Kính gửi Quý Thi Hữu và Các Bạn Yêu Thơ,
Kỷ
thuật thông tin tiên tiến và Internet ngày nay dù ở đâu cũng có thể
tiếp xúc và chuyện trò với nhau như
trong một phòng.
Nhờ
đó mà lâu nay huynh đệ chúng ta có cơ hội làm quen, thân thiện và
trao đổi thư từ xướng họa với nhau.
Trong
thú vui tao nhã này, luật đối gây cản trở cho chúng ta không phải ít.
Hôm
nay tôi muốn nhắc tới nó một chút và rất mong quý vị giàu kinh nghiệm
vui lòng bổ túc cho những thiếu sót.
Luật Đối
Luật đối là
tinh hoa của bài thơ Đường Luật. Nó đánh giá trình độ làm thơ của
tác giả và giá trị của bài thơ. Bài
thơ thất đối hoặc đối không hoàn hảo thì dù nội
dung có hay mấy cũng không thể gọi
là bài thơ Đường Luật được, mà gọi là bài
thơ Cổ Phong.
Trong bài
thơ Thất Ngôn Bát Cú câu 3 & 4 (Thực) và câu 5 & 6 (Luận) phải
đối nhau. Luật đối gồm có 3 loại:
1/
Đối Thanh : Dựa vào luật Bằng (B), Trắc (T).Cứ chữ câu trên B chữ câu dứoi theo
thứ tự phải T và ngược lại.Nhất, Tam, Ngũ vãn áp dụng
2/
Đối Ý :Đồng ý với tác giả. Ủng hộ ý tác
giả. bổ túc thêm cho ý tác giả.
:Trái ý, lập luận phản bác ý tác giả
3/ Đối Từ
:Phầnnày khó nhất trong thơ Đường vì nó là tinh hoa của bài thơ
và đo lường trình độ làm thơ của tác giả. Từ đối phải dung cùng
loại:
Danh từ đối với Danh từ
Động từ đv Động từ
Trạng từ đv Trạng từ
Tĩnh từ đv Tĩnh từ
Tiếng đôi đv Tiếng đôi
Cụm từ đv Cụm từ..vv
Dưới đây là bài thơ mời họa có đối ở THỰC và LUẬN
Mừng Anh Chị Hòa
Mừng cho anh chị Nguyễn Đình Hòa,
Có được đứa con đáng ngợi ca.
Học giỏi nhún nhường công chú bác,
Lương cao khiêm tốn đức ông bà.
Nặng tình hiến thận đền ơn mẹ,
Trọng nghĩa dâng xe báo hiếu cha.
Những kẻ hảo tâm trời tưởng thưởng,
Tương lai của cháu sẽ thăng hoa...
Khôi
Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét