Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

FM974 Úc Châu:Nam Dương: Cấm Không Được Nói Tới Ma

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 26/03/2018
   Ernest Sirega, người hướng dẫn viên du lịch tại ngôi nhà Tjong A Fie, một địa điểm du lịch nổi tiếng cổ xưa ở Medan, Nam Dương, trầm giọng giãi thích, họ đã không còn được phép nói, không được bàn tán về những chuyện ma nữa.
    Ngôi nhà Tjong A Fie, xây năm 1895, chủ nhân là ông Tjong A Fie, một thương gia người Hoa thành đạt được biết tới như là một trong những người cha dựng nên thành phố này, tháng Giêng năm 2018, chuyện của ngôi nhà đã gây ra nhiều tranh luận mang tính cách bảo thủ, khi đài truyền hình số 7 địa phương cho trình chiếu một loạt phim có tựa đề “Bí mật của lâu đài Tjong A Fie”, người sản xuất bộ phim cho thân nhân của ông Tjong A Fie biết, họ chỉ muốn nói đến lịch sử của ngôi nhà thôi, tuy nhiên, khi phim chiếu có đoạn cho là ngôi nhà bị một con ma cà rồng tóc quắn ám và tấm hình ghê rợn của Tjong A Fie với cặp mắt trợn trừng mở rộng, nhìn theo nhóm người đến xem đi chung quanh căn phòng. Gia đình ông Tjong A Fie hết sức giận dữ trước những gì mà họ xem được và cho rằng đó là một sự tường thuật giả dối, Mimi fie, một trong các người cháu của Tjong, biểu lộ thái độ căm tức trong buổi phỏng vấn với tờ tin mạng điện tử Tribu – Medan, cô bảo toàn bộ phim có mục đích kỳ thị cho nên nó không nên được trình chiếu. Người ta có thể chỉ trích việc làm ra bộ phim này vì nhiều lý do nhưng trên thực tế, tại Nam Dương, ma là một cái gì đó khá quan trọng dính líu rất nhiều trong mọi khía cạnh của đời sống hàng ngày.
   Nam Dương là một quốc gia có số dân Hồi giáo lớn nhất trên thế giới, 80% dân số là người theo đạo Hồi, là một tôn giáo cấm đoán việc tin tưởng ma quỷ, còn nữa, chuyện tin ma quỷ là chuyện hết sức rộng rãi và phổ thông có gốc rễ tại đảo quốc này từ thời kỳ chưa có đạo Hồi, Nam Dương có rất nhiều hình ảnh ma quỷ đáng kể như con ma huyền bí ở địa phương tên “pocong” (xác người chết quấn trong vỏ cây, vải thô như xác ướp Ai cập) cho đến ma cà rồng nữ “kuntilanak”. Những câu chuyện ma ở miền này miền kia được người dân Nam Dương tin có nhiều nguồn gốc từ thuyết vạn vật hữu linh, liêu trai chí dị  cỗ xưa Trung Hoa, tổ tiên ông bà và sự tin tưởng của người nghèo khổ là tương lai tốt đẹp sẽ đến đời sau, kiếp sau.
   Amir Muhammad, một nhà quan sát về văn hóa, viết lời tựa cho cuốn “The Malaysian Book of Undead” rằng “những con ma mà người dân chọn để tin vào cũng nói lên nhiều điều về thái độ của họ về giống phái, môi trường thiên nhiên và ngay cả chủng tộc. Khi nói tới giống phái, ma của người Nam Dương thường là con ma đàn bà, một trong những chuyện ma khá nổi tiếng là chuyện “lang suir”, con ma này là linh hồn của một người đàn bà chết lúc sinh con hay sinh ra đứa con còn sống, một chuyện khác là “sundel bolong” nói về người đàn bà bị hiếp dâm, mang thai rồi cũng chết trong lúc sinh con, từ những câu chuyện như vậy, cho người ta thấy tại sao người Nam Dương sợ  hãi, phần lớn chuyện cỗ tích ma đều có liên quan tới ma nữ, đều là nạn nhân và nội dung mỗi chuyện ma có cùng biểu tượng của bạo lực đối với phụ nữ, họ bị đối xử bất bình đẳng và bị xâm phạm bạo động tình dục, họ là những người nghèo khó không hưởng được các dịch vụ y tế.
   Damayana, một người viết văn địa phương ghi nhận rằng, Nam Dương có con số trẻ em tử vong cao, với 305 em chết trong số 100 ngàn em sinh ra năm 2015, trong khi đó ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ là 12 trên 100 ngàn, ở Nam Dương có nhiều báo cáo về các vụ hiếp dâm hơn là cướp bóc có súng hay vũ khí nhọn khác, dựa trên kết quả này, chuyện ma nữ ở Nam Dương không chỉ là chuyện thần thoại ma quái mà thật ra nó gióng lên tiếng vang cho những vấn đề nan giải đối với người phụ nữ nước này như việc nguy hiểm khi sinh nở của người dân nông thôn hẽo lánh hay có cơ hội bị tấn công bạo động, sự sợ hãi xã hội và chính trị gần như cột chặt với nhau trong những câu chuyện cỗ tích về ma của Nam Dương. Những ý niệm bảo thủ quanh chuyện lâu đài Tjong A Fie, bao gồm sự cáo buộc kỳ thị chống người Hoa, là một sự kiện khá đặc biệt, Medan là thị trấn nơi xãy ra vụ bạo loạn năm 1998 mà người dân Nam Dương nhắm vào cộng đồng người Hoa, đã làm cho hơn 1000 người chết. Phần khác, việc này đưa người ta quay lại thời kỳ chống cộng sản của những năm 1965 -1966, một trong các thời kỳ đen tối nhất của lịch sử Nam Dương, có hơn 500 ngàn người chết, bao gồm hàng ngàn người Hoa.
   Vẽ nên hình ảnh ngôi nhà Tjong A Fie là một lâu đài ma ám, bộ phim vừa rồi đã bỏ qua dịp may bàn luận về cái di sản đóng góp quan trọng của người Nam Dương gốc Hoa nhưng lại cố tình ủng hộ ý niệm chính trị vốn ăn sâu trong đầu người dân Nam Dương, người Nam Dương gốc Hoa là cái gì đó đáng sợ ngay cả trong cái chết, ma và bạo động chính tri trộn lẩn nhau trên khắp miền của đất nước còn in hằn dấu tích phún xuất thạch này. Những chuyện ma cũng được dùng tới để biện hộ cho các việc vi phạm luật pháp, dân làng ở Mandailing Natal, phía bắc đảo Sumatra, vừa qua đã giết một con cọp Sumatra được bảo vệ vì họ lầm lẩn nó là “siluman”, một thứ quỷ dữ quyền năng. Móng chân cọp, răng, da, bộ phận bên trong và lông được lấy sạch, đem bày bán ngoài chợ đen nơi có giá cao vì cho rằng những thứ đó là loại thuốc đông y quý hiếm, thay vì nhìn nhận việc giết con cọp vì lý do an toàn hay lấy da lấy xương, dân làng này cho rằng, họ hành động dựa trên sự sợ hải thế giới thần linh. Dùng lý do tin vào ma để biện minh cho những việc làm phạm pháp cũng thường xãy ra ở các vùng nông thôn, ngay cả viên chức làng xã hay chính trị gia có tên tuổi cũng dựa vào chuyện ma mà biện bạch cho việc hối lộ tham nhũng, lạm dụng quyền thế hoặc che đậy sự thất bại của mình.
   Chuyện ma, chuyện thần linh, yêu tinh còn được xem là một cách để giải thích những điều không thể giải thích, nhất là những thất bại của chính quyền, thí dụ, khi chuyến bay Air Asia từ thành phố Surabaya đi Tân Gia Ba cuối năm  2014, thị trưởng thành phố Jakarta lúc bấy giờ, ông Basuki “Ahok” Purnama cho rằng có sự ám ảnh của ma và các hiện tượng thần linh bí ẩn khác trong vùng đảo Kalimatan, nơi người ta tìm thấy xác chiếc phi cơ. Chiếc phi cơ của hảng Air Asia rớt nổ tung, chết 162 hành khách, trong khi công chúng nhức đầu chờ tìm ra nguyên nhân, chưa có một sự giải thích thỏa đáng thì thị trưởng Purnama lại dùng lập luận có ma quỷ này trước công chúng, nhưng sau đó ông nói rằng, ông chỉ đùa thôi.
   Ma cũng là yếu tố quyết định việc “dựng vợ gã chồng” ở Nam Dương, một hiện tượng đã có lâu đời mà cha mẹ tin vào đó với ý muốn tốt cho con cái, trên đảo Sumba, người dân đều tin rằng mọi gia đình đều thuộc vào hồn ma “suanggi”, linh hồn của con ma cà rồng hiền từ ở bên trong con người của họ, vì vậy cũng do từ sự tin tưởng này, gia đình con trai sẽ chấp thuận ngay nếu cô bạn gái của anh ta là người từ một gia đình được xác định là “suanggi”.
   Bất kể sự tin tưởng khó hiểu này tác động lên những việc như cưới hỏi, sức khỏe hay đời sống chính trị ra sao, con ma hay linh hồn khuất mặt đều hiện diện trong mọi sinh hoạt đời sống hàng ngày ở Nam Dương, sự tin tưởng này đã ăn sâu và sẽ vẫn kéo dài trong tiềm thức dân chúng như nó đã có từ  bao đời qua mặc dù bị cấm đoán bởi những điều răn dạy của Hồi giáo hay của chính quyền.

Thuyên Huy
Monday 26.03.2018  

1 nhận xét:

QUAN SÁT CƠ THỂ (Pinterest )