Chung quanh Đền
Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh có bốn cặp Kim Mao Hẩu. Mỗi cặp ở mỗi cửa hông
bên nam và bên nữ Cửu Trùng Đài; hai cặp ở thềm bên trái, bên phải lên Bát Quái
Đài. Vậy Kim Mao Hẩu là gì?
Kim
Mao Hẩu
Kim là vàng; Mao là lông; Hẩu là loại
thú cùng loài với con sư tử.
Kim Mao Hẩu (The
sacred yellow lion) là con sư tử lông màu vàng chỉ có nơi cõi thiêng liêng.
Kim Mao Hẩu,
nói tắt là Kim Hẩu, là con vật chỉ có nơi cõi thiêng liêng, không có nơi cõi
trần. Trong bài Kinh tụng Cửu của Đạo Cao Đài có câu:
“Cỡi
Kim Hẩu đến Tịch San”.
Đẩu vân nương phép Niết Bàn đến xem”
(Kinh Đệ Bát Cửu)
Trong Phật
giáo, Kim Mao Hẩu được gọi là Kim Mao Sư Tử. Kinh Phật nói: “Chỉ thấy trong áng
mây ngủ sắc, Ngài Văn Thù Bồ Tát cỡi con sư tử lông vàng bay tới”.
Đức Từ Hàng Bồ
Tát cũng cởi Kim Mao Hẩu. Con Kim Mao Hẩu của Ngài là học trò của Thông Thiên
Giáo Chủ đã tu luyện thành người, xưng hiệu là Kim Hoa Tiên, bị Đức Từ Hàng
thâu phục trong trận Vạn Tiên, cho hiện lại nguyên hình.
Tại Đền Thánh Tòa
Thánh Tây Ninh, nơi Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài, mỗi bên có hai cầu thang từ
bên ngoài đi lên. Mỗi cầu thang có đắp hình hai con Kim Mao Hẩu đứng day đầu ra
trong tư thế giữ cửa.
Khi Đức Hộ Pháp
trấn thần 8 con Kim Mao Hẩu nầy, Đức Ngài có nói: “Con Kim Mao Hẩu rất mạnh
khỏe, tượng trưng cái năng lực tinh thần của người tu, nhờ nó mà qua các từng
Trời và trở về cùng Đức Chí Tôn”.
Nếu để ý,
người ta sẽ thấy:
-
Bốn con hai bên cầu thang lên Bát Quát Đài đều là bốn
con đực.
-
Hai con nơi thang lên Cửu Trùng Đài nữ phái đều là con
đực.
-
Hai con nơi thang lên Cửu Trùng Đài nam phái đều là con
cái.
Tại sao? Đó là thể hiên thuyết
“Âm Dương hiệp nhứt”.
Còn tại sao cầu
thang lên Bát Quái Đài không có cửa vào? Vì không ai có thể vào thẳng Bát Quái
Đài, nơi Chí Tôn ngự mà không vào cửa Đạo và qua con đường tu đi từ bước một
trong 9 bước Cửu phẩm Thân Tiên để về cùng Thượng Đế và Chí Tôn là ngôi Dương
nên bai bên Bát Quái Đài không có Kim Mao Hẩu cái.
Thuở nhỏ, Đức
Hộ Pháp có xuất chơn thần đi lên Bạch Ngọc Kinh thấy có 8 con Kim Mao Hẩu giữ
cửa Bạch Ngọc Kinh. Ngài có hỏi xin Đức Chí Tôn cho đem về giữ nhà, Đức Chí Tôn
hứa sẽ cho.
Do đó, sau nầy
khi cất Đền Thánh xong, Đức Hộ Pháp cho làm hình 8 con Kim Mao Hẩu trấn giữ bốn
cửa nơi Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài, để không cho ai có thể dùng bạo quyền mà
phá hại Tòa Thánh, bởi vì Tòa Thánh là Bạch Ngọc Kinh tại thê. Thế nên lúc bạo
quyền Pháp cai trị nước ta, chúng âm mưu đặt bom dưới hầm nền Tòa Thánh toan
pháp sập ngôi Bạch Ngọc Kinh tại thế nầy nhưng đều hoàn toàn vô hiệu. Ngay cả
dưới thời Ngô đình Diệm, chánh quyền cố mua chuộc lén lút đem Thánh giá vào
thay thế quả Càn Khôn để biến ngôi đền linh thiêng nầy thành nơi riêng cho Công
giáo cũng bất thành. Hai sự việc xãy ra trong lịch sử Đạo chứng tỏ phép Trấn
Thần của Đức Hộ Pháp thật linh diệu, cao siêu không tà quyền nào có thể xâm
nhập được.
Cũng cần nói
thêm, nơi cửa nam nữ bên hông vào Đên Thánh gọi là cửa tử chỉ dành cho quan tài
Chức sắc từ hàng Thánh trở lên vào ngay nơi quì cúng của phẩm Giáo Hữu để hành
lễ tuyên dương công nghiệp cho các Chức sắc qui thiên. Thánh Thất không được
gọi là Tiểu Bạch Ngọc Kinh mà chỉ là ngôi thờ cúng Chí Tôn tại địa phương mà
thôi nên không được đắp hình cột rồng, làm nền có chín cấp, hình Kim Mao Hẩu
tại cửa hông như ở Tòa Thánh. Bản vẽ Thánh Thất mẫu địa phương đã được Hội
Thánh từ xưa chỉ rõ, qui định từng chi tiết, có ý nghĩa hết sức cao siêu, huyền
diệu, không được đem sửa cãi, thay đổi theo ý riêng, mà phải mang trọng tội.
Năm 1970, Hội
Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh đã ban hành Bảng quy định trang trí nội
ngoại dung Thánh thất tân tạo địa phương gồm 14 điều quy định như sau:
1. Thánh Thất địa phương cất theo kiểu duy nhứt về
hình thức bên ngoài bản đồ số 3 của Hội Thánh Lưỡng Đài đã chấp thuận trong Vi
Bằng số 9 ngày 4 tháng 3 năm Canh Tuất (DL: 09 tháng 4 năm 1970) nhưng lớn
nhỏ tùy theo châu vi phần đất. Còn việc trang trí nội dung, toàn Hội đề nghị
những chi tiết ghi chú nối tiếp sau đây:
2. Chấp thuận cho đắp hình Di Lạc trên nóc Hiệp Thiên Đài.
3. Chấp thuận cho đắp hình Ông Thiện và Ông Ác như ở Đền Thánh.
4. Không chấp thuận đắp hình Quyền Giáo Tông và Bà Nữ Đầu Sư ở các Thánh Thất.
5. Không chấp thuận đắp hình: Sĩ, Nông, Công, Thương,
Ngư, Tiều, Canh, Mục trên bao lơn đài, chỉ được vẽ bông y trong họa đồ.
6. Chấp thuận có hình Tam Thánh
cũng như ở Đền Thánh, nhưng phải vẽ cho giống.
7. Nơi ngai Hộ Pháp, chỉ thờ chữ Khí, không được đắp Thất
đầu xà và hình tượng Hộ Pháp và Thượng Phẩm như ở Đền
Thánh.
8. Không chấp
thuận đắp cột rồng và làm 9 nấc Cửu Trùng Đài như ở Đền Thánh, chỉ được làm
plafond dù không có hình lục long.
9. Hai bên hông Cửu Trùng Đài đắp hình chữ THỌ, không
được đắp hình Thiên Nhãn và bông sen
như ở Đền Thánh.
10. Trên diềm Bát Quái Đài đắp bông dây, không được
đắp hình Tam giáo, Tam trấn, Bát Tiên và Thất Thánh.
11. Chấp thuận cho đắp cột rồng ở Bát Quái Đài mà
thôi.
12. Không chấp
thuận hai bên hông đắp hình Kim Mao Hẩu như ở Đền Thánh.
13. Trên nóc Thánh Thất làm y trong họa đồ, không có
hình Long mã và ba vị Cổ Phật.
14. Không chấp thuận mái hiên chung quanh Thánh Thất
đắp dây nho, chỉ làm y theo họa đồ.
Nếu nơi nào bất tùng luật lịnh nầy, Hội
Thánh Tòa Thánh Tây Ninh không nhìn nhận Thánh Thất đó và rút giấy phép không
cho làm Lễ Khánh thành./-
(Thánh Lịnh qui định năm 1970).
Tài liệu tham khảo: Cao Đài
Tự Điển (HT.Nguyễn văn Hồng)
Hồ Xưa nghiên cứu tài liệu
thêm và trình bày bổ sung____________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét