Vừa qua, một tờ báo mạng Trung
Quốc đã dẫn số liệu “Báo cáo Thường niên Bệnh ung thư Trung Quốc 2015”,
trong đó cho thấy số ca ung thư tại Trung Quốc năm 2015 tăng lên đến 4,3
triệu ca, đứng đầu thế giới. Trong số liệu này, tỷ lệ người ung thư phổi dẫn đến tử vong cũng đứng đầu thế giới.
Câu chuyện người tử vong vì ung thư phổi
tại Trung Quốc từ lâu đã không còn là vấn đề mới, trước đó có thông tin
rằng trong vòng 30 năm, số người chết vì ung thư phổi tăng 465%. Thực
tế, Trung Quốc luôn nằm trong nhóm những nước có tỷ lệ tăng số người
chết vì 4 loại bệnh ung thư như dạ dày, gan, thực quản, phổi thuộc loại
cao trên thế giới.
Về số liệu này, giới phân tích chỉ ra, nguyên nhân là do “ô nhiễm môi trường, hút thuốc, ăn uống mất vệ sinh làm phát triển gen đột biến trong tế bào khối u”. Số liệu cũng chỉ ra, trong 161 thành phố lớn trên toàn Trung Quốc thì có 16 thành phố “không khí không tốt”,
ít nhất 600.000 người bị dùng nước ô nhiễm có nguy cơ gây bệnh ung thư
hàng ngày; hơn 200 thôn xóm ung thư vì ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
và không khí ở những vùng phát triển kinh tế quá nóng; 29% số thành phố
có mưa a-xít; 61,5% nguồn nước ngầm và 16% đất canh tác bị ô nhiễm; 80%
người ung thư phổi vì khói thuốc lá; 30% bệnh ung thư có nguyên nhân từ
vấn đề ăn uống.
Từ số liệu cho thấy, những nguyên nhân gây bệnh ung thư đều do con người gây ra.
Nguồn gốc tình trạng ô nhiễm sống
Hút thuốc có hại cho sức khỏe, điều này ai cũng biết. Nhưng vấn đề là loại “chất thải mật độ cao”
gây ô nhiễm ở phạm vi rộng khắp là gì? Chẳng lẽ chỉ khói thuốc lá là
thủ phạm của số người chết vì ung thư phổi cao như thế? Nếu hút thuốc là
thủ phạm chính của ung thư, vậy thì tỷ lệ ung thư phổi dẫn đến tử vong
tăng theo cấp số nhân như hiện nay càng minh chứng việc nhà nước tăng
cường “khống chế thuốc lá” chỉ là trò đùa. Từ con số 1/10 tổng
nguồn thu hàng năm của nhà nước (Trung Quốc) đến từ ngành kinh doanh
thuốc lá khiến chúng ta càng tin tưởng rằng, nguyên nhân của tình trạng
không hiệu quả trong “kiểm soát thuốc lá” có liên quan đến nguồn thu của nhà nước.
Nghĩa là, vấn đề mang tính “cá nhân” này
liên quan đến việc thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý. Từ đây cho
thấy, nguyên nhân của tình trạng bệnh ung thư ở Trung Quốc liên quan đến
sự phát triển cao độ của các ngành nghề gây ô nhiễm không khí, và dĩ
nhiên cũng liên quan chặt chẽ đến vấn đề lợi ích kinh tế của nhà nước
trong việc hoạch định chính sách. Chúng ta nên nhìn vào tận nguồn gốc
tình trạng ô nhiễm nguồn sống này vì đâu mà ra.
Khi một dòng sông bị ô nhiễm khiến toàn
bộ người dân trong một thôn trang bị nhiễm phải loại bệnh không thể chữa
trị, chúng ta không thể chỉ quy trách nhiệm vì thôn dân dùng nước trong
sông, cũng không thể quy lỗi cho một công ty nào đó gây ô nhiễm. Nếu
thôn dân không biết được thông tin (ô nhiễm) thì chính quyền thôn phải
chịu trách nhiệm; đặc biệt, việc những công xưởng gây ô nhiễm trong thời
gian dài xảy ra dĩ nhiên phải do tình trạng dung túng hoặc vô trách
nhiệm của chính quyền địa phương. Tất cả những vùng ô nhiễm ở Trung Quốc
đều có thể phân tích theo logic này.
Có thể nói, tỷ lệ phát bệnh cao của bệnh
ung thư không đáng sợ bằng cái động cơ lợi ích phía sau gây ra nó; bệnh
ung thư khiến người ta mất mạng cho dù đáng sợ, cũng không đáng sợ bằng
cái chết treo lơ lửng trên đầu toàn bộ người dân Trung Quốc. Như một cư
dân mạng chia sẻ, “mọi người sẽ từ từ chết hết mà không cần đến chiến tranh”.
Theo Nghiêm Điền, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Osla biên dịch
Osla biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét