Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

DÒNG THƠ NHỚ VỀ ĐÀ LẠT


        

NHỚ VỀ ĐÀ LẠT:
Xa x vng quê có l đâu,
Vy mà trn trc sut đêm thâu.
Đi thông reo gió, lòng luôn tưởng,
H nước giăng mưa, d mãi su.
Thác đ trng ngn - ngn ni nh,
Hoa cười tươi thm - thm nim đau!
Ai v Đà Lt cho tôi nhn,
Thương quá đi thôi, bc mái đu!
                                 Khôi Nguyên
Họa 1:   
XA RỒI ĐÀ LẠT ƠI!
Lâu ri Đà Lt chc còn đâu?
Thành ph mng mơ thc trng thâu.
                               Kìa Vi
n Trúc Lâm phong cnh đp,
N H Than Th mi tình su.
Mưa bay lt pht, khơi nim nh,
Thác đ m ì, khóc ni đau.
Xa cách bao năm tôi vn đi,
Thương hoài chn cũ mi tình đu!
                                 Nguyễn Cang

                 Họa 2:
ĐÀ LẠT LƯU DẤU
Đêm nm thao thc hướng v đâu,
Đà lt đâu đây hin dáng thâu.
Than Th mt h thơ n tích,
Xuân Hương sóng nước mch duyên su.
“Đồi thông” nhc nh tình đôi la,
“Hai mộ” ghi hình nổi đn đau.
“Đà lt” nghìn thương luôn mãi nh,
“Hoàng hôn”nhc cũ gợi duyên đu.
                                           HỒ NGUYỄN

ĐỒI THÔNG HAI MỘ
Đi cao nhàn nhã dáng hàng thông,
Hai m bên nhau tht m lòng.
Sng gi trn tình yêu ước hn,
Chết nm cnh m kết song song.
Gió thu ríu rít nghe bun thãm,
Chim hót u su gi nh mong.
Đông đến lnh lùng cơn giá rét,
Đi thông hai m m duyên nng.
                                 HỒ NGUYỄN (12-8-15)



HỌA
         Đồi Thông Hai Mộ
Đà Lt chuyn tình dưới gc thông,
Nghe qua cm thy rt chua lòng.
Môn đăng h đi, chia uyên thúy,
Giai cp sang hèn, cách núi sông.
Trc tr “trăm năm”không tht vng,
L làng “s kiếp” vân ch mong.
i thông hai m"gương nhân thế,
Duyên ép my ai được m nng?
                                        Khôi Nguyên


HỒ THAN THỞ
Mt h ánh nng chiếu lung linh,
Than th li lưu du cuc tình.
Ngày y chung đôi ghi th ước,
Bây gi đơn l dáng h xinh.
Chàng Tùng hút bóng Mai Nương đi,
Nàng đm h sâu kiếm bóng hình.
Mây trng thu v vươn dáng xám,
Li ai than th thoáng lung linh.
HỒ NGUYỄN
HAI CÂU CHUYỆN MỘT CUỘC TÌNH
Hai chuyn in nhau mt cuc tình,
Tình chung nghĩa thy vn kiên trinh.
Mt h nước đng tình không chuyn,
Thông ngã rng kêu nghĩa vng gìn.
Hai nm m nm in dáng đp,
Mt h than th gi tình xinh.
Mai Nương gn bó bên Tùng mãi,
Nàng Tho cùng Tâm gi trn tình.
HỒ NGUYỄN (14-8-15)

SỰ TÍCH HAI CÂU CHUYỆN:
1- Hồ than thở: Theo truyền thuyết: Nơi đây gắn liền với câu chuyện tình của Hoàng Tùng và Mai Nương. Chuyện xảy ra vào thế kỷ 18, khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi bọn xâm lược nhà Thanh, vào thời Lê Chiêu Thống (khoãng năm 1789) trai tráng khắp nơi hưởng ứng, trong đó có chàng thanh niên Hoàng Tùng. Trước khi chia tay, hai người rủ nhau ra bên bờ hồ than thở hẹn thề. Chàng hẹn đến mùa xuân - khi hoa mai anh đào nở - sẽ đem tin thắng trận trở về.
       Sau đó, ở nhà, nàng Mai Nương nhận được tin Hoàng Tùng tử trận nên nàng tuyệt vọng, đã quyết định gieo mình bên dòng suối tự trầm. Nhưng trớ trêu thay, đến giữa mùa xuân Hoàng Tùng thắng trận trở về, hối hã đi tìm người yêu nhưng chàng vô cùng đau buồn khi biết người yêu đã chết. Cảnh cũ còn đây nhưng người yêu đã mất, chàng đau khổ đến tận cùng nên gieo mình xuống hồ nước chết theo nàng Mai Nương để minh chứng cho lòng chung thủy sắt son. Cảm thương đôi trai gái bạc mệnh, rừng thông rì rầm khúc nhạc bi ai. Từ đó hồ có tên là Than Thở cho đến ngày nay.
        Vào thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đặt tên cho hồ nầy là “Lac des Soupirs”, là hồ thì thầm từ khu rừng bên cạnh, sau nầy là rừng thông, cũng có nghĩa là tiếng thì thầm than thở. Sau nhiều thời gian thay đổi tên gọi khác nhau, cuối cùng cho đến nay hồ vẫn lấy lại tên HỒ THAN THỞ như cũ.
2- Đồi thông hai mộ: Sự tích là chuyện có thật đã xảy ra như sau:
        Người con trai tên là Tâm, con của một đại điền chủ ở tỉnh Gò Công, Nam phần VN. Vì là con một nên cha mẹ chàng bắt chàng có vợ sớm để có con nối dõi tông đường. Chàng vì một phần chưa muốn có gia đình, phần khác lại không muốn làm cha mẹ buồn nên lén đầu quân vào trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Thời gian học ở đây, chàng có quen một người con gái gia đình là công chức, cô gái tên là Lê thị Thảo, con một gia đình nghèo. Hai người tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết, hẹn biển thề non. Ra trường, Tâm về xin cha mẹ trầu cau cưới hỏi nàng Thảo. Nhưng chàng Tâm gặp phải sự cản trở quyết liệt của gia đình vì quan niệm môn đăng hộ đối. Cha mẹ chàng bắt chàng đi cưới người con gái khác mà chàng không hề yêu mến. Vì lẽ đó, Tâm đã xin chuyển đến một đơn vị chiến đấu vùng tuyến đầu lửa đạn.
         Từ khi Tâm rời trường Võ Bị ra chiến trường, Thảo vô cùng đau khổ khi biết cha mẹ Tâm không chấp nhận chuyện của hai người và còn thêm nổi buồn lo cho người yêu đang vì mình mà lao vào tuyến đầu lửa đạn nên dù cha mẹ hết lòng khuyên lơn, dù không biết bao nhiêu người mối mai dạm hỏi, nàng cứ một mực đợi chờ chàng trở lại. Những cánh thư từ chiến trường gửi về bây giờ là niềm vui, là lẽ sống của nàng.
        Cho đến một ngày kia, nàng nhận được tin báo tử từ chiến trường gửi đến. Quá buồn rầu nàng lâm trọng bệnh và sau đó mất. Trước khi mất, trong một lá thư tuyệt mạng đề ngày 15-3-1956, nàng xin người nhà chôn nàng trên đồi thông, nơi mà trước kia hai người thường hẹn nhau tâm sự.
        Nhưng thật ra Tâm không chết - người ta đã nhầm lẫn khi gởi giấy báo tử. (Thật là căn số, định mệnh). Khi trở về Tâm mới hay là Thảo đã chết và được chôn trên đồi thông vi vu gió ngàn, lưu nhiều kỷ niệm của hai người. Vì quá đau buồn, Tâm xin trở vào vùng lửa đạn và đã hi sinh trong một trận giao tranh ác liệt. Trong thư còn lưu lại trong chiếc ba lô mà chàng luôn mang theo, Tâm có ghi ý nguyện của mình là nếu chàng có tử trận thì xin được chôn xác bên cạnh mộ người yêu tên Thảo bên đồi thông Đà lạt.
        Do đó, sau khi tử nạn xác của Tâm được chôn cạnh mộ của Thảo, song song nhau. Từ đó, người ta gọi vùng nầy là ĐÔI THÔNG HAI MỘ.
        Sau năm 1975, gia đình Tâm quật mồ cải táng đem về chôn tại quê nhà ở Gò Công. Dân chúng quanh vùng Đà lạt, vì mến yêu tình thủy chung của đôi tình yêu “Tâm Thảo” nên xây lại ngôi mộ giống như trước đây để kỷ niệm dù thực tế chỉ còn lại hài cốt của nàng Lê thị Thảo. Nhưng mọi người tin có lẽ hồn họ vẫn ở bên nhau.
            
                                                     THÁC CAM LY
Suối tóc Cam Ly tõa sáng ngời,
                              Ru hồn du khách khắp muôn nơi.
                              Ngã mình suối vuốt khe ghềnh ngách,
                              Ưỡn ngực tung thân giỡn nắng trời.
                              Lấp lánh mượt mà vươn sóng đẹp,
                              Lung linh mát dịu rót nhung lơi.
                              Cam Ly mãi khắc ghi niềm nhớ,
                              Thắm mượt xoa tan cái nóng đời.
                                     HỒ NGUYỄN (16-8-15)

                                         
THÁC CAM LY:
          Thác Cam Ly chỉ cách khu Hòa Bình khoảng 2 kí-lô-mét về phía tây, gần cuối đường Hoàng Văn Thụ. Đây là thác nước gần trung tâm thành phố Đà Lạt nhất.

          Thác Cam Ly được giải thích khác nhau theo 2 truyền thuyết:
          1- Theo lời kể của ông Cil Long ở xã Tà Nung: Trong thời kỳ xa xưa, thác Cam Ly có tên gọi là Liang Sra. Gần thác có một buôn của người Lạch nằm ở đường Ma Trang Sơn, Yagut, Trần Bình Trọng, Lê Lai và Hoàng Diệu ngày nay. Chủ làng là ông Yagut Hamon có người con trai là Dam M’Ly hay Mon M’ly. Vì chống Pháp, bọn thực dân đã trừng phạt Dam M’Ly một cách rất tàn nhẫn. Chúng trói Dam M’Ly bên bìa rừng, cạnh tổ kiến và tổ ong cho tới khi nào Dam M’Ly chịu khai ra và hàng phục, nhưng anh đã cắn răng chịu đựng nhưng cơn đói cồn cào, những cơn đau nhức nhối, một mực không khai ra. Anh không hề kêu cứu, van xin, chỉ nhìn trân trân vào đám thực dân gian ác. Ngày nắng, đêm sương làm cơ thể Dam M’Ly nhão mềm, rồi Dam M’Ly tắt thở, từ trần. Người cha già thương con, bất chấp họng súng của kẻ thù, tiến đến ôm xác con và khóc như hổ gầm, voi rống, rồi chết cùng đứa con. Từ đó bà con dân tộc K’Ho của vùng Đạ Lạch (gốc của chữ Đà lạt ngày nay) gọi thác Liang Sra là Liang Mon M’Ly. Qua quá trình biến đổi ngữ âm, từ Mon M’Ly được chuyển thành Cam Ly. Hiện nay, tại thác Cam Ly có một ngọn đèn thần Bân làm bằng bê tông giả cây và giữa thân cây có khắc tên Mon M’Ly và Dam M’Ly.  
2-  Còn theo lời kể nữa của ông Dagut K’Mlơi ở xã Lát, thì khi chuyên viên trắc địa (đo đạc đất đai) người Pháp hỏi ông già làng tên K’Mlơi rằng thác nước tên gì, ông tưởng hỏi ông tên là gì nên vội trả lời: “K’Mlơi”. Người Pháp ghi K’Mlơi là Cam Ly. Từ đó, danh từ Cam Ly được Pháp dùng để gọi tên thác và dòng suối Cam Ly, lưu truyền luôn đến nay.
       Thác Cam ly không ồn ào, hung dữ. Dòng nước chảy nhẹ nhàng, êm ái qua thác ghềnh đá hoa cương tựa như mái tóc buông xỏa của một thiếu nữ. Một chiếc cầu bắc ngang dòng suối để du khách đi từ bên này sang bên kia suối, chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của dòng thác và khung cảnh xung quanh. Những nhà dù lợp tranh trông hoang dã để du khách nghỉ chân và ngắm những hạt nước bắn tung tóe, lấp lánh như những hạt pha lê dưới ánh mặt trời. Du khách có thể cưỡi ngựa, chụp hình, dạo cảnh vòng quanh thác.

   THUNG LŨNG TÌNH YÊU
          Thung lũng tình yêu ca chúng mình,
          Hòa cùng mây bc gia tri thinh.
          Xanh rn thãm c ôm đi thm,
          Mát rượi hàng thông gói mãnh tình.
          Phng lng h xanh vươn nước thm,
          Êm đm ánh sáng chiếu hình xinh.
          Gió đưa tay vut hàng thông mát,
          Ôi! Đp làm sao thung lũng tình!
                                                      HỒ NGUYỄN (17-8-15)                     

 
 
THUNG LŨNG TÌNH YÊU:       Như một nét đặc trưng ở Đà Lạt, Thung lũng tình yêu thực sự là điểm đến của nhiều du khách muốn thưởng ngoạn cảnh trí tuyệt đẹp và thơ mộng của tạo hóa ban tặng cho loài người. Nơi đây có những bãi cỏ xanh mướt một màu, hồ nước uốn lượn như chú rồng nhỏ đang cuộn mình ôm lấy những quả đồi nối tiếp nhau rợp mát bóng thông xanh. Trong khu du lịch này, đồi Địa Đàng là địa điểm lý tưởng nhất được tạo nên bởi hồ nước trong vắt bao quanh. Từ đây, bạn có thể ngồi một mình, đưa hồn say mê ngắm nhìn mặt nước đang phẳng lờ bình thãn hay nhẹ rung mỗi khi có một chú cá ngoi lên đớp mồi…
       Từ trên đồi cao nhìn xuống, Thung lũng tình yêu hiện ra tựa như một bức tranh thủy mặc tuyệt vời của người nghệ sĩ tài hoa với những nét chấm phá sắc sảo, những gam màu tươi tắn…làm say đắm lòng người.
       Nếu có người yêu bên cạnh, bạn có thể chỉ vầng mây bạc lững lơ trên nền trời, in xuống nước những bóng dáng êm đềm, hòa chung vẻ yên tỉnh nhẹ nhàng của đôi tim hòa chung một nhịp và nói “Anh yêu em”.
       Ôi! Thật là thơ mộng làm sao!                            

 Tổng hợp : Hồ Nguyễn

       






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...