Hóa ra, tiêm chủng không chỉ vì bản thân bạn, mà còn là trách nhiệm xã hội.
Một người chống vắc-xin có thể dự trữ trong đầu họ một loạt luận cứ
“khoa học”, nhằm thuyết phục một ai đó phản đối tiêm chủng giống họ.
Chiến thuật của những người này là đánh vào cảm xúc, lan truyền sự sợ
hãi vô căn cứ về vắc-xin.
Nếu không trang bị kiến thức khoa học thực sự, có lẽ nhiều người sẽ
gật đầu khi nghe rằng vắc-xin là mầm bệnh, chúng còn chứa nhôm và thủy ngân và bởi vậy vắc-xin sẽ gây hại.
Nhưng sự thật có phải vậy hay không? Hãy cùng giải mã 7 quan điểm phản khoa học mà những người chống vắc-xin hay nói đến nhất:
1. Vắc xin độc vì chứa các hóa chất "nguy hiểm" như MSG, chất chống đông máu, phenol, formaldehyde, nhôm và chì?
Thực ra, độc tính là một khái niệm định lượng, có nghĩa là nó được
quyết định bởi liều chứ không phải bản thân chất hóa học. Chỉ có điều
liều lượng đủ để gây độc tính của các chất là khác nhau.
Chẳng hạn, nước lọc cũng có độc tính, nếu bạn uống đến một liều lượng
cỡ 5 l/ngày, nó sẽ làm hạ natri máu thậm chí gây tử vong. Các chất nguy
hiểm hơn có độc tính mạnh hơn, chẳng qua là liều gây độc của chúng thấp
hơn. Ví dụ với thủy ngân, ở liều lượng 1mg/m3 không khí đã gây độc.
Mặc dù có rất nhiều loại vắc-xin chứa các hóa chất như nhôm, thủy
ngân và formaldehyde, nhưng liều lượng của các hóa chất này rất rất nhỏ,
nhỏ dưới mức độc hại.
Chẳng hạn, vắc-xin có chứa một lượng nhôm nhỏ để giúp làm cho các mũi
chích ngừa hiệu quả hơn. Nhưng liều lượng nhôm có trong một mũi vắc-xin
chỉ là 0.125 mg, thấp hơn rất nhiều mức tiêu thụ an toàn hàng ngày là
từ 30 đến 50 mg.
Thủy ngân trước đây từng được sử dụng, nhưng từ năm 2001, chúng đã
được loại bỏ ra khỏi hầu hết các loại vắc-xin dành cho trẻ em.
2. Vắc-xin có thể có tác dụng ngược, khiến bạn nhiễm bệnh?
Vắc-xin không làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Đúng như định
nghĩa của nó, vắc-xin làm tăng cường hệ miễn dịch, và bất cứ thứ gì có
thể làm tăng cường hệ miễn dịch đều được gọi là vắc-xin.
Thông thường, vắc-xin phòng bệnh sẽ chứa một dạng mầm bệnh bị bất
hoạt (không có khả năng gây bệnh). Nó được tiêm vào cơ thể để đào tạo hệ
thống miễn dịch nhận diện mầm bệnh này, đồng thời phát triển các cơ chế
bảo vệ cơ thể, chống lại mầm bệnh thật trong tương lai.
Những người chống vắc-xin thường lập luận rằng người già và trẻ em là
những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, nên có thể mắc bệnh ngay sau khi
tiêm vắc-xin chứa mầm bệnh vào cơ thể. Nhưng thực tế thì ngược lại,
người già và trẻ em chính là những đối tượng cần được bảo vệ bằng
vắc-xin nhất, bởi hệ miễn dịch của họ dễ bị tổn thương.
3. Vắc-xin gây dị ứng?
Năm 1997, các nhà khoa học bắt đầu đặt câu hỏi liệu vắc-xin có thể
gây dị ứng hay không. Nghiên cứu kể từ đó tới nay đã cho ra một kết quả
mạnh mẽ, khẳng định vắc-xin có tác dụng ngược lại: chúng bảo vệ bạn khỏi
dị ứng.
4. Vắc-xin không hiệu quả đến nỗi đáng để tiêm vào người
Một loại vắc-xin ra đời có thể dập tắt một đại dịch, ngăn ngừa cho
hàng triệu người, cứu mạng sống của họ và nguy cơ khuyết tật vĩnh viễn
vì bệnh tật.
Ví dụ, đại dịch đậu mùa vào thập niên 1960 đã gây ra hàng triệu ca tử
vong. Nhưng chỉ 2 thập kỷ sau đó, đậu mùa đã gần như bị xóa sổ vì có
vắc-xin chủng ngừa. Đến này hôm nay, nó đã bị xóa sổ hoàn toàn trên toàn
thế giới.
5. Vắc-xin gây ra chứng tự kỷ?
Vào những năm 1990, một bài báo khoa học được xuất bản cho thấy mối liên quan giữa chứng tự kỷ
và vắc-xin ngừa sởi, quai bị và sởi Đức (MMR). Tuy nhiên, nghiên cứu
này sau đó đã được chứng minh là gian lận. Nhiều nhà khoa học đã thực
hiện nhiều nghiên cứu toàn diện và dài hạn để bác bỏ mối quan hệ giữa
vắc-xin và chứng tự kỷ.
Thêm vào đó, 10 trong số 13 tác giả của bài báo từ thập niên 1990 đã tự bác bỏ và rút lại các tuyên bố ban đầu của họ.
6. Tiêm chủng chỉ là quyền lợi bản thân, không tiêm chủng cũng không sao?
Vắc-xin không chỉ bảo vệ bạn thân bạn mà còn giúp bảo vệ cả cộng
đồng, đặc biệt là 2-5% dân số yếu đuối nhất. Chẳng hạn như một bệnh nhân
hóa trị ung thư, họ không thể tiêm vắc-xin, nhưng nhờ tất cả những
người xung quanh họ đã được chủng ngừa, mầm bệnh cũng không thể lây lan
tới họ.
Đây được gọi là tính miễn dịch quần thể, và nó ảnh hưởng đến sức khỏe
của mọi người - không chỉ bạn. Tất cả những người khỏe mạnh có trách
nhiệm tiêm chủng đầy đủ, bởi nếu đưa được tỷ lệ lên 95-98%, chúng ta sẽ
bảo vệ được 2-5% dân số dễ bị tổn thương nhất.
7. Các công ty dược che giấu thứ gì đó nguy hiểm để kiếm tiền từ vắc-xin?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024
Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Nên tiêm chủng để ngăn ngừa dịch bệnh
Trả lờiXóa