Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 19/03/2018
Đêm xuống lạnh, cái lạnh đầu thu buốt giá, nhiều đứa con gái đứng thập thò một mình, ở một góc đường của thành phố kỹ nghệ Turin, nhiệt độ thấp vừa đủ đóng băng nhưng họ chỉ vỏn vẹn mặc váy ngắn và áo hở ngực hở lưng, bên các cột đèn điện vàng vỏ, quanh mấy cái lò đốt củi lộ thiên, tay xoa tay rùng mình, mặt dáo dác nhìn ra xa, làm như chờ ai, thỉnh thoảng vẫy tay chào những chiếc xe hơi chầm chậm ngang qua mời mọc.
Những đứa con gái chờ khách trên đường phố này chỉ là một số nhỏ của làn sóng người tỵ nạn từ các quốc gia vùng bán sa mạc Sahara, bỏ nước tìm đến đất Âu châu với hy vọng có được một cuộc đời tốt đẹp hơn. Trong năm 2016, có khoảng 11 ngàn đàn bà con gái xứ Nigeria đến đất Ý bằng đường biển, phần lớn trở thành nạn nhân của mạng lưới mãi dâm ở đây, sau một hành trình dài thảm thương chịu đựng mọi sự ác nghiệt trên đường trốn đi, từ hiếp dâm, hành hạ, tới đánh đập và những hiểm nguy tột cùng vượt Địa trung hải trên các con thuyền bằng nhựa ni – lông.
Một trong số đó là cô con gái tên Becky, 17 tuổi, tìm đến đất Âu châu từ một làng quê nhỏ ở tiểu bang Edo của Nigeria khi mới vừa lên 15 tuổi, là một cô nhi, Becky được nuôi lớn bởi một gia đình nghèo, cô làm “người ở đợ” cho một người đàn bà giàu Nigerian nhưng lại ước mơ sẽ trở thành bác sĩ một ngày nào đó, con gái của bà chủ nhân này sống ở Âu châu và qua thư từ và hình ảnh từ đó gởi về, làm cho lòng Becky tràn ngập mộng mơ một trời thiên đàng về cuộc sống ở xứ người. Ngồi bên mép cái giường ọp ẹp trong căn lều của trại tạm trú tỵ nạn cho phụ nữ ở Turin, Becky ngậm ngùi kể lại, “con gái bà chủ bảo cô rằng, khi Becky đến được Âu châu thì cô sẽ có dịp may mọi thứ, sẽ đến trường học, tất cả đều tốt đẹp hết cho mọi người”, con gái bà chủ còn nói thêm, “Becky có thể làm bất cứ những gì cô muốn, ở đây là thế giới của tự do, cô bảo “nếu Becky muốn vậy, thì người chị của cô sẽ đưa đi”, Becky vui mừng quá đổi, cô muốn đi ngay thôi.
Chuyến đi của Becky bắt đầu, từ lúc băng qua xứ Niger láng giềng rồi vào đất Libya, cô bị giữ trong một trại tạm giam khoảng chừng 5 tháng, 5 tháng này cô đã trải qua không biết bao nhiêu là đau đớn, bị bọn canh giữ hiếp dâm nhiều lần, những người mà Becky gọi là dân vệ quân Libyan. Với giọng nức nở, theo cô, đây là những ngày đen tối nhất trong đời mình, Becky miêu tả, bọn này tát mạnh vào mặt để buộc cô thức dậy và đôi khi họ hiếp dâm cô trước mặt những người tỵ nạn khác cũng ở chung một láng trại, cô gào thét, cô la to nhưng không một ai tới cứu, đám canh tù này mặc tình hiếp dâm thỏa thích và làm bất cứ chuyện gì họ muốn làm với con gái, không được nói không, không có một sự lựa chọn. Sau khi cô trả được số tiền chuộc mạng cho bọn “buôn người” Becky được tự do nhưng khổ đau của cô tới đó chưa phải là chấm dứt. Becky mang thai nhưng xẩy thai sau khi bọn “buôn người”cho cô uống chất thuốc nước gì đó, cô không biết thuốc gì, chỉ biết là họ đưa cho cô một chai nước bảo uống, máu chảy tuôn ra sau đó, kèm theo những cơn đau dữ dội.
Rồi bọn “buôn người” đưa Becky cùng bốn cô gái đồng hương khác tới một trại tỵ nạn ở Sicily, đúng ra là tới một cái đảo ở Palermo, lúc này cô hy vọng ở đây sẽ có việc làm, và thật ra cô cũng không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Becky hiện thiếu bọn “buôn người” số nợ 35 ngàn tiền Âu châu, tiền công đưa cô tới Âu châu, do đó và cũng vì đó, họ cưỡng bức Becky làm gái điếm, đứng đường kiếm khách để trừ số nợ. Họ sắm sửa áo quần, làm tóc làm tay, phấn son, nước hoa ... nhưng Becky cũng chưa biết họ đang làm gì, rồi đưa thêm cho cô một túi đựng “bao cao su ngừa bệnh”. Giờ cô mời hiểu ra nhưng cô không làm gì khác hơn được, họ chở cô ra khúc đường có gái điếm đứng mời khách khác, ra lệnh phải đem về cho họ 200 tiền Âu châu cuối ngày, theo lời Becky, nếu có, một người khách trả tối đa một lần là 30 tiền Âu châu, như vậy tính ra có bao nhiêu người cô phải “ngủ với họ” để có số tiền đó, như thế cứ tiếp tục trả nợ, trả nợ mà không biết khi nào sẽ trả dứt. Becky nhớ lại, cô quyết liệt từ chối không chịu làm, khi về lại nhà chủ chứa không một đồng nào, sáng hôm sau, Becky đã bị họ cho người đánh đập cô một cách tàn bạo, gây cho cô thương tích toàn thân người.
Cũng may, Becky đã tìm cách thoát thân được, cô không còn làm gái đứng đường, hiện được tổ chức “PIAM”, một tố chức từ thiện cho người di dân, được thành lập bời một người Nigerian, cũng là nạn nhân của bọn “buôn người” trước đây, Inyang Okokon, giúp đở, tổ chức PIAM đã giúp cứu sống 400 người đàn bà Nigerian kể từ ngày thành lập năm 1999, PIAM cung cấp cho Becky và một số cô gái trẻ Phi châu khác nhà ở, học tiếng Ý và tập làm nghề đồ sứ tại một cái xưởng nhỏ.
Phó biện lý thành phố Turin, ông Paolo Borgna, người đã làn công việc theo dỏi và điều tra việc đưa phụ nữ Nigerian lậu cho biết, những cô bị ép làm gái điếm thường ngày càng là những cô trẻ tuổi hơn. Ông nói thêm, rất khó có được những bản báo cáo từ các nạn nhân cho cảnh sát, chính phủ Ý có chính sách trợ giúp tư cách tạm trú hợp pháp cho nạn nhân nào đến cho cảnh sát biết tin tức nhưng chưa có, những người hiện đang xin tỵ nạn đã được chấp thuận cho phép tạm thường trú trong khi chờ đợi cứu xét nhưng thủ tục thường kéo dài nhiều năm. Tuy được gọi là có may mắn, đã thoát khỏi bàn tay của bọn “buôn người” nhưng cái khổ đau mà cô trải qua vẫn còn ám ảnh nặng nề, cho nên hiện Becky vẫn thường xuyên gặp bác sĩ tâm lý, để giúp cô giảm bớt dần sự khủng hoảng tinh thần này.
Ở quê nhà, Becky lên tiếng muốn nhắn nhủ với những ai nghĩ tới chuyến hành trình tìm đến Âu châu, cô cảnh báo “có rất nhiều người, nếu bảo họ đừng đi, họ sẽ không chịu nghe, bởi vì họ nghĩ sống ở ngoại quốc là cuộc sống tốt đẹp hơn bao giờ hết, một người đều muốn tới đây, mọi người đều muốn nhìn thấy nó như thế nào nhưng nó không phải là những gì mà họ nghĩ, cô sẽ không khuyên bất cứ ai, đi cùng con đường của cô đã đi, vì cô có chút may sống còn nhưng họ có thể không được như vậy”.
Thuyên Huy
Monday 19.03.2018
Không thể dễ dàng sống nơi đất khách quê người
Trả lờiXóa