NGÀY XUÂN ĐỌC 2 Bài THƠ ĐƯỜNG
Có một bạn gởi lời yêu cầu: ” Anh đừng chọn thơ nhớ quê nữa, buồn quá ! Ngày xuân, chọn thơ nào vui vui, nổi tiếng mà ít người biết á ! “. Cái nầy là làm khó thầy Đồ rồi đây, chọn thơ vui vui thì dễ rồi, còn thơ nổi tiếng mà ít người biết là làm khó nhau rồi. Đã nói là nổi tiếng thì phải nhiều người biết, chớ làm sao ít người biết được !?. Nhưng thôi, Đồ tui cũng rán đây, và xin nói trước là sẽ chọn một bài thơ HAY (nổi tiếng không thì chưa biết) mà ít người biết nhé !
Xin mời cùng đọc bài ” VỊ HỮU ” 爲有của Lý Thương Ẩn 李商隱 đời Đường sau đây:
- VỊ HỮU của LÝ THƯƠNG ẨN :
VỊ HỮU 爲 有
Vị hữu vân bình vô hạn kiều , 爲有雲屏無限嬌,
Phụng thành hàn tận phạ xuân tiêu . 鳳城寒盡怕春宵.
Vô đoan giá đắc kim qui tế , 無端嫁得金亀婿,
Cô phụ hương khâm sự tảo triều . 辜負香衾事早朝 .
Bản viết tay năm 1972
CHÚ THÍCH :
* Lý Thương Ẩn, tự là Nghĩa Sơn, hợp cùng Đỗ Mục, thành một cặp Lý Đỗ ở buổi Tàn Đường. Tài hoa và tiếng tăm cũng không thua gì cặp Lý Đỗ già, là Lý Bạch và Đỗ Phủ của buổi Sơ Đường…..
* chữ VỊ :
Có 3 hình thức viết như sau : Giản thể : 为
Phồn thể : 為 và 爲.
Có 2 âm đọc như sau : VI ( không có dấu nặng ) là Làm, Ví dụ : Vi nhân nan ; Làm người khó. ” Ấu bất học, lão hà VI ” : Nhỏ mà không học, lớn làm ” Đại Úy “( Hà vi là làm gì, ý nói là làm được gì ! ” Thanh tịnh vô VI ” là chữ VI nầy đây.
Đọc là VỊ ( có dấu nặng ) : Có 2 nghĩa, khi là Giới từ ( preposition ) thì có nghĩa là Vì, như tựa của bài thơ trên : Vị Hữu là Vì Có.
Khi là Nghi vấn tự thì có nghĩa Vì sao?. Ví dụ : Vi hà 爲何? là Tại làm sao, là Vì lẽ gì ?
* Phụng thành : là một tên khác để gọi Kinh thành, nơi nhà Vua đóng đô.
* Xuân tiêu : là đêm xuân, trời chỉ se se lạnh, là thời khắc tuyệt vời nhất cho đôi lứa yêu nhau, nhất là những cặp vợ chồng son, nên chi người xưa cũng đã nói : Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim ( đêm xuân một khắc giá đáng ngàn vàng !).
* Vô đoan : là khi khổng khi không, là những khiến xui không có tính toán trước, là tự dưng đưa đẩy. Ở đây là lời nói nũng nịu của nàng mệnh phụ…
* Kim Quy Tế : Kim quy là rùa vàng. Tế là chàng rể, là chồng, xưa gọi chồng là Phu Tế. Đời Đường, hễ làm quan mà có phẩm trật, thì mặc áo có thêu hình con rùa viền chỉ vàng, con rùa càng vàng thì quan càng cao, lâu dần thành Thành ngữ, bây giờ người Hoa vẫn còn sử dụng từ KIM QUY TẾ để chỉ những chàng rể giàu sang quyền quý. Các cô gái người Hoa kén chồng giàu, gọi là đang Điếu Kim Quy, nghĩa là đang Câu Rùa Vàng.
* Hương khâm : hương là thơm, khâm là cái mền, cái chăn. Hương khâm là gối chăn thơm phức.
* Sự : là phụng sự là thờ phượng nhà Vua.
* Tảo Triều : Buổi chầu sớm, thường thì vào khoảng canh năm, cho nên canh tư phải thức dậy rồi, giờ đó mà phải rời bỏ gối chăn thơm phức thì oan uổng thiệt !….
Có 3 hình thức viết như sau : Giản thể : 为
Phồn thể : 為 và 爲.
Có 2 âm đọc như sau : VI ( không có dấu nặng ) là Làm, Ví dụ : Vi nhân nan ; Làm người khó. ” Ấu bất học, lão hà VI ” : Nhỏ mà không học, lớn làm ” Đại Úy “( Hà vi là làm gì, ý nói là làm được gì ! ” Thanh tịnh vô VI ” là chữ VI nầy đây.
Đọc là VỊ ( có dấu nặng ) : Có 2 nghĩa, khi là Giới từ ( preposition ) thì có nghĩa là Vì, như tựa của bài thơ trên : Vị Hữu là Vì Có.
Khi là Nghi vấn tự thì có nghĩa Vì sao?. Ví dụ : Vi hà 爲何? là Tại làm sao, là Vì lẽ gì ?
* Phụng thành : là một tên khác để gọi Kinh thành, nơi nhà Vua đóng đô.
* Xuân tiêu : là đêm xuân, trời chỉ se se lạnh, là thời khắc tuyệt vời nhất cho đôi lứa yêu nhau, nhất là những cặp vợ chồng son, nên chi người xưa cũng đã nói : Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim ( đêm xuân một khắc giá đáng ngàn vàng !).
* Vô đoan : là khi khổng khi không, là những khiến xui không có tính toán trước, là tự dưng đưa đẩy. Ở đây là lời nói nũng nịu của nàng mệnh phụ…
* Kim Quy Tế : Kim quy là rùa vàng. Tế là chàng rể, là chồng, xưa gọi chồng là Phu Tế. Đời Đường, hễ làm quan mà có phẩm trật, thì mặc áo có thêu hình con rùa viền chỉ vàng, con rùa càng vàng thì quan càng cao, lâu dần thành Thành ngữ, bây giờ người Hoa vẫn còn sử dụng từ KIM QUY TẾ để chỉ những chàng rể giàu sang quyền quý. Các cô gái người Hoa kén chồng giàu, gọi là đang Điếu Kim Quy, nghĩa là đang Câu Rùa Vàng.
* Hương khâm : hương là thơm, khâm là cái mền, cái chăn. Hương khâm là gối chăn thơm phức.
* Sự : là phụng sự là thờ phượng nhà Vua.
* Tảo Triều : Buổi chầu sớm, thường thì vào khoảng canh năm, cho nên canh tư phải thức dậy rồi, giờ đó mà phải rời bỏ gối chăn thơm phức thì oan uổng thiệt !….
DỊCH NGHĨA :
VÌ CÓ …
Vì có bức bình phong vẽ mây ngũ sắc đẹp vô vàn, nên ở đất Kinh thành nầy lúc cuối đông hết lạnh, lại thấy lo sợ cho những đêm xuân, vì khi khổng khi không lại lấy phải ông chồng làm quan lớn thế nầy, nên chi sáng xuân ( là thời khắc mặn nồng của đôi lứa ) ông ta lại phụ rãi bỏ mặc nệm ấm chăn êm thơm phức để đi chầu Vua mỗi buổi sáng sớm.!.
VÌ CÓ …
Vì có bức bình phong vẽ mây ngũ sắc đẹp vô vàn, nên ở đất Kinh thành nầy lúc cuối đông hết lạnh, lại thấy lo sợ cho những đêm xuân, vì khi khổng khi không lại lấy phải ông chồng làm quan lớn thế nầy, nên chi sáng xuân ( là thời khắc mặn nồng của đôi lứa ) ông ta lại phụ rãi bỏ mặc nệm ấm chăn êm thơm phức để đi chầu Vua mỗi buổi sáng sớm.!.
DIỄN NÔM :
Vì có bình phong đẹp lắm mầu
Kinh thành hết lạnh, sợ canh thâu
Khéo xui lấy được ngài quan lớn
Phụ bạc gối chăn, sớm phải chầu !
Lục Bát :
Bình phong đẹp đẽ yêu kiều
Phụng thành đông hết, xuân tiêu đêm dài
Vô duyên lấy phải quan ngài
Gối chăn bỏ hết mặc ai,… đi chầu !
Đây là một bài thơ HAY mà ít người biết, xin giới thiệu để các bạn đọc cho vui, và…..
… Các bạn có nhớ gì không ? Bài thơ nầy làm ta nhớ lại tâm lý của người thiếu phụ luôn luôn bị chồng lỗi hẹn vì mắc chạy theo lợi nhuận trong bài GIANG NAM KHÚC của LÝ ÍCH dưới đây:
… Các bạn có nhớ gì không ? Bài thơ nầy làm ta nhớ lại tâm lý của người thiếu phụ luôn luôn bị chồng lỗi hẹn vì mắc chạy theo lợi nhuận trong bài GIANG NAM KHÚC của LÝ ÍCH dưới đây:
GIANG NAM KHÚC của LÝ ÍCH
2. GIANG NAM KHÚC của LÝ ÍCH :
” Giang Nam Khúc ” 江南曲 của Lý Ích 李益
嫁得瞿塘賈, Giá đắc Cù Đường cổ
朝朝誤妾期。 Triêu triêu ngộ thiếp kỳ
早知潮有信, Tảo tri triều hữu tín
嫁與弄潮兒。 Giá dữ lộng triều nhi !
朝朝誤妾期。 Triêu triêu ngộ thiếp kỳ
早知潮有信, Tảo tri triều hữu tín
嫁與弄潮兒。 Giá dữ lộng triều nhi !
CHÚ THÍCH :
* Giang Nam khúc : là Khúc hát của xứ Giang Nam, bài thơ nầy được trích trong phần Nhạc Phủ ( những bài thơ dùng để phổ nhạc theo các điệu hát dân gian, như ca dao của ta vậy ! ).
* Giá : là gã , là lấy chồng. Ta thấy trong bài có 2 từ kép, Giá Đắc :
là gã được cho ai đó, lấy được ai đó, thường chỉ chuyện đã rồi. Giá Dữ : Gã với, gã cho, tức là lấy ai đó, có thể đã hoặc chưa xảy ra.
* CỔ 賈 : Chữ nầy được đọc bằng 2 âm và cũng có 2 nghĩa khác nhau :
1. Đọc là Cổ : Có nghĩa là lái buôn, con buôn, người làm ăn buôn bán.
2. Đọc là Giả : Là họ Giả ( Ví dụ : Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng ).
* Triêu 朝 : Chữ nầy cũng có 2 cách đọc và 2 nghĩa như sau :
1. Đọc là Triêu : có nghĩa là Buổi sáng, hoặc chỉ có nghĩa Buổi thôi, như trong câu : Dưỡng quân thiên nhật, dụng tại nhất TRIÊU. Có nghĩa : Nuôi quân ngàn ngày,( chỉ ) dùng trong một BUỔI.
2. Đọc là Triều : Nếu là danh từ thì có nghĩa là Trào, ví dụ : Triều đại…
Nếu là động từ thì có nghĩa là Chầu, ví dụ : Câu thơ cuối của bài thơ VỊ HỮU nêu trên : ” Cô phụ hương khâm sự tảo TRIỀU ” đó.
* Ngộ : Là làm lở vở, ở đây ” Ngộ…Kỳ ” là lở kỳ hẹn, là trễ hẹn.
* Triều 潮 : Triều nầy có 3 chấm thủy đằng trước nên có nghĩa là nước thủy triều. Một nghĩa nữa Triều là Sóng. Ví dụ Tân Triều : là đợt sóng mới.
* Lộng Triều Nhi : Người chuyên biểu diễn về các màn bơi, chèo, nhào lộn trên sông nước. Ở xứ Giang Nam, sông ngòi chằng chịch cũng giống như là vùng đồng bằng Sông Cửu Long miền Lục Tỉnh của ta vậy, nhưng của ta địa phận nhỏ nhoi, còn xứ Giang Nam bao gồm các tỉnh lớn như Giang Tô, Chiết Giang… chẳng hạn , nên họ có rất nhiều trò kỷ xảo trên sông nước, còn của xứ ta thì chỉ giỏi bơi chèo,lội nước. Cho nên từ ” Lộng triều Nhi ” chỉ tạm dịch là Chú lái đò hoặc Anh chèo đò chuyên nghiệp mà thôi.
DỊCH NGHĨA :
Khúc hát xứ Giang Nam
Lấy được chú lái buôn ở xứ Cù Đường,( là một điều may mắn đó, thường thì các lái buôn nầy rất giàu ). Nhưng… ngày nào cũng lỗi hẹn với thiếp cả ! ( chỉ lo đi tìm lợi nhuận ). Nếu sớm biết trước, nước thủy triều lên xuống đúng hẹn, không sai bao giờ. Thì thà trước kia lấy gã chèo đò cho xong !
Khúc hát xứ Giang Nam
Lấy được chú lái buôn ở xứ Cù Đường,( là một điều may mắn đó, thường thì các lái buôn nầy rất giàu ). Nhưng… ngày nào cũng lỗi hẹn với thiếp cả ! ( chỉ lo đi tìm lợi nhuận ). Nếu sớm biết trước, nước thủy triều lên xuống đúng hẹn, không sai bao giờ. Thì thà trước kia lấy gã chèo đò cho xong !
Bản viết tay Giang Nam Khúc năm 1972
DIỄN NÔM :
Thơ 6 chữ :
Lấy phải Cù Đường thương lái
Thường ngày bỏ thiếp nằm co
Lớn ròng nước kia đúng hẹn
Biết trước, lấy gả chèo đò !
Lục Bát :
Ai xui lấy lái Cù Đường
Ngày ngày bỏ thiếp sầu thương muộn phiền
Đầy vơi dòng nước thường xuyên
Phải dè lấy gả chèo thuyền cho xong !
Lấy phải Cù Đường thương lái
Thường ngày bỏ thiếp nằm co
Lớn ròng nước kia đúng hẹn
Biết trước, lấy gả chèo đò !
Lục Bát :
Ai xui lấy lái Cù Đường
Ngày ngày bỏ thiếp sầu thương muộn phiền
Đầy vơi dòng nước thường xuyên
Phải dè lấy gả chèo thuyền cho xong !
Cũng như bài ” Vị Hữu ” , đây cũng là một bài thơ thuộc loại ” Khuê oán ” ( nỗi buồn thương oán trách ở chốn khuê phòng ) ngày xưa. Trong bài thơ nầy, Cái ” oán ” lên cao ở chữ ” ngộ ” và chữ ” triêu triêu ” ( Triêu triêu NGỘ thiếp kì ), rồi bộc phá ở 2 câu chót ( Tảo tri triều hữu tín, Giá dữ lộng triều nhi ). Ta thấy, tình yêu nam nữ ở bất cứ thời đại nào cũng mãnh liệt vô cùng, bị rào cản đạo đức của Nho giáo, nàng mệnh phụ chỉ oán trách thôi, rồi cam chịu lạnh lẽo trong… nệm ấm chăn êm, còn nàng ” thương lái ” nầy thì thực tế hơn, nhân bản hơn, mãnh liệt hơn…nói lên tiếng nói của con tim yêu đương cuồng nhiệt, xé rào Nho gia ở chữ ” Tảo tri ” (sớm biết ) mà tôi đã rán dịch cho xác ý là ” Phải dè “…. Nhưng tựu trung, vẫn là để diễn tả cái ” oán ” đã lên đến cực điễm, chớ vẫn chưa dám “xé rào” thật ! . Vì, nước thủy triều thì lên xuống đúng hẹn, nhưng ” gả chèo đò ” chưa chắc đã về nhà đúng hẹn đâu ( mắc ” đi nhậu ” chẳng hạn…)!!! . ” Oán ” thì nói ” lẫy ” thế thôi, chứ lấy chồng thương buôn giàu có vẫn hơn là lấy anh chèo đò để uống nước sông….cầm hơi à ?!
Qua 2 bài thơ xưa, chúng ta cũng thấy, đề tài ” tình yêu ” là đề tài muôn thuở. Trời sanh ra nam nữ bình đẳng, xã hội phát sinh ra đạo Nho, thành ra trọng nam khinh nữ, ức chế tình yêu của nữ giới, nhưng có được đâu, nhu cầu đòi hỏi, khao khát tình yêu vẫn thể hiện qua từng thời đại. Giàu sang như anh lái buôn Cù Đường, quyền quý như ông ” Kim quy tế ” mà lơ là trong tình yêu, thì vẫn tạo nên tiếng ” oán” như thường…..Mới biết tình yêu mãnh liệt và vĩ đại biết bao nhiêu !!!……
Qua 2 bài thơ xưa, chúng ta cũng thấy, đề tài ” tình yêu ” là đề tài muôn thuở. Trời sanh ra nam nữ bình đẳng, xã hội phát sinh ra đạo Nho, thành ra trọng nam khinh nữ, ức chế tình yêu của nữ giới, nhưng có được đâu, nhu cầu đòi hỏi, khao khát tình yêu vẫn thể hiện qua từng thời đại. Giàu sang như anh lái buôn Cù Đường, quyền quý như ông ” Kim quy tế ” mà lơ là trong tình yêu, thì vẫn tạo nên tiếng ” oán” như thường…..Mới biết tình yêu mãnh liệt và vĩ đại biết bao nhiêu !!!……
(Trích Đường Thi Tuyển Dich của Đỗ Chiêu Đức )
Bài thơ rất hay
Trả lờiXóa