Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Số “nô lệ hiện đại” ở Trung Quốc đứng thứ hai thế giới

ảnh từ Tweeter:nô lệ TE trong đồn điền thuốc lá)
Hôm thứ Ba (31/5), “Quỹ Tự do đi lại” (WFF-Walk Free Foundation) của Tổ chức Từ thiện Úc đã công bố báo cáo “Chỉ số nô lệ toàn cầu 2016” (Global Slavery Index). Theo đó địa bàn phân bố của 45,8 triệu “nô lệ hiện đại” hiện nay chủ yếu nằm ở Đông Á và Phi châu. Hiện tượng này rất hiếm ở Âu Mỹ. Trung Quốc có 3,39 triệu nô lệ, đứng thứ hai thế giới.

“Nô lệ hiện đại” ngày càng tăng cao

Kết quả điều tra của WFF được thực hiện qua 42.000 phỏng vấn bằng 53 ngôn ngữ trên phạm vi 167 quốc gia. Theo định nghĩa, “nô lệ hiện đại” là chỉ việc cưỡng bức lao động, kết hôn, bị ép làm việc mà không được trả công, người lao động chìm trong nợ nần, bị buôn bán hoặc bắt đi lính đối với trẻ em…
Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, số “nô lệ hiện đại” lại ngày càng tăng cao, con số trên toàn cầu năm 2014 là 35,8 triệu người. Theo báo cáo này, số nô lệ đã tăng 28% so với hai năm trước.
Ông Andrew Forrest, người sáng lập WFF cho biết, do tình trạng di dân và dân tị nạn phát triển mạnh trên toàn cầu nên ông lo lắng tình trạng nô lệ hiện đại sẽ ngày càng tồi tệ.

Trung Quốc đứng thứ hai thế giới với 3,39 triệu nô lệ

Những quốc gia đứng đầu thế giới về “nô lệ hiện đại” là Ấn Độ (18,35 triệu), Trung Quốc (3,39 triệu), Pakistan (2,13 triệu), Bangladesh (1,53 triệu), và Uzbekistan (1,24 triệu). Ngoài ra, có một số nước là thị trường lao động giá rẻ cho nhu cầu sản xuất hàng tiêu dùng của Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ và Úc.
Báo cáo “Chỉ số nô lệ toàn cầu 2016” phân tích tình hình nô lệ Trung Quốc cho biết, do tình trạng đông đảo nông dân di dân vào thành phố nên xảy ra tình trạng tỷ lệ dân số trẻ em ở nông thôn Trung Quốc tăng đột biến, có ít nhất 58 triệu trẻ em ở nông thôn rơi vào cảnh không được cha mẹ chăm sóc. Theo lý giải của chính quyền Trung Quốc, hàng năm có khoảng 10.000 trẻ cô đơn bị bắt cóc mang bán, bị bắt phải đi ăn xin, bị nhận nuôi phi pháp hoặc biến thành nô lệ tình dục. Một con số thống kê khác cho rằng, con số trẻ bị lừa mang bán hàng năm là hơn 70.000 người.
Báo cáo kêu gọi chính quyền Trung Quốc đẩy mạnh công tác thi hành luật pháp để chống lại tình trạng buôn bán người, đặc biệt là phải trừng phạt những đối tượng tham gia buôn bán người, đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và chính phủ để có biện pháp hỗ trợ người bị hại trở lại cuộc sống bình thường.

Tỷ lệ nô lệ ở Triều Tiên cao nhất toàn cầu

Quốc gia có tỷ lệ “nô lệ hiện đại” cao nhất là Triều Tiên, Uzbekistan, Campuchia, Ấn Độ và Qatar. Tỷ lệ nô lệ của Triều Tiên chiếm 4,37% dân số, cứ khoảng 20 người Triều Tiên thì có một người là nô lệ. Vô số bằng chứng cho thấy, số “nô lệ hiện đại” bị nhốt trong những trại cưỡng bức lao động ở Triều Tiên là rất nhiều, trong đó nhiều người bị bắt vì lý do chính trị. Số phụ nữ Triều Tiên bị cưỡng ép trong hôn nhân đặc biệt nghiêm trọng, họ bị bán ra người ngoài và trở thành nô lệ dưới nhiều hình thức.
Theo báo cáo, chính quyền Triều Tiên không chỉ không giải quyết được tội ác này mà còn góp phần làm cho nó tăng lên.

Chính quyền Hồng Kông chưa hành động hiệu quả

Theo báo cáo, trong hiệu quả giải quyết tình trạng “nô lệ hiện đại”, Hồng Kông là một trong những nơi yếu kém nhất thế giới.
Báo cáo cho rằng, các chính phủ Triều Tiên, Hồng Kông, Iran, Eritrea, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan quá yếu kém trong hành động ngăn chặn các tội ác của nạn buôn người, cưỡng bức lao động, hôn nhân, bóc lột tình dục…
Tuy tỷ lệ “nô lệ hiện đại” ở Hồng Kông không cao (0.404%, tức trong 9,16 triệu người có 29.500 “nô lệ hiện đại”), nhưng công tác xử lý tội ác này của chính quyền Hồng Kông quá kém, chỉ hơn Triều Tiên, một trong những nguyên nhân là họ không xem trọng tình trạng này.

“Nô lệ hiện đại” hiếm xảy ra ở Âu Mỹ

Theo báo cáo, có đến 2/3 số “nô lệ hiện đại” nằm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những quốc gia có tỷ lệ “nô lệ hiện đại” thấp nhất là Luxembourg, Ireland, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Áo, Thụy Điển, Bỉ, Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Những nước này có nền kinh tế thịnh vượng, chính trị ổn định, ít xung đột xã hội, vì thế hiện tượng người bóc lột người cũng ít.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng TrungTinh Vệ biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐÁNG GHI NHỚ