Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: ĐKN
Có những chứng cứ cho thấy những nền văn minh thời tiền sử cũng cấp tiến như nhân loại hiện đại — hoặc có thể còn tiến bộ hơn.
Những bằng chứng này có thể làm đảo lộn những điều mà các nhà khoa học của chúng ta vẫn hằng tin tưởng. Cũng không quá ngạc nhiên khi lịch sử khoa học đã chứng minh rằng nền khoa học đã không biết bao nhiêu lần sai bẽ mặt.
Những sự thay đổi có tính hệ thống về luận thuyết khoa học luôn làm nảy sinh những cuộc tranh cãi không ngừng. Những phát hiện sau đây vẫn đang còn trong vòng tranh luận, nhưng một số khoa học gia vẫn bảo lưu rằng đó là những chứng cứ không thể chối cãi được và từ hàng chục ngàn năm trước, hay thậm chí từ nhiều triệu năm trước, con người trên trái đất đã có kiến thức và văn hóa tương đương với nhân loại hiện nay.
1. Một lò phản ứng hạt nhân 1.8 tỷ năm trước
Năm 1972, một nhà máy ở Pháp đã nhập khẩu một loại quặng uranium từ Oklo, nước Cộng hòa Gabon ở Châu Phi. Đáng ngạc nhiên là loại uranium này đã được qua chiết luyện.
Họ phát hiện ra địa phương này là một lò phản ứng hạt nhân tiên tiến cỡ lớn đã qua sử dụng từ 1.8 tỷ năm trước và được vận hành khoảng 500 ngàn năm.
Các nhà khoa học đã đến Gabon để điều tra nghiên cứu và nhiều người giải thích rằng đó là một hiện tượng kỳ diệu, nhưng tự nhiên.
Tiến sỹ Glenn T. Seaborg, nguyên lãnh đạo Hội đồng Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ và là người đạt giải Nobel do có những thành tựu khoa học về tổng hợp các nguyên tố nặng, đã giải thích vì sao địa phương này không thể nào được hình thành do hiện tượng tự nhiên, và vì thế nó phải là một lò phản ứng hạt nhân do con người chế tạo nên.
Để uranium “nổ” trong một phản ứng, cần phải có những điều kiện rất chính xác.
Thứ nhất, nước phải cực kỳ tinh khiết. Phải tinh khiết hơn rất nhiều lần nguồn nước tự nhiên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Chất U-235 là nguyên tố tối cần thiết cho một phản ứng hạt nhân. Nó là một trong những chất đồng vị được tìm thấy trong uranium tự nhiên.
Một số chuyên gia về phản ứng hạt nhân đã cho biết, uranium tại Oklo không đủ giàu hàm lượng U-235 để tạo ra một phản ứng tự nhiên.
Hơn nữa, có vẻ như lò phản ứng này tiến bộ hơn bất kỳ nhà máy nào mà chúng ta ngày nay có thể xây dựng được. Nó dài vài dặm và ảnh hưởng nhiệt độ đối với môi trường chỉ giới hạn trong phạm vi 40m ở tất cả các mặt. Chất thải phóng xạ vẫn được cản lại bởi những nguyên tố địa chất ở xung quanh và không lan ra ngoài khu vực gây nổ.
2. Hòn đá ở Peru thể hiện một kính thiên văn cổ đại và trang phục theo lối hiện đại
Chúng ta cho rằng Galileo Galilei đã phát minh ra kính thiên văn vào năm 1609. Tuy nhiên, một hòn đá được cho là đã được chạm khắc vào khoảng 65 triệu năm trước, miêu tả về một người đang cầm kính viễn vọng và quan sát tinh tú.
Khoảng 10 ngàn hòn đá ở Bảo tàng Cabrera tại Ica, Peru, thể hiện những người tiền sử đội mũ, mặc áo và đi giầy. Các tảng đá mô tả những cảnh tượng tương tự như cấy ghép nội tạng, phẫu thuật hộ sinh, và truyền máu — và có một số hòn đá còn điêu khắc hình tượng khủng long.
Trong khi có một số người nói rằng những hòn đá này là giả, Tiến sỹ Dennis Swift, người nghiên cứu khảo cổ học tại Đại học New Mexico, đã viết trong cuốn sách của ông tên là “Những bí mật về các Hòn đá Ica và những đường vẽ Nazca” đã minh chứng rằng những hòn đá này có trước thời kỳ Columbus khám phá ra Châu Mỹ.
Ông Swift cho biết, một trong những nguyên nhân khiến người trong thập niên 1960 tin rằng những hòn đá là giả vì vào lúc đó, người ta tin rằng khủng long đi lại kéo lê đuôi, nhưng những hòn đá này lại miêu tả rằng khủng long có đuôi vểnh lên, và vì thế chúng bị coi là không chính xác.
Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó cho thấy rằng khủng long di chuyển với đuôi vểnh lên, giống như mô tả trên các hòn đá.
3. Văn minh tiên tiến với những bức tranh trên vách đá
Hang động La Marche ở trung tâm phía tây nước Pháp có những bức vẽ từ trên 14 ngàn năm trước về những người để tóc ngắn, cắt tỉa râu gọn gàng, mặc quần áo Tây phục, cưỡi ngựa và ăn mặc theo kiểu dáng hiện đại–khác xa với những y phục da thú mà chúng ta thường tưởng tượng.
Những bức họa này được xác thực vào năm 2002. Các nhà khảo sát, chẳng hạn như Michael Rappenglueck ở Đại học Munich, nhấn mạnh rằng những tạo tác quan trọng này đơn giản là bị khoa học hiện đại phớt lờ.
Rappenglueck đã nghiên cứu những kiến thức cấp tiến về thiên văn của người Palaeolithic (thời kỳ đồ đá). Ông viết: “Đã từng có thời gian nó đã được mạng lưới truyền thông (dưới dạng in ấn, thiết bị nghe nhìn, truyền thông điện tử và những chương trình về thiên văn) mặc sức sử dụng để nâng cao nhận thức về thiên văn sơ khai (cũng như toán học sơ khai và nhiều khoa học sơ khai khác) trong thời kỳ Palaeolithic.”
Một số hòn đá ở hang La Marche được trưng bày tại Bảo tàng Nhân loại tại Paris, nhưng những bức họa miêu tả rõ ràng chân dung người tiền sử với tư duy và văn hóa tiến bộ thì không được trưng bày.
Khi những bức họa từ hơn 30 ngàn năm trước lần đầu tiên được phát hiện trong các hang động ở Châu Âu vào thế kỷ thứ XIX, chúng thách thức những hiểu biết thông thường về thời kỳ tiền sử. Một trong những người phản bác nhiều nhất đối với phát hiện này, Emile Cartailhac, đã thay đổi quan điểm trong những thập niên sau đó, hơn nữa còn trở thành người tiên phong trong việc chứng minh những bức họa này là chân thực và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chúng.
Ông hiện nay được xem là người đã mở đường cho những nghiên cứu về nghệ thuật hang động.
Những bức họa đầu tiên được phát hiện bởi Don Marcelino Sanz de Sautuola, một quý tộc Tây Ban Nha, và con gái ông, Maria, vào năm 1879 ở động Altamira. Chúng biểu hiện một sự phức tạp ngoài sức tưởng tượng.
Nhưng khi ấy phát hiện này đã bị gạt bỏ, mãi cho đến đầu thế kỷ thứ XX khi Cartailhac công bố một nghiên cứu về những bức họa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét