Điều kiện môi trường luôn luôn
là điều thiết yếu cho hạnh phúc nhân loại. Theo đó, tại Bhutan, bảo vệ
môi trường trở thành ưu tiên hàng đầu của nghị trình chính trị nơi đây,
dựa theo mô hình chỉ số GNH (Gross National Happiness – Tổng hạnh phúc
quốc gia) của họ.
Khi nói về Bhutan, mọi người thường nhớ
đến hình ảnh sương mù che phủ những tu viện nép mình trên các mỏm núi
hùng vĩ. Ngoài ra đây còn là vùng đất bí hiểm với cả khách du lịch, khi
họ phải trả visa đến 290 USD mỗi ngày để thám hiểm ở đây.
Tuy còn là bí ẩn, nhưng Bhutan đang nổi lên là tấm gương trong đời sống chính trị và môi trường trên thế giới.
Từ lâu nay, đất nước này dùng quyết tâm
chính trị để gìn giữ môi trường đất nước và giá trị lâu bền cho người
dân. Những người lãnh đạo đất nước đã từ bỏ chỉ số tăng trưởng kinh tế
để tập trung phát triển chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH).
Không chỉ khiến người dân trở lên hạnh phúc, Bhutan đang khiến thế giới
hạnh phúc hơn khi họ trở thành nước đầu tiên hấp thụ khí carbon cho thế
giới.
Khí carbon là gì và ai thải nhiều nhất?
Khí carbon (CO2) là khí thải gây hiệu
ứng nhà kính lớn nhất (chiếm khoảng 80%) của con người, tạo ra các biến
đổi khí hậu và môi trường trên toàn thế giới. Thải khí carbon khiến
nhiệt độ toàn cầu tăng lên do năng lượng mặt trời bị nhốt lại trong khí
quyển, không thoát ra ngoài.
Theo báo Seattle, các hệ quả chính của
thải khí carbon như sau: giảm nguồn cung cấp nước sạch toàn cầu, tăng
khả năng thời tiết cực đoan, thay đổi nguồn cung cấp lương thực, thay
đổi bản đồ địa lý (do nhiệt độ tăng, băng tan ra, nước biển dâng lên).
Phần lớn các nước trên thế giới tạo ra
khí carbon nhiều hơn nhiều lần so với khả năng hấp thụ, gây nên nguy cơ
lớn về tình trạng biến đổi khí hậu thế giới.
Dù vậy, Bhutan thật khác thường. Nhờ tỷ
lệ rừng rất lớn, chiếm 72% diện tích đất nước, nước này trở thành nơi
hấp thụ khí carbon cho thế giới. Hằng năm, Bhutan hấp thụ 6 triệu tấn
khí carbon trong khi chỉ tạo ra 1,5 triệu tấn.
Vậy nước nào thải nhiều khí carbon, gây
hiệu ứng nhà kính nhất? Theo thống kê dưới đây của Liên hiệp các nhà
khoa học thế giới cho thấy 5 nước thải nhiều nhất là: Trung Quốc chiếm
27%, Mỹ chiếm 17%, Nga chiếm 5%, Ấn Độ chiếm 5% và Nhật Bản chiếm 4%.
Bhutan làm thế nào để trở thành nơi hấp thụ khí Carbon?
Điều kiện môi trường luôn luôn là điều
thiết yếu cho hạnh phúc nhân loại, do đó bảo vệ môi trường trở thành ưu
tiên hàng đầu của nghị trình chính trị ở Buhtan, dựa theo mô hình chỉ số
GNH của họ. Bắt đầu bằng một lời cam kết từ năm 2009: không bao giờ trở
thành nước thải khí carbon, và bắt đầu hành động ngay từ bây giờ.
Bhutan có những hành động gì?
- Cấm khai thác gỗ để xuất khẩu
- Sửa đổi Hiến pháp để quy định rằng diện tích rừng cây phải chiếm ít nhất 60% đất nước.
- Miễn phí nguồn điện từ thủy điện cho người dân, để tránh đốt than, củi gây tác động cho môi trường.
Thật sự rất đơn giản, Bhutan chấm dứt
phá hủy môi trường của họ và bắt đầu bảo vệ nó. Điều mà mọi quốc gia và
mọi cá nhân đều có thể làm được.
Kế hoạch tương lai của Bhutan thế nào?
Bhutan còn có những mục tiêu xa hơn. Họ
xây dựng kế hoạch đến năm 2030 trở thành nơi không thải khí gây hiệu ứng
nhà kính. Điều này có nghĩa cần tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo như: năng
lượng gió, khí sinh học và năng lượng mặt trời.
Để đạt mục tiêu này, nước này có một
loại giải pháp sáng tạo như: hợp tác với Nissan để cung cấp ô tô điện
cho người dân, nhằm cuối cùng chuyển mọi phương tiện giao thông sang
chạy bằng năng lượng điện. Chính phủ cũng bắt đầu miễn phí điện cho khu
vực nông thôn để họ không phải dùng củi, than. Mặc dù đã có rất nhiều
cây, nhưng họ vẫn tiếp tục trồng thêm cây. Vào tháng 6 năm ngoái, những
tình nguyện viên đã lập lên kỷ lục thế giới khi trồng gần 50.000 cây chỉ
trong 1 giờ đồng hồ.
Tích cực giải quyết các vấn đề, quan tâm
đến người khác, đến giá trị bền vững, và sáng tạo giải pháp, đó là
những phẩm chất mà đất nước Bhutan đang được thế giới thừa nhận. Với
những phẩm chất đó, Bhutan có là một đất nước đáng yêu?
.
Dương Lương tổng hợp
(Theo Global Vision International, Union of Concerned Scientists, Heart Newspaper)
(Theo Global Vision International, Union of Concerned Scientists, Heart Newspaper)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét