Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Siberian Traps: Thảm họa hủy diệt sự sống khủng khiếp nhất TĐ

Khiến 95% sự sống dưới đại dương, trên đất liền và không trung chấm dứt hoàn toàn, Siberian Traps chính là thảm họa hủy diệt sự sống khủng khiếp nhất hành tinh.




Cách đây hơn 225 triệu năm, cuộc "Đại diệt vong" (The Great Dying) đã xảy ra khiến 95% sự sống trên đất liền, đại dương và không trung biến mất hoàn toàn.
Mặc dù không phải xảy ra lần đầu tiên nhưng cuộc "Đại diệt vong" xảy ra vào cuối thời kỳ Permia được coi là thảm kịch gây đại tuyệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử Trái Đất.
Siberian Traps: Thảm họa hủy diệt sự sống khủng khiếp nhất TĐ - Ảnh 1.
 Thảm họa này gây nên sự diệt vong lớn nhất trên Trái Đất trong 500 triệu năm qua. Hình minh họa.
Siberian Traps: Thảm họa hủy diệt sự sống khủng khiếp nhất TĐ - Ảnh 2.
 "Đại diệt vong" (The Great Dying) đã xảy ra khiến 95% sự sống trên đất liền, đại dương và không trung biến mất hoàn toàn. Hình minh họa.
Theo các nhà địa chất học, việc nghiên cứu cuộc đại tuyệt chủng này giống như cuộc điều tra vụ thảm sát hàng loạt kinh hoàng vậy.
Nhiệm vụ hàng đầu của họ là tìm ra "vũ khí" và "kẻ chủ mưu" chịu trách nhiệm cho cuộc "Đại diệt vong".
Ban đầu, các nhà khoa học thuộc phòng Địa từ của Mỹ nhận thấy trước đại tuyệt chủng này, nước ở đại dương có nhiệt độ trung bình 20°C, giúp cho các loài sinh vật sinh sống bình thường.
Tuy nhiên, sau một thời gian, nhiệt độ đại dương bỗng tăng lên đột biến (gấp 2 lần, lượng oxy trong nước giảm đi) khiến cho các sinh vật không có đủ oxy để sinh sống.
Siberian Traps: Thảm họa hủy diệt sự sống khủng khiếp nhất TĐ - Ảnh 4.
Nhiệt độ nước trên khắp đại dương tăng lên 40 độ C. Hình minh họa.
Siberian Traps: Thảm họa hủy diệt sự sống khủng khiếp nhất TĐ - Ảnh 3.
 95% sự sống dưới đại dương chấm dứt. Hình ảnh mang tính chất minh họa.
Nhưng, điều gì đã khiến cho đại dương tăng nhiệt nhanh chóng đến vậy?
Rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra nhằm truy tìm "thủ phạm". Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là nạn đại tuyệt chủng này lại trùng với vụ phun trào dung nham núi lửa khổng lồ 250 triệu năm trước.
Cuối cùng, các nhà địa chất đã tìm ra thủ phạm, "hắn" có tên: Siberian Traps.
Siberian Traps là tên của dãy núi lửa khổng lồ thuộc Siberia, Nga ngày nay. Vụ phun trào cách đây 250 triệu năm của Siberian Traps được xem là thảm họa hủy diệt Trái Đất lớn nhất trong vòng 500 triệu năm qua và lớn nhất trong tất cả 5 cuộc đại tuyệt chủng của Trái Đất.
Siberian Traps: Thảm họa hủy diệt sự sống khủng khiếp nhất TĐ - Ảnh 5.
2 tỷ km khối dung nham bao phủ một vùng bằng nửa diện tích nước Mỹ. Hình minh họa.
Khoảnh khắc sau khi loạt núi lửa ở Siberian Traps nổ, 2 tỷ km khối dung nham bao phủ một vùng bằng nửa diện tích nước Mỹ với độ sâu lên tới... 1.000 mét!!!.
Siberian Traps: Thảm họa hủy diệt sự sống khủng khiếp nhất TĐ - Ảnh 6.
 Dãy núi lửa  Siberian Traps đã nhấn chìm 1 nửa lục địa Pangea (lục địa cũ) trong biển dung nham. 
2 triệu km vuông bề mặt Trái Đất bị dung nham nóng rẫy bao phủ. Khí quyển ngập trong khói độc và mưa axit. Nhiệt độ đại dương tăng lên 40°C.
Vụ phun trào lớn gấp 1,5 TRIỆU lần so với vụ phun trào núi lửa Saint Helen (ngày 18/5/1980) này đã gây ra thảm họa "bất đắc kỳ tử" cho mọi sinh vật sống trên hành tinh, đa dạng sinh thái trên Trái Đất phải mất hàng triệu năm mới hồi phục lại được.
Hậu quả khủng khiếp của vụ phun trào Siberian Traps
Bằng kỹ thuật đồ họa 3D, các nhà khoa học thuộc Viện MIT (Mỹ) đã tái tạo lại sức hủy diệt khủng khiếp của vụ phun trào núi lửa Siberian Traps cách đây 250 triệu năm.
Vụ phun trào của Siberian Traps đã giải phóng cả khí CO2 và khí SO2 lớn gấp 10 lần tổng lượng 2 khí này hiện nay.
Siberian Traps: Thảm họa hủy diệt sự sống khủng khiếp nhất TĐ - Ảnh 7.
Khí CO2 và khí SO2 bao phủ khắp hành tinh. Hình minh họa.
Một hiệu ứng "chết chóc" nối tiếp nhau bắt đầu: Khí CO2 tạo ra bức màn che khắp hành tinh khiến Trái Đất ấm lên đột ngột trên cả đất liền và dưới đại dương. 95% sự sống dưới đại dương chấm dứt.
Đó là chưa kể đến việc vi khuẩn sinh sôi trong điều kiện lượng oxy thấp ở đáy đại dương sinh ra loạt chất khí độc chết người là hydro sulfua (H2S) khiến cho thảm họa chết chóc không ngừng diễn ra.
Khí CO2 gây ra hàng loạt cơn mưa axit nặng nề, làm đất đai bị hủy hoại, cây cối và sinh vật bị hủy diệt khủng khiếp.
Vụ phun trào còn giải phóng ồ ạt các hợp chất halogen (trong đó có methy chloride (CH3Cl)) khiến cho tầng ozon bảo vệ Trái Đất bị thủng nặng nề. 90% sự sống trên cạn chấm dứt.
Siberian Traps: Thảm họa hủy diệt sự sống khủng khiếp nhất TĐ - Ảnh 8.
 Sự sống trên cạn cũng hứng chịu cái kết thảm khốc. Hình minh họa.
Mặc dù, cuộc đại tuyệt chủng khiến cho gần như toàn bộ sự sống trên Trái Đất biến mất nhưng lại mở ra con đường mới cho khủng long phát triển và thống trị hành tinh trong một thời gian dài.
Vậy, 250 triệu năm tới, số phận Trái Đất và con người sẽ ra sao?
250 triệu năm trước Trái Đất phải hứng chịu thảm họa diệt vong là thế, vậy trong 250 triệu năm tiếp theo tính cho đến thời điểm hiện tại, số phận của chúng ta và Trái Đất sẽ ra sao?
Mời độc giả đón đọc tại phần tiếp theo trong series Mật Mã Trái Đất. 
Vụ phun trào dung nham của núi lửa Saint Helen năm 1980:
Đây là vụ phun trào núi lửa gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử Mỹ, làm 57 người chết; 250 ngôi nhà, 47 cây cầu, 24 km đường sắt và 198 km đường cao tốc bị phá hủy.
Vụ phun trào tạo ra các dòng lũ đá, san bằng các khu rừng phía bắc của ngọn núi với diện tích gần 600 km², phun tro cao hàng trăm mét và theo gió phát tán khắp vùng Tây Bắc Mỹ làm tối cả một vùng.
Phần phía bắc của của nó bị sập sau đó từ độ cao 2.950 m giảm xuống 2.550 m, tạo thành một miệng núi lửa dạng móng ngựa rộng 1,6 km. 
- Wikipedia -
Nguồn: Phys.org, LiveSience, Wikipedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Họa : GIỌT SẦU ĐÊM MƯA - Thơ Sông Thu

Mời Nghe Nhạc : Mời Họa : Giọt Sầu Đêm Mưa Lệ nhỏ cùng mưa những giọt sầu Âm thầm day dứt suốt canh thâu Đèn soi bóng chiếc mờ phên vách Gió...