Để đàn áp phong trào đòi dân chủ năm
1989, chính quyền Trung Quốc đã điều động hơn 200.000 quân tiến vào Bắc
Kinh, trong đó có đội xe tăng, cụ thể là Đội xe tăng số 1 khu cảnh giới
Thiên Tân và Đội xe tăng số 6 Quân đoàn 38.
Năm 2007, tác giả Ngô Nhân Hoa, người từng tham gia trong sự kiện Thiên An Môn, đã xuất bản sách “Câu chuyện thảm sát tại Thiên An Môn”. Tháng
Tư năm nay, cuốn sách được tái bản có bổ sung và hiệu đính, thêm vào
phần quân đội giới nghiêm. Cuốn sách cung cấp cho người đọc bức tranh
toàn cảnh về vụ thảm sát này.
Vào lúc 6:05 sáng ngày 4/6/1989, quân
đội giới nghiêm đã chỉ huy Đội xe tăng số 1 lên đường giải tán sinh viên
tại Thiên An Môn. Lao vào Thiên An Môn có 8 chiếc xe tăng chia thành 4
hàng, mỗi hàng 2 chiếc. 8 chiếc xe từ từ tiến lại khu vực có hàng trăm
sinh viên đang nằm kháng nghị trên quảng trường. Sau đó tiếng súng nổ
vang trời, mặt đường chấn động. Đám đông sinh viên và người dân vẫn kiên
quyết nằm bất động mặc cho đoàn xe tăng tiếp tục lao tới… Để làm cho
những người lính có đủ “dũng khí” tàn nhẫn nghiến qua thân thể những
sinh viên có thể là con em hay họ hàng của họ. Chính quyền TQ lúc bấy
giờ đã tung tin làm nhiễu loạn sự thật rằng Sinh viên biểu tình đã đánh
chết một số binh lính. Với lý do này đã thúc đẩy tinh thần tàn sát của
những binh đoàn tham gia trận thảm sát Lục Tứ.
Một đội xe tăng lùa đuổi đám đông người
biểu tình bên cạnh khu nhà Trung Nam Hải, sau đó chạy men theo đường Tây
Trường An, tăng tốc hướng về phía tây. Quân đội vừa xả súng vừa ném lựu
đạn hơi cay dồn người dân về phía tây tòa lầu điện báo. Một đội trấn
giữ ở Lục Bộ Khẩu. Một đội khác xếp hàng trước khu nhà Trung Nam Hải.
Khi đoàn xe tăng đột kích đi qua Lục Bộ
Khẩu thì gặp đám đông sinh viên từ quảng trường Thiên An Môn đi ra. Hàng
ngàn sinh viên giơ biểu ngữ đi từ đường Tân Hoa Bắc ở phía đông Lục Bộ
Khẩu đến đường Tây Trường An một cách trật tự và ôn hòa. Thế nhưng, đoàn
xe này vẫn lao thẳng vào họ khiến nhiều người thương vong vì không chạy
kịp.
Vụ thảm sát Lục Bộ Khẩu đã làm 11 người
chết và vô số người bị thương. Nó phản ánh tính chất tàn bạo trong sự
kiện Thiên An Môn. Quan chỉ huy vụ này là La Cương được thăng chức Tư
lệnh Quân khu Nội Mông Cổ sau đó.
Ảnh: internet, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Osla biên dịch
Osla biên dịch
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét