đạn bom, biến nơi này, một khu phố yên bình chỉ còn là hoang phế.
    Mang khẩu súng M16 trên vai, với điếu thuốc trong tay, người lính phe chính quyền Syrian, gốc dân Palestinian, hăng hái nhanh bước, dẫn đầu nhóm người trên đường đến tuyến đầu đánh nhau tại Yarmouk, một khu phố xa thủ đô Damascus, đã bị san bằng vì cuộc chiến tàn khốc ở Syria giữa đủ các phe phái. Những năm dài chiến trận giết nhau, giữa quân chính quyền Damascus và phe chống đối, đã làm cho Yarmouk, một thời được xem là thủ phủ của người Palestinian trở thành bình địa. Anh lính dẫn đường, nguyên là một luật sư, cho biết, “mọi trận chiến vẫn tiếp tục khốc liệt, chưa thấy cơ may chấm dứt, vì khó mà phân biệt được những gì đang xãy ra ở đây, kẻ thù của phe anh ta, tức là phe của quân chính quyền, không phải chỉ là người của quân hồi giáo ISIS mà còn là giữa các nhóm người võ trang Palestinian. Họ đã bắn giết nhau cho dù có thừa sức biết phía bên kia là ai và tất cả đều quá rành đường đi nước bước tại thành phố này”.
   
    Thành phố Yarmouk, được chính quyền Syrian lập nên năm 1957, dành cho người dân Palestinian, trốn chạy chiến tranh Á Rập và Do Thái, sinh sống. Trước khi cuộc nội chiến Syria xãy ra năm 2011, tại đây có hơn một triệu người ở. Một số lớn người Palestinian gia nhập loạn quân, nổi lên chiếm quyền kiểm soát Yarmouk, số khác tiếp tục trung thành với quân Damascus của tổng thống Bashar al Assad. Họ tiếp tục đánh nhau cho tới ngày nay, trong đó giờ thấy có sự tham dự của một số nhóm quá khích như Jabhat al- Nursa cũng như hồi giáo quân ISIS. Đối phó với loạn quân, chính quyền Damascus, với sự tiếp tay của các nhóm võ trang Palestinian, chobao vây phong tỏa thành phố, đẩy thường dân vào giữa hai lằn đạn. Dân chúng sống tại đây, đang chết dần vì đói khát và LHQ đành thú nhận, không có cách nào khác hơn và nhanh hơn, để mang được thực phẩm cứu trợ vào Yarmouk.
    Theo lời quân lính ở Yarmouk, hiện có hai loại người đang còn kẹt lại bên trong thành phố, một là những người e ngại sợ mất nhà cửa tài sản hay quá nghèo để phải ra đi, hai là những người có thân nhân họ hàng là người đang cầm súng trong hàng ngủ loạn quân. Khó mà xác định đúng như vậy hay không nhưng theo LHQ, ước lượng có hàng ngàn người vẫn còn kẹt lại bên trong thành phố. Trận chiến tiếp diễn và điện không đủ dùng đã làm người dân còn lại không còn những thứ nhu yếu phẩm cần thiết cho họ. Đã vậy, đời sống thảm thương hơn nữa khi quân hồi giáo ISIS tiến chiếm Yarmouk đầu năm nay, quân ISIS đã giết chết người không theo họ ngoài đường phố, áp dụng luật lệ tàn độc của khủng bố trước khi rút về một vùng an toàn khác, trong thủ đô Damascus, nhưng sau khi quân ISIS bỏ đi, chiến trận tại Yamouk vẫn tiếp tục ác liệt và được xem là, khu đánh nhau tàn khốc nhất ở Syria, từng mỗi một tấc đất và từng mỗi một con đường.
   
    Quân theo phe chính quyền Syrian trấn ở tuyến đầu, thường nuôi giữ cả một bầy ngỗng với họ, để giúp họ phát hiện sớm việc địch quân định tấn công bất thình lình. Người có nhiệm vụ bắn sẻ, chiếm những chổ trên các cao ốc chưa bị sụp, che mấy tấm bạt ni lông khuất cửa sổ, để cầm chắc quân bắn sẻ của kè thù không thấy rõ họ. Chiến thắng hàng ngày, hàng tuần mà cả hai phe có được trong trận chiến ác nghiệt này là, khi chiếm được một hai cái cao ốc ở đây ở kia và chỉ thua mất hai ba cái ở chỗ nào khácm nhưng họ, người của hai bên, đều cho là họ đang trên đà thắng cuộc. Người võ trang Palestinian theo phe quân chính quyền Damascus, một lần nữa, nói với nhóm ký giả tây phương, anh ta tin rằng, họ chắc chắn sẽ giành lại toàn bộ thành phố Yarmouk trong một ngày rất gần đây, một cách tin tưởng. Nhưng chiến thắng, trong bất cứ định nghĩa nào đó, ở lúc này, vẫn còn là những gì mà cả hai phe chiếm được riêng cho họ mà thôi, ngay cả cho dù quân chính quyền có thắng đi nữa, thì cái giá mà họ có, chỉ là hoang tàn đổ nát.
   
    Trở lại với Yarmouk, trong cuộc chiến khốc liệt ở Syria hôm nay, có vài nơi bị tàn phá tan hoang, không còn thấy cảm giác của sự sống nhưng không có chỗ nào hơn thành phố Yarmouk, hay gọi đúng tên là trại tỵ nạn Palestinian Yarmouk. Để trả đủa sự tấn công của loạn quân, chính quyền Syrian đã cho dội đủ loại bom, và đại pháo xuống thành phố này, không cần phân biệt thường dân hay người cầm súng. Cái chết đến từng ngày từng đêm, một trong những người còn lại bên trong thành phố, trong một lúc nói chuyện vội vàng với ký giả, lắc đầu, “khi ông ta nhìn lên trời, chỉ thấy bụi và bụi mờ xám xịch, ông mở cửa ra, bắt đầu đi ra ngoài, la lên cho người láng giềng bên cạnh biết, người láng giềng thẹt lại, họ đã bị thương và người quen khác không nghe trả lời tiếng nào, người đó, đã đi về với Thượng đế rồi, với ông, họ đã là người tử vì đạo”.
    Tình hình ở Yarmouk được người ta nhắc tới một lần nữa, như cái tít trên trang đầu của báo chí thế giới, hôm một tháng tư năm nay, khi quân ISIS, tấn chiếm một vùng, cho phát động một cuộc tàn sát hàng loạt người, gây khiếp đảm và phẩn nộ trong dân chúng, rồi rút đi tới vùng khác, bỏ lại Yarmouk cho nhóm thân Al Qaeda, Jabhat al- Nursa cai quản. Đây chỉ là một trong những tang thương trút lên đầu thành phố Yarmouk vì cuốc chiến Syria, khoảng hơn 100 ngàn người thường sinh sống ở đó, giờ chỉ còn vỏn vẹn không quá 18 ngàn còn ở lại. Hình ảnh của thành phố Yarmouk vẫn như vậy, không khác gì lần ký giả tây phương đến đó vài năm trước, cũng quân chính quyền Damascus vây quanh, cũng đánh nhau từng căn nhà, góc phố một, phần lớn vào ban đêm. Bên nào tung hết súng đạn, cố giành một vài cao ốc trên đường, được xem là chiến thắng mặc cho thường dân vô tội kinh hoàng đau đớn giữa những đống gạch đá điêu tàn màu chết chóc. Người Yarmouk đang sống tuyệt vọng trong đói khát, nhưng LHQ không thể làm gì khác hơn được, có nhiều lúc, quân hai bên tham chiến tạm cho phép LHQ đến tiếp cứu, hay cho phép người bị kẹt chạy thoát ra, LHQ chỉ giúp người có thể trốn ra nhưng người ở lại, người còn kẹt bên trong cũng đành chịu.
    Tuy tuyệt vọng nhưng, người đàn ông Palestinian, nói với nhóm ký giả là “đây là Yarmouk, quê hương thứ hai của mình, ông sẽ không rời bỏ nhà cửa, bất cứ chuyện gì xãy ra, nếu họ tiếp tục bắn giết như họ đã làm thì ông sẽ chết thôi”. Ông nhớ lại đời ông, người tỵ nạn Palestinian, “ bỏ chạy khỏi Palestine khi vừa lên 7 tuổi, giờ ông sẽ không đi đâu cả, ngay nếu là 75 hay 76 tuổi già. Thành phố Yarmouk tựa như linh hồn của mình, ông đã gầy dựng cuộc sống bằng hai bàn tay trần, ông đã bưng từng cục đá, cục gạch một trên tay trên đầu từ làng xa, về dựng nên mái nhà cho gia đình, ông không quên nó được”.
   
    Tuy nhiên, bất chấp sự chống chỏi của ông, một trong những người ở lại, dường như không có gì có thể làm, để ngăn được Yarmouk trở thành một thành phố chết, hoang tàn và đổ nát. Hai bên đánh nhau, cứ tiếp tục giết nhau, giành từng một tấc đất tấc đường, trong bụi mù gạch đá nhưng không ai nghĩ tới cái chiến thắng cuối cùng mà họ sẽ có, một thành phố Yarmouk mà họ chiếm lại bằng máu, chỉ là một thành phố chết.

Thuyên Huy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...