Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Rumani: Những Người Sống Dưới Đường Cống Của Thành Phố Bucharest

Chuyện Thế Giới Trong tuần
Thứ Hai 25/01/2016
 
    Đã có một thời được gọi là “Ba Lê phương đông”, Bucharest, thủ đô của Rumani, là thành phố của những lâu đài cỗ kín Baroque, kiến trúc tuyệt tác và những đại lộ cây dài bóng mát nhưng không ai biết rằng, ở bên dưới mặt đất của nó là một thành phố thứ hai, chưa có người du khách nào được thấy, đó là một “vương quốc” đầy bí ẩn của những người bụi đời, vô gia cư và nghiện ngập ma túy, sống chen chúc nhau trong các đường cống rảnh chằng chịt, không cần biết ngày mai ra sao.
  
     Người sống dưới những đường cống ngầm này, phần lớn còn trong tuổi thanh niên hay trung niên, đều mắc phải bệnh liệt kháng HIV và một phần tư trong số đó bị bệnh lao phổi. Để chống lại cái lạnh buốt khắc nghiệt của trời đất, họ không còn có cách nào khác hơn là ôm các ống dẩn nước nóng và hít hơi nước sơn để có được chút hơi ấm cho mình.  Người đượx xem là thủ lảnh của nhóm, có biệt hiệu là Bruce Lee, tên mà ông ta có từ kết quả của những trận đánh đấm nhau trên đường phố Bucharest, Bruce Lee vừa là một người cha, một người dẩn dắt và một tên chuyên buôn bán ma túy cho họ nhưng với họ, Bruce Lee cũng là người đã đem đến cho họ sự an toàn, từ nơi ăn chốn ở đến sự sống còn. Nhóm người này, tự đặt tên gọi là “những đứa con của cống rảnh Bucharest”, phần lớn đã sống ở đây, từ những ngày chế độ cộng sản Rumani sụp đổ hơn hai thập niên trước.
   
    Người ký giả dài truyền hình số 4 của Pháp, đứng bên lề đường, phía bên kia nhà ga Bắc Bucharest, giữa cơn mưa lớn, kiên nhẩn chờ được Bruce Lee mời xuống thăm địa đạo của họ. Người ta có thể đi du lịch khắp nơi, khắp chỗ, trong vùng cộng đồng Âu châu, từ nhà ga này nhưng chuyến đi thăm nhà của Bruce Lee, chỉ cách đây vài ba thước đường. Khi chế độ Ceausescu sụp đổ, đã có hàng ngàn đứa trẻ mồ côi do nhà nước cộng sản Rumani nuôi dưỡng, trở thành người vô thừa nhận, lối vào của cái thế giới dưới mặt đất này chỉ là một cái lổ nhỏ, nằm dưới lề đường, chỗ xe cộ qua lại trước cổng nhà ga, thường thì cứ xế chiều là họ bắt đầu chui lên, như những người chết đội mồ sống lại từ huyệt lạnh, hòa nhập trong giòng người, xe cộ trên các đường phố.

    Trong nhóm họ, có một đứa con trai tên Nico, trạc chừng mười hai tuổi, nó đồng ý mang giùm lời yêu cầu cho gặp ông thủ lảnh Bruce Lee của người ký giả xuống đường cống. Ở đây, ai cũng biết dưới địa đạo này, không ai được phép đến, nếu không có sự đồng ý của ông ta. Vài tiếng đồng hồ sau, thằng nhỏ trở lên, với lời nhắn là Bruce Lee vui vẻ chịu gặp người ký giả ở dưới đường cống. Theo sự hướng dẩn của thằng Nico, người ký giả ngã người nằm xuống đường, chui sát vào cái lổ nhỏ, vừa đủ chun vào đầu đường cống, tối om và buốt lạnh một màn sương khói tỏa. Khúc đườn hầm cũ này là một phần kiến trúc trung tâm của hệ thống sưỡi ấm do nhà độc tài Ceausescu ra lệnh thiết lập, vừa qua khỏi phía đầu đường cống, người ta có thể ngữi được mùi hôi của nước sơn có tên là Aurolac tràn lan, do nhóm người nghiền ma túy hít vào thở ra, từ các bao ni long đen đúa, rồi kế tiếp là tiếng nhạc kích động cực mạnh, chát chúa, vì âm thanh vọng vào thành vách xi măng, giây điện chẳng chịt theo chân người ký giả, cho tới khu nhà ăn ở đầu tiên, mà người ở đây gọi là văn phòng làm việc. Ở một góc xa hơn, một cô gái với cái ống chích giữa hia chân dang rộng, một đứa bé trai nhỏ ngậm tòn ten cái bao ni long nước sơn trên miệng, mắt nhắm mắt mở, một nhóm khác, bốn năm người trên đường đến cái quầy bán đồ, người trung niên đi phía sau là Bruce Lee, thủ lảnh của số người sống dưới “vương quốc đường cống” này, tay chân ông ta đeo toàn là dây xích, dây nịt treo lủng lẳng không biết bao nhiêu là chìa khóa, ống khóa, huy chương cũ kỹ gì đó, tay và bụng xâm đầy hình chữ và cả chục vết thẹo sâu chắc cũng đã có từ lâu lắm.
   
    Bruce Lee bán mỗi một túi đựng nước sơn Aurolac giá 50 xu Anh và chích mê-tha-đôn hay hê-rô-in nếu muốn, trong cái tủ kiếng đựng thuốc, có hình của thằng con trai tên Nico, mà người ký giả đã gặp ở miệng đường cống, nhờ liên lạc với Bruce Lee. Sau khi cúi người thấp đi qua chừng vài phút là đến gian phòng thứ hai, đây là phòng ngủ của Bruce Lee, ông chỉ tấm hình đứa bé trai, mặc quần ngắn, là ông ta khi còn nhỏ, bị mẹ bỏ sau khi sinh ra vài ngày trong bệnh viện, nhân viên bệnh viện đem ông vào nuôi trong cô nhi viện cho tới ngày cộng sản Rumani sụp đổ, Bruce Lee đã sống dưới đường cống này khi còn là một đứa bé với nhiều đứa khác nhưng hiện giờ số đó đã chết. Khu kế tiếp được họ gọi là “khách sạn”, đi lần từng phòng một, người ta thấy nhiều tranh ảnh cũ kỹ treo trên thành cống, một phòng có máy truyền hình màu và tượng đức Mẹ kê phía trên, phòng khác lát đầy cỏ nhân tạo. Những ngày đông, khu “khách sạn” đầy nghẹt người nhưng chiều nay chỉ có cặp trai gái nằm ôm nhau trện cỏ.

    Bruce Lee hảnh diện và hân hoan chỉ cho thấy những gì ông ta làm nên, tại “tại vương quốc đường cống” này, hầu hết, người ở đây đều là trẻ mồ côi lớn lên, Bruce Lee cố gắng tụ họp họ lại thành một cộng đồng nhỏ, có kỹ luật riêng, ông muốn chứng tỏ cho thiên hạ thấy, họ, những người sống dưới đường cống, không giống như những gì họ đã tin, một xã hội dơ bẩn, chuột bọ hay tôi nhân hoặc bất cứ cái xấu xa gì đó mà thiên hạ gọi. Người vô gia cư, vô thừa nhận đến đây tìm được sự an ủi, ấm áp, có thức ăn, và thông cảm nhau từ nổi đau đồng cảnh ngộ. Tất cả là một cái gia đình lớn và đó là cái mà họ không tìm được ở nơi nào khác. Người ký giả đài số 4 của Pháp cùng Bruce Lee đi đến chỗ thằng Nico chơi ở cuối khúc ngã rẽ của đường cống khác, Bruce Lee cho biết, khi cha mẹ Nico bỏ nhau, cha nó mang nó đến ở tại khu chứa rác bên ngoài thành phố Bucharest, Nico đi lượm các thứ có thể bán được kiếm tiền trong khi cha nó chỉ lo uống rượu, cuối cùng, Nico bỏ nơi đó đi, bắt đầu tập tành hút ma túy xì ke và sống lang thang đầu đường xó chợ.

    Bruce Lee gặp, thương tình, đem nó về sống dưới đường cống, không cho nó chích ma túy nữa nhưng phải cho hít hơi nước sơn như là một cách làm cho nó yên tâm, Bruce Lee cùng người ký giả và một nhóm nhỏ người của ông ta, chui lên một miếng lổ cống khác, không xa trạm xa buýt gần đó, khách đứng chờ xe, giương mắt nhìn kinh ngạc. Bruce Lee dẩn họ tới một cái nhà tạm trú cho đám dân vô gia cư, đứng chờ, lúc người chủ căn nhà tới thì trời cũng đã xế chiều, Raluca, chủ nhà, khi hỏi về chuyện Bruce Lee bán ma túy, bà nghiến răng tỏ thái độ tức giận nói bà muốn giết ông ta chết cho rồi, để trừng phạt cho đích đáng nhưng, vì sự sống của đám dân bụi đời vô gia cư này mà bà không thể làm được, họ tùy thuộc vào Bruce Lee nhiều quá, ân nghĩa, hận thù, đau buồn, tuyệt vọng. Nghe bà Raluca nói, Bruce Lee lặng im không nói gì, từ từ đi đến ôm ngang lưng bà, xiết nhẹ, thằng Nico chuẩn bị làm chỗ ngủ cho nó đêm nay, thay vì phải trở xuống đường cống, ngó mọi người mĩm cười hồn nhiên. Ngày mai, khi bình minh lên, Nico sẽ không quên hai người thân trong đời nó, Bruce Lee và bà Raluca. Bà ôm Nico vào lòng hôn mạnh trên má nó, nhìn Bruce Lee và nhóm người đi theo, bùi ngùi nói với người ký giả, họ là một gia đình và họ có những nổi khổ riêng nhưng tất cả đã thương mến nhau và vì nhau mà sống.

    Dưới ánh nắng chiều chập chững úa màu tối xám, người ký giả bắt tay, cám ơn Bruce Lee và đưa máy chụp hình chụp ba người. Đêm bắt đầu xuống thấp trên bầu trời Bucharest, lại một đêm nữa, những người dân của cái gọi là “vương quốc đường cống Bucharest” tạm yên lòng với phận đời khốn khổ trong hy vọng ngày mai sẽ có chút gì sáng sủa hơn.
   
   
Thuyên Huy
Monday 25/01/2016


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cẩn Họa Thơ : CẢM HOÀI của Đặng Dung

CẢM HOÀI Thế sự du du nại lão hà? Vô cùng thiên địa nhập hàm ca Thời lai đồ điếu thành công dị Vận khứ anh hùng ẩm hận đa Trí chủ hữu hoài p...