Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

TRUNG CỘNG: CON BỎ LẠI NHÀ - CHA MẸ THA PHƯƠNG ĐI TÌM SINH KẾ

(Container cũ cho người nhập cư thuê tại Thượng hải)
   
 Cũng giống như hàng triệu người công nhân tha phương, Chen và vợ bỏ lại đứa con gái duy nhất ở quê nhà, khi họ rời nơi đó ra đi, tìm viêc làm ở  một thành phố phía nam tỉnh Guangzhou ba năm trước đây nếu tính từ ngày Tết này.
    Nhưng Chen, đã hơn một lần nghĩ rằng, làng Xiangxiang của anh, thuộc tỉnh Hunan, là nhà và quê mình, một nơi an bình cho đứa con gái chín tuổi sống với bà ngoại, nhưng cái suy nghĩ đó đang lần hồi mai một, khi anh nhận được tin khẩn nài anh giúp đở từ tháng 11 năm rồi. Đứa con gái anh liên tục gọi hai vợ chồng và van xin anh chị trở về nhà. Em bảo em không cảm thấy khỏe và luôn luôn bị khủng hoảng tinh thần và buồn phiền. Khi anh nghe em lập đi lập lại điều này, anh có linh cảm là đã có cái gì khác thường đây rồi. Cuối cùng trong nước mắt, đứa con gái của Chen cho biết em đã bị thầy giáo của em hãm hiếp rồi hắn cho em hai cuốn tập viết mới. Em là một trong năm đứa khác là nạn nhân của người thầy giáo này, tất cả đều dưới 14 tuổi và cùng học chung một trường, chuyện mà Chen chưa hề tưởng tượng là con trẻ lại bị hảm hại ở trường học.
    Theo con số thống kê của “Hội của những người phụ nử Trung Hoa” thì có khoảng 61 triệu đứa trẻ mà cha mẹ bỏ lại nhà khi đi làm phương xa khác. Độ 30 triệu trẻ em dưới 18 tuổi không có cha mẹ ở nhà và chừng 2 triệu trẻ em tự sống lấy mình, không người lớn chăm sóc trông coi. Đó là hậu quả đáng lưu ý một khi có hơn 250 triệu người rời bỏ các tỉnh nghèo đói đi làm đời công nhân hảng xưởng tại những thị trấn và thành phố miền biển. Những gia đình công nhân tha phương này chỉ gặp lại nhau vài hôm trong ngày Tết đến, bắt đầu ngày 31 tháng giêng như năm nay. Theo một số người quan sát hiện tình, thì những đứa trẻ như con gái của vợ chồng anh Chen, rất dễ trở thành mục tiêu cho bọn chuyên tính chuyện hiếp dâm. Theo Ye Jingzhong, tác giả cuốn “Sự khác biệt tuổi thơ: Con cái bị bỏ lại nhà tại các vùng nông thôn” thì, sự thiếu sót trong việc chăm sóc và trông coi của cha mẹ, cũng như thiếu tin cậy và sẳn sàng giám hộ của họ hàng đã là các trở ngại chính trong việc bảo vệ những đứa trẻ đó.
    Giá trị vật chất, dù nhỏ nhoi, cũng đã gây ra hậu quả tai hại ở các vùng nông thôn hẻo lánh, một khi không có cha mẹ chỉ dạy cho trẻ em điều đúng điều sai, cho nên các em rất dễ lọt vào cái bẫy dụ dỗ của bọn bất lương chỉ vì được cái bánh, cục kẹo hay cái điện thoại di động rẽ tiền mới chẳng hạn. Theo hảng tin “Tân Hoa Xã” của Trung cộng, các vụ tấn công tình dục xảy ra với trẻ em không cha mẹ ở quê nhà, chiếm đa số trong các bản báo cáo về tội bạo động tấn công người khác. Tại nhiều nơi, như vùng Huazhou, tỉnh Guangdong, 94% các trường hợp vi phạm đều có liên quan tới trẻ em không cha mẹ. Tân Hoa Xã cũng cho biết, nhà cầm quyền địa phương, nơi đứa con gái đi học đã được lệnh tổ chức các buổi họp công chúng, bàn thảo việc tăng cường sự giám thị trong trường và cải thiện đạo đức giáo chức. Trường học cũng cho điều tra các yếu tố gây ra chi việc tấn công tình dục và làm thế nào bảo đảm được sự an toàn của học sinh, đặc biệt là nử sinh.
    Thế hệ trẻ con bị bỏ lại nhà không ai chăm só, không chỉ là một vấn nạn của tội phạm hình sự nghiêm trọng như tấn công tình dục và gây quấy nhiễu người khác mà trong dài hạn, nó còn gây ra sự khủng hoảng tình cảm cả giới cha mẹ lẩn con cái. Nói với báo chí khi hỏi về chuyện bị cha mẹ bỏ lại nhà, đứa con gái 12 tuổi Xiaoli ấp úng nói rằng, em nuốn cha mẹ em có thể trở lại nhà trong mùa Tết, thế nào đi nữa em cảm thấy mình như là một gánh nặng không muốn có trong gia đình.  A-ying, một bà mẹ 33 tuổi, có hai đứa con bỏ lại tâm sự, cậu con trai không thích thú khi nhận điện thoại của bà gọi về. Lý do mà nó không thích vợ chồng bà ta vì nó cho rằng, hai người đã không lo lắng cho nó, nó không có được một sự chăm sóc chu đáo đàng hoàng. Sống chung gần bên nhau sẽ giúp tình cảm gia đình gần gũi và tốt đẹp hơn.
    Trở lại quê nhà, Chen cố gắng gần gũi với con hơn, lo lắng cho nó nhiều hơn vì nó đã bị quá nhiều khủng hoảng, thường xuyên trốn lánh trong nhà, tránh xa người lạ dù là người quen họ hàng với gia đình và khóc trong thầm lặng. Sau ngày Tết năm nay, Chen tính sẽ mang con gái mình đến Guangzhou, nơi anh ta đang làm công việc một người trang trí nhà cửa và vợ anh sẽ nghỉ việc để săn sóc cho con họ. Chen từ chối số tiền 10 ngàn nhân dân tệ “khoảng 1650 Mỹ kim” được xem là tiền bồi thường từ trường học của đứa con gái. Anh cũng rất tức giận vì giới chức thẩm quyền địa phương không chịu nhận lỗi và xin lỗi gia đình anh. Chen muốn, người thầy giáo hiếp dâm con gái anh phải chịu một bản án đúng theo tội trạng mà hắn đã gây ra. Theo tin của Tân hoa Xã, người thầy giáo này đã bị giam giữ từ tháng 12 nhưng tòa án ở đây chưa định ngày xét xử. Chen cho biế, anh định sẽ đến tận trường học sau mùa nghỉ Tết qua, làm lớn chuyện này khi kỳ học bắt đầu và người thầy giáo chưa bị tống vào tù ngục. Giờ thì không còn lời nói mà là hành động, anh sẽ dùng bạo lực để cầm chắc là những đứa trẻ khác không phải chịu số phận như con gái anh đã cam chịu.
    Bên cạnh hoàn cảnh của Chen, tại nhà ga xe lửa Bắc kinh, cũng là người bỏ lại con, đi tha phương tìm sinh kế, Zhou mang ba cái túi xách đầy ắp đồ đạc, chen lấn trong đám người trên vĩa hè chờ chuyến xe lửa về quê ngày cuối năm, chuyến xe của con đường dài cả ngàn cây số về lại nhà ở tỉnh Anhui. Zhou mệt mõi cho biết, cô cảm thấy rất vui vì cô đang đi về nhà, cô chỉ về một lần mỗi năm, cô muốn gặp lại mẹ cha và con mình vì cô nhớ nó quá. Giống như những người đi tha phương làm công nhân xa nhà, Zhou đến Bắc Kinh với mục đích kiếm tiền. Cô làm hai công việc, người phụ việc nhà ở hai chỗ và chồng cô làm cai thợ trong một xưởng máy. Lương hai vợ chồng kiếm được khoảng 1200 Mỹ kim một tháng, đủ để nuôi toàn gia đình ở quê. Zhou thật sự không thích thú gì đời sống ở đây, người đông chen chúc và làm việc tối tăm mặt mủi nhưng chỉ là chỗ, có cơ hội để kiếm tiền mà thôi. Người tha phương đến Bắc kinh làm công có mặt khắp nơi và khắp chỗ trong thành phố này. Họ lai chùi dọn dẹp nhà cửa, đẩy xe đi bán trái cây dạo, chiêng bánh nướng vĩa hè cho người qua đường ăn sáng vội vã tới sở làm, chùi rửa thùng rác trên lề  đường và nhiều thứ công việc tay chân khác. Dù gì đi nữa họ cũng đã đóng góp, dự phần vào sự sống của thành phố hơn 20 triệu người có tên Bắc kinh.
    Zhou ngậm ngùi, cô nhớ mấy đứa con quá, dường như không chỉ xa chúng nó một tháng hai tháng mà đã thật sự xa từng năm dài. Như vậy thời gian này đã tạo nên một khoảng cách to lớn trong tình cảm gia đình. Rồi không lâu nữa, sẽ có một ngày sum họp, có bữa ăn, có đốt pháo và những câu chuyện, nói cười với người quen, với bạn bè ở quê nhà nhất là được gặp lại gia đình sau năm dài xa cách.

    Nhưng đối với Zhou, chỉ có một ý nghĩ duy nhất là “mỗi một năm khi trên chuyến xe sắp về tới quê nhà, cảm thấy lòng vui mừng khôn xiết nhưng lúc chia tay trở lại Bắc Kinh, thì cô chỉ biết khóc trong nổi buồn vời vợi”.
(ảnh minh họa :người nhập cư đang làm việc)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...