- Lá “Khat” còn có tên gọi khác là lá “thiên đường” được cho là độc hại hơn ma túy thông thường gấp 500 lần. Mức độ nguy hại của loại ma túy mới này được đánh giá là kinh khủng, đáng sợ…. Và gần đây, lá “Khat" được thẩm lậu vào Việt Nam…
Việt Nam - điểm trung chuyển lá “Khat”
Tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuộc Cục Hải quan TP.HCM, từ giữa tháng 5/2016 đến nay, Chi cục này đã phối hợp cùng nhiều đơn vị khác chặn, bắt 5 vụ, tổng cộng hơn 1,2 tấn lá “Khat” được nhập và xuất khỏi Việt Nam qua đường Tân Sơn Nhất. Đáng nói là quá trình nhập - xuất khẩu này, lá “Khat” được khai báo là chè xanh, chè đen, do các công ty ở địa bàn TP.HCM làm thủ tục mà các công ty này do các đối tượng gốc Phi điều hành.
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã chặn bắt được hơn 1,2 tấn lá “Khat” nhập – xuất ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: Hải quan sân bay cung cấp
|
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thông tin với báo chí rằng, các đối tượng gốc Phi nhập khẩu lá “Khat” vào nội địa bằng đường gửi hàng hóa, quà biếu khai nhận là các loại chè ngoại. Sau đó, các doanh nghiệp do các đối tượng gốc Phi cầm đầu sẽ tiến hành một công đoạn tinh vi, khai báo lá “Khat” là lá “Henna”, có xuất xứ tại Việt Nam, dùng để chế tạo mỹ phẩm, tạo mực xăm nghệ thuật.
Chính vì khai báo trên, một khối lượng lớn lá “Khat” với danh nghĩa lá “Henna” được Cục kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy phép xuất khẩu. Các doanh nghiệp do các đối tượng gốc Phi đã khai báo gian dối, đưa lô hàng này vào diện luồng xanh, được miễn kiểm tra hải quan. Từ đó, chúng xuất khẩu thành công lá “Khat” đi nước ngoài.
Sự nguy hiểm khôn lường của "Khat"
Những năm gần đây, tại Mỹ và nhiều nước Châu Âu khác, liệt lá “Khat” vào danh mục ma túy cực kỳ nguy hiểm.
Lá “Khat” được trồng phổ biến ở nhiều nước Châu Phi.
|
Lá “Khat” còn gọi là lá “Thiên Đường” được trồng, sử dụng và buôn bán ở nhiều nước Châu Phi. Đây là loại cây trồng lâu năm.
Các chuyên gia nghiên cứu cũng nhận định rằng, lá “Khat” là một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự hỗn loạn, gia tăng về bạo lực ở các quốc gia thuộc lục địa trên.
Loại lá này có chứa chất Cathinone, có mức độ nguy hiểm hơn ma túy đá gấp nhiều lần và độc hại hơn các loại ma túy thông thường gấp 500 lần. Ở nhiều nước Châu Phi, người ta sử dụng lá “Khat” như nhai trầu hay phơi khô, chế biến thành nước để uống như uống cà phê.
Thực tế, lá “Khat” có những tác hại khôn lường mà theo các nghiên cứu thì người sử dụng loại lá ma túy này có các biểu hiện như: mắt bị mờ, , rối loạn tâm thần, trở nên hung hăng bất thường, tăng nhịp tim, phá vỡ các hệ cơ và xương của cơ thể… Và ít ai biết, lá “Khat” còn có tác dụng như loại viagra cực mạnh.
Lá “Khat” được sử dụng như nhai trầu hay là chế biến để uống như uống cà phê.
|
Mỹ, các nước Châu Âu từng ghi nhận một số trường hợp người sử dụng lá “Khat” trở thành những sát nhân máu lạnh, không kiểm soát được hành vi của mình.
Người dùng lá “Khat” được cho lá cực kỳ khó cai nghiện hơn nhiều loại ma túy khác và khả năng dẫn đến tử vong cũng rất cao.
Chưa kể đến, từ lá “Khat” có thể tinh chế thành chất ma túy Cathinone. Từ chất này có thể tổng hợp với chất amphetamine thành loại ma túy có tên gọi là Flakka. Đây là loại ma túy có dạng như tinh thể muối, màu trắng hay hồng nhạt, có mùi như mùi vớ của người hôi chân.
Có thể nói Flakka là sự pha trộn giữa cocain và hàng đá, nên mức độ nguy hại, tàn phá cơ thể của nó đối với người sử dụng thật sự… đáng sợ hơn các loại ma túy thông thường rất nhiều.
Lãnh đạo của Cục C47, Bộ Công an nói rằng, hiện ở TP.HCM cũng như các tỉnh thành chưa ghi nhận về người nghiện lá “Khat”, mà bước đầu xác định các đối tượng gốc Phi sử dụng Việt Nam như là nước trung chuyển loại lá ma túy này đi các nước thứ ba. Tuy nhiên, vị này cũng nói, việc thẩm lậu lá “Khat” vào Việt Nam cho đến việc sử dụng là chuyện… đơn giản.
Do đó, các cơ quan chức năng ngoài việc phòng chống các loại ma túy thông thường khác thì vẫn nỗ lực chặn bắt các ngả đường thẩm lậu loại ma túy lạ, lá “Khat” vào nội địa.
Anh Sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét