Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhờ hủy hoại môi trường


Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và tăng trưởng nhanh đến chóng mặt, đó là những gì mọi người nhìn thấy ở 1 nước Trung Quốc ngày nay. Tuy nhiên để giành được vị trí đó, chính quyền Bắc Kinh đã vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường trầm trọng và tạo thành 1 xã hội có đạo đức suy đồi, đầy rẫy bất công, tội ác và phân biệt giàu nghèo…

Tình trạng ô nhiễm ở thu đô Bắc Kinh đã vượt hết mọi thang đo về ô nhiễm, vào ban ngày người dân cũng khó có thể nhìn thấy ánh Mặt Trời


Tình trạng ô nhiễm ở thu đô Bắc Kinh đã vượt hết mọi thang đo về ô nhiễm, vào ban ngày người dân cũng khó có thể nhìn thấy ánh Mặt Trời
Theo các báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank), Trung Quốc là quốc gia ô nhiễm nhất thế giới, quốc gia này thải ra 1/4 lượng khí thải nhà kính của toàn cầu.

Trung Quốc hiện có 16 trong 20 đô thị ô nhiễm nhất trên thế giới; 4 đô thị tệ nhất nằm ở vùng Đông Bắc giàu than đá (70% nhu cầu năng lượng của Trung quốc lấy từ than đá). Mưa acid chứa SO2 từ các nhà máy điện than đá thải ra rơi trên 1/4 lãnh thổ Trung Quốc, làm giảm năng suất mùa màng và ăn mòn mọi công trình xây dựng.
Đất đai Trung Quốc cũng tàn lụi vì phát triển. Phá rừng, song song với khai thác quá mức đồng cỏ để nuôi súc vật và canh tác, đã biến các vùng ở Đông Bắc Trung Quốc thành sa mạc. Sa mạc Gôbi đang dần xâm chiếm miền Tây và Bắc Trung Quốc, lan rộng mỗi năm khoảng nửa triệu hecta.
1/4 lãnh thổ Trung Quốc nay đã thành sa mạc do mất rừng. Cục Lâm vụ Trung Quốc ước lượng là hiện tượng sa mạc hoá đã biến 400 triệu dân Trung Quốc thành người tị nạn môi sinh, phải tìm kiếm nơi ở mới. Đất đai bị ô nhiễm cũng gây lo ngại về an toàn thực phẩm.

Trung Quốc, ô nhiễm,
Theo hình ảnh chụp từ vệ tinh, phần lớn lãnh thổ Trung Quốc đã bị sa mạc hóa (phần màu vàng là màu của sa mạc)
Sông Dương Tử và sông Hoàng Hà là 2 nguồn cung cấp nước quan trọng nhất cho Trung Quốc bị ô nhiễm nặng. Sông Dương Tử tiếp nhận 40% nước cống, hơn 80% nước thải chưa qua xử lý. Sông Hoàng Hà cung cấp nước cho 150 triệu người và nước tưới cho 15% đất nông nghiệp Trung Quốc, nhưng 2/3 nước sông này không an toàn và 10% vào loại nước cống thải.
Theo báo cáo của cơ quan nước ngọt Trung Quốc dự báo, lượng mưa ở lưu vực 3 con sông trong 7 lưu vực chính của Trung Quốc, nghĩa là các vùng xung quanh sông Hoài, sông Liêu và sông Hải sẽ giảm, làm mất đi 37% sản lượng lúa mì, lúa gạo và bắp vào năm 2050. Để sản xuất một đơn vị hàng hoá, Trung Quốc phải tiêu thụ tài nguyên gấp 7 lần so với Nhật Bản, 6 lần so với Hoa Kỳ và 3 lần so với Ấn Độ.

Theo nhiều dự báo, nếu con người cứ khai thác như mức hiện nay, trong số các tài nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái tạo được) có thể duy trì: sắt được 173 năm, than được 150 năm, nhôm được 55 năm, đồng được 48 năm, vàng được 29 năm; các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm trong 170 năm nữa sẽ bị đốn hết, trong đó, mưa rừng nhiệt đới có thể hết nhẵn sau 40 năm nữa.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện nay trên trái đất đã không còn tìm thấy một vùng đất nào hoàn toàn không bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường trái đất không chỉ tạo ra khủng hoảng sinh thái mà còn tạo ra khủng hoảng sinh tồn của con người.
Xem thêm :
Nguồn nước ở Trung Quốc bị làm ô nhiễm đến mức độ nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (Đỗ Chiêu Đức)

Tạp Ghi và Phiếm Luận :                         NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN                                                               ...