FM 794 :Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Năm 1995,
Wang Hai, anh sinh viên trẻ, mua cái ống nghe gắn vào tai, hiệu Sony, ở một cửa
hàng tại Bắc Kinh, với giá 20 đô la, vì nó được quảng cáo là loại tốt nhất lúc
bấy giờ.
Nhưng khi
mua về, cái ống nghe này không sử dụng được như những gì mà quảng cáo đưa ra
đúng như đồ hiệu của hảng Sony. Lúc đó, Trung cộng đã cho ban hành đạo luật
“bảo vệ người tiêu thụ” một năm trước đây, cho phép người dân khiếu nại đòi bồi
thường. Wang Hai, là sinh viên luật ở Bắc Kinh, mua thêm 10 cái nữa, cũng có
cùng tình trạng giống nhu cái anh mua trước đây, anh đem sự việc thưa lên “ủy
ban kỹ nghệ và thương mại Bắc Kinh”, Wang được biết tới như là người đầu tiên,
đi thưa, dựa vào đạo luật mới và Wang đã thắng kiện, được bồi thường số tiền
gấp đôi số tiền anh đã xài. Sau đó, có không biết bao nhiêu vụ thắng kiện khác,
vì hàng hóa đồ dùng không tốt như hảng sản xuất nói, từ giày dép tới quần áo do
từ kết quả của người sinh viên luật này. Wang Hai nhớ lại, lúc đó, không ai
hiểu anh đang làm cái gì, một khi họ hỏi làm thế nào, anh có thể lấy lại tiền
từ tội gian dối của người khác, Wang không ngần ngại cho họ biết, anh đang đứng
lên tranh đấu cho quyền lợi của người tiêu thụ.
Kể từ vụ
án dân sự nổi tiếng của Wang, cách đây hơn hai thập niên, anh đang điều hành
một văn phòng luật chuyên bảo vệ quyền lợi người tiêu thụ, Wang theo sát và
điều tra, những công ty lớn cũng như nhỏ, giàu và có thế lực. Một trong lảnh
vực không kém phần quan trọng, là ngành địa ốc, bảo vệ người mua nhà cửa trước
mánh lới gian xảo của các công ty buôn bán bất động sản, rất nhiều khu nhà hay
cao ốc được bán rao bán trước khi có việc khởi công xây cất hay họ hứa hẹn đủ
thứ mà không có như người mua nhìn thấy. Wang cũng không bỏ qua các vụ, làm
hàng nhái kiểu, ăn cắp tên hiệu của những hàng hóa nổi tiếng khác. Bên cạnh
việc giúp cá nhân người tiêu thụ, anh còn làm cố vấn cho nhà cầm quyền trong
việc theo dỏi việc sản xuất hàng giả mạo của một số công ty liên quốc gia. Wang
cho biết, “anh yêu đất nước mình nhưng anh sẽ không mua hàng hóa của Trung cộng
làm ra, người ta ở đây, không tin cậy hầu hết những thứ do nội địa làm ra”.
Wang cũng
là giảng viên về quyền tiêu thụ tại một vài trường đại học, điều hành dịch vụ
cố vấn cho người tiêu thụ qua điện thoại và điều khiển vài chương trình về chủ
đề tiêu thụ trên đài truyền hình. Mục tiêu của anh, bao gồm cả các công ty điện
thoại quốc doanh mà anh đã thành công, trong việc buộc họ phải công khai hóa
chi tiết hóa đơn tính tiền. Tại một đất nước, cai trị độc quyền bởi đảng cộng
sản như Trung cộng, nơi việc kiếm tiền theo kiểu cách tư bản thường không được
kiểm soát, thì tiếng nói và việc làm của Wang được giới buôn bán, sản xuất, đầu
tư xem là đối thủ đáng ngại. Theo Wang, sự thách thức lớn nhất của nền thương
mại Trung cộng, là phải chuyển đổi từ việc đem lợi nhuận kiếm được một cách
thao túng của giới chủ nhân, những người chuyên gian lận và điều hành dưới sự
bảo vệ độc quyền của nhà nước, sang cho những người đã sáng chế, hay phát minh
ra các loại hàng hóa, đồ dùng, Wang không ngần ngại thêm, “làm thế nào Trung
cộng tiếp tục lớn mạnh, phát triển và cạnh tranh với người khác, nước ngoài,
nếu nó không biết cái gì gọi là giá trị của phẩm chất”.
Trung cộng
cũng có luật này lệ kia, nhưng những thứ đó của đất nước này, thường thường
không được áp dụng đồng đều và tình trạng hủ hóa ở mọi thứ cấp, quyền người
tiêu thụ là một trong số rất ít lảnh vực mà cá nhân người dân có cơ may thắng
kiện và dùng nó như cái lợi thế hiếm có của họ. Tuy nhiên, chiến thuật của Wang
cũng làm cho anh ta dính líu không ít tới nhiều rắc rối, khi bắt đầu công việc
này, Wang tập trung vào các hảng xưởng nhỏ nhưng hiện anh chú ý tới các công ty
to lớn, phần lớn dĩ nhiên là có giây mơ rể má tới nhà nước, sau khi Wang cáo
buộc một công ty sản xuất bột giặt, đã dùng nguyên liệu không an toàn, văn
phòng tuyên truyền của chính quyền thành phố nơi bột giặt làm ra, đã tấn công
Wang dữ dội trên các tờ báo của đảng ở địa phương.
Năm 2013
là năm mà luật bảo vệ người tiêu thụ được nhà nước Bắc Kinh khuyến khích áp
dụng đúng đắn lần đầu tiên kể từ 1994, số tiền bồi thường mà các công ty sản
xuất không đủ tiêu chuẩn, bị xử tăng lên gấp ba lần thay vì hia như trước đây.
Đối với Wang Hai, việc này chưa đủ vì anh cho rằng, luật bảo vệ người tiêu thụ
vẫn còn thiên vị về công ty hơn là khách hàng, đồng thời anh cũng lưu ý rằng, ở
Trung cộng, không có hội bảo vệ người tiêu thụ độc lập, báo chí địa phương rất
phức tạp, thường nhận tặng dữ, quà cáp từ các công ty sản xuất, để che đậy lỗi
lầm của họ. Một loạt các vụ về tiêu chuẩn an toàn xãy ra tại Trung cộng trong
những năm gần đây như sửa bột trẻ em nhiểm độc, thuốc men giả mạo hay ngay cả
dưa hấu nổ tung vì bị tiêm chích số lượng chất hóc-môn quá cao, đã làm cho phần
lớn người dân Trung cộng thích hàng hóa nhập cảng hơn hàng nội địa.
Trong số
các đối tượng mà Wang Hai thích thú nhắm tới nữa là một số công ty ở Trung
cộng, tạo ra hàng của ngoại quốc, bằng cách dùng nhản hiệu tương tự của người
như trường hợp nhản hiệu “Jissbon”, tên của một trong số hảng sản xuất ra “bao
cao su ngừa thai” ưa chuộng hiện nay tại Trung cộng, công ty này còn dùng cả
hình ảnh của điệp viên James Bond 007 bẳng tiếng Trung Hoa phổ thông bên ngoài
bao bì hộp đựng. Wang biết rằng, nhiều người dân ở đây nghĩ là loại này được
làm ra từ bên Anh quốc, đáng tin cậy nhưng bạn bè họ ở Anh, không làm sao tìm
loại có tên Jissbon , Wang khám phá ra, là Jissbon đầu tiên đăng bộ tên hàng là
của Trung cộng, không phải của Anh quốc, hầu hết ban quản trị đều đặt bản doanh
tại Wuhan, một thành phố nằm ở trung tâm Hoa lục, khôi hài thay là Jissbon lại
trở thành tên hiệu của ngoại quốc khi công ty Ansell mua lại nó từ Trung cộng.
Wang Hai
mang cặp mắt kiếng Mỹ hiệu Ray-Ban và anh rất hài lòng với nó, quần áo anh mặc,
mua từ hảng Uniglo của Nhật và Timberland của Hoa Kỳ. Năm 2012, Wang đưa ra vụ
kiện công ty Nike, khi họ tung ra bán loại giày đánh bóng rỗ tại Trung cộng,
trong đó, đế lót giày có đệm một miếng êm thông hơi, trong khi Nike, cũng cho bán loại
giày tương tự tại một số quốc gia khác, có hai miếng đệm hơi và giá rẻ hơn
nhiều, công ty Nike thua kiện và bị Bắc Kinh phạt một số tiền khá lớn. Wang
không ngần ngại cho biết, anh thích xài hàng ngoại quốc hơn là hàng do Trung
cộng sản xuất, đây cũng là sở thích chung của hàng trăm triệu người dân lục địa
hiện nay. Sự kiện này, theo Wang, đã đưa đến một hậu quả đáng nói, người ta sẽ
không tìm được một công ty Trung công nào, có cái nhìn sâu rộng và một viễn ảnh
tiên liệu như đại công ty Apple ở đất nước này, cho tới khi nào họ vẫn còn coi
người tiêu thụ không có giá trị gì cả.
Cầm cái Iphone mới tinh của hảng Apple trong tay, Wang Hai nói một cách
đoan chắc là, vận mạng của nền kinh tế Trung cộng, tùy thuộc vào thái độ của họ
đối xử với khách hàng, tức là người tiêu thụ như thế nào trong tương lai, cho
đến khi đó, thì hiện tai, chuyện người dân Trung cộng chê không dùng đồ của Trung
cộng là một điều không có gì ngạc nhiên.
Thuyên
Huy.
(ảnh từ Google: 1 dòng kinh bị ô nhiểm tai TQ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét