Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

LỄ ĐỘC LẬP HOA KỲ (THE 4 Th OF JULY)

              
  PHÁO HOA LỄ ĐỘC LẬP HOA KỲ (THE 4 Th OF JULY)
      
 Tại Hoa Kỳ, Ngày Lễ Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 (the 4th of July), xảy ra hàng năm, là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776.
       Ngày lễ này thường được đi kèm với những cuộc diễn hành, liên hoan ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng. Từ năm 1777, pháo hoa đã được đốt để đón mừng ngày lễ.
                               Independence Day USA History
       Tuy ngày 4 tháng 7 (JULY 4) đã được kỷ niệm từ lâu, nhiều người cho rằng ngày này không chính xác. Trong cuộc Cách mạng, những người thuộc địa ở vùng Tân Anh (New England) đã chiến đấu với quân Anh từ tháng 4 năm 1775. Kiến nghị đầu tiên trong Quốc hội để giành độc lập được đưa ra trong ngày 8 tháng 6. Sau khi có nhiều bàn cãi, Hội nghị đã bí mật đồng thuận bầu (biểu quyết với tỷ số 13-0) đòi độc lập từ Đế quốc Anh trong ngày 2 tháng 7. Hội nghị sau đó sửa đổi văn bản tuyên ngôn cho đến sau 11 giờ ngày 4 tháng 7, khi 13 thuộc địa bầu chấp nhận và đưa ra một phiên bản chưa ký cho các nhà in. (New York không tham gia bầu trong cả hai cuộc). Philadelphia đón mừng Tuyên ngôn bằng cách đọc nó với công chúng và đốt lửa mừng trong ngày 8 tháng 7. Mãi đến ngày 2 tháng 8 thì một phiên bản chính thức mới được các thành viên trong hội nghị ký, nhưng vẫn giữ bí mật để đề phòng quân Anh trả đũa.
       John Adams, viết thư cho vợ Abigail trong ngày 3 tháng 7 rằng ông tin rằng ngày 2 tháng 7 sẽ được kỷ niệm làm ngày độc lập cho Hoa Kỳ trong các thế hệ tới. Ông đã hơi sai hai ngày vì tuy biểu quyết trong ngày 2 tháng 7 là việc quyết định, nhưng ngày 4 tháng 7 mới là ngày mới được viết trong bản tuyên ngôn. Văn bản của Jefferson, sau khi được Hội nghị hiệu đính, được chấp nhận trong ngày 4-7. Đó cũng là ngày đầu tiên dân chúng Philadelphia nghe được tin về việc đòi độc lập chính thức này.
       1- Nước Mỹ với 13 tiểu bang đầu tiên:
       Ngày 4 tháng 7 năm 1777 là ngày Hoa kỳ giành độc lập và trở thành một quốc gia. Tính chất thiêng liêng của ngày này được thể hiện qua câu văn trong báo Virginia ra ngày 18/07/1777: “Ngày 4 tháng 7 là ngày vinh quang và đáng nhớ nhất, từ rày về sau sẽ được tổ chức cho toàn nước Mỹ từ năm này đến năm khác cho đến khi nào thời gian không còn nữa. Amen và Amen!”. Hai nơi làm lễ lớn nhất là Philadelphia (Pennsylvania) và Boston (Massachusetts). Năm 1777, người dân Phidalelphia tưởng nhớ ngày 4 tháng 7: chuông ngân, súng nổ, đèn cầy thắp sáng, pháo đốt, nhưng chính thật ngày 4 tháng 7 năm 1777 là một ngày rất giản dị bình thường. Ngày nay, người dân Philadelphia làm lễ trong Independence Hall, nơi những hoạt cảnh lịch sử đã được dựng lại và bản Tuyên ngôn Độc lập trịnh trọng được đọc lên.
        Khi chiến tranh chấm dứt năm 1783, ngày 4 tháng 7 trở thành ngày nghỉ trong vài nơi. Tại Boston, ngày lễ Độc lập đã thay thế ngày 5 tháng 3, ngày thảm sát cuả Boston (Boston Massacre), và được xem như ngày lễ tổ quốc chính. Có diễn văn, sự kiện quân sự, diễn hành và pháo bông. Năm 1941, quốc hội Mỹ tuyên bố ngày 4 tháng 7 là ngày lễ chính thức của USA. Cũng cần nhắc lại đôi chút về lịch sử: Christopher Columbus là người khám phá ra châu Mỹ đầu tiên vào năm 1492. Nhiều dân thuộc địa tiếp nối đến nước Mỹ để tìm tự do tín ngưỡng. Họ đến từ: Espagne (Tây Ban Nha), Portugal (Bồ Đào Nha), Anh, Pháp, Hòa Lan đến thuộc địa xứ này. Dân hành hương (pilgrims) là nhóm dân tị nạn đầu tiên tại Mỹ: nhóm Puritans đến cư ngụ tại Massachusetts, nhóm Quakers đến vùng Pennsylvania và người Công Giáo định cư tại Maryland.
        Dân thuộc địa Hoà Lan và Pháp đến Mỹ để giao lưu mua bán. Dân Pháp định cư tại Canada, dân Espagne đến Florida, dân Hòa Lan đến New York.
        Năm 1763, Anh Quốc thắng quân Pháp và chiếm lấy vùng đất Canada.
       Truy nguyên, khởi sự có 13 tiểu bang đầu tiên của Hoa kỳ gồm: Connecticut, New Hampshire, New York, New Jersey, Massachusetts, Pennsylvania, Delaware , Virginia, North Carolina, South Carolina, Georgia, Rhode Island, Maryland.
        Lúc ký kết, Hoa Kỳ gồm 13 thuộc địa dưới quyền cai trị của vua George III (1738-1820, Windsor). Lúc bấy giờ, các thuộc địa Anh ở Mỹ phải trả thuế cho mẫu quốc Anh quá cao nhưng lại không có đại biểu trong Quốc Hội Anh (Taxation without Representation), nên nổi dậy đòi quyền tự do và độc lập.
       Năm 1774 đại biểu của 13 thuộc địa nói trên đây họp lần đầu tiên tại Philadelphia, Pennsylvania. Cuộc họp này gọi là Quốc Hội Lục Ðịa (Continental Congress) và do Tướng George Washington thống lãnh quân đội chống lại Anh Quốc. Các thuộc địa này sau này trở thành 13 Tiểu bang đầu tiên của Mỹ khi Mỹ trở thành độc lập với Anh Quốc.
2- Tiến trình giành độc lập tại Hoa Kỳ:
       Năm 1774: 13 thuộc địa gởi đại diện đến Philadelphia, Pennsylnania để thành lập Quốc Hội Lục địa thứ Nhất (First Continental Congress). Họ nôn nóng chuẩn bị nhưng vẫn còn lâu mới tuyên chiến.
      Tháng 4/1775: Quân đội của vua George tiến về Concord, Massachusetts. Tiếp theo là trận chiến tại Concord, là tiếng súng (tại đây) vang vọng đến khắp thế giới, đánh dấu bước đầu cuộc cách mạng Mỹ.
       Tháng 5/1776: Sau gần một năm cố gắng giải quyết sự khác biệt với mẫu quốc Anh, các thuộc địa gởi một lần nữa các đại diện cho Quốc Hội Lục địa thứ Nhì.
       Tháng 6/1776: Sự quyết tâm được khởi đầu bởi Richard Henry Lee, Virginia. Nhận thấy rằng những cố gắng của họ vô vọng, một ủy ban được thành lập để soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập công khai. Đứng đầu là Thomas Jefferson, ủy ban còn có John Adams, Ben Benjamin Franklin, Philip Livingston và Roger Sherman.
       Ngày 6/7/1776: Pennsylvania Evening Post là tờ báo đầu tiên đăng bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Đến ngày 8/7/1776: Lần đầu tiên bản tuyên ngôn được đọc trước công chúng tại Independence Square của Philadelphia. Cái chuông trong Independence Hall được biết dưới tên “Province Bell” sau này được đổi tên là Liberty Bell (Chuông Tự Do).
       Đến tháng 8/1776: Việc ký Bản Tuyên Ngôn Độc Lập bắt đầu ngày 4 tháng 7 nhưng phải đến tháng 8 mới hoàn tất. Và ngày 4 tháng 7 được chấp nhận như ngày kỷ niệm chính thức cho sự độc lập Hoa Kỳ tách khỏi nước Anh.
       Từ đó ngày 4/7/1777 chính thức được xem là Lễ Independence Day được cử hành lần đầu tiên.
3- Bản Tuyên Ngôn Độc Lập:
       Bản Tuyên Ngôn độc Lâp trở thành một tài liệu chính trị được ca tụng nhất và thời nào cũng được chép ra. Thomas Jefferson là người soạn ra bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập và sau ngày được bầu làm Tổng Thống thứ 3 của Hoa Kỳ. Bản Tuyên ngôn Độc Lập được xét duyệt bởi John Adams, Benjamen Franklin và Jefferson, rồi được 56 hội viên ký tên và xác nhận không còn là thuộc địa của Anh Quốc nữa. Trong bản tuyên ngôn có ghi rõ như sau:
      “The Declaration of Independence:
      We celebrate American Independence Day on the Fourth of July every year. We think of July 4, 1776, as a day that represents the Declaration of Independence and the birth of the United States of America as an independent nation”. (Chúng ta cử hành  Ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 7 hàng năm. Chúng ta nghĩ rằng ngày 4 tháng 7 năm 1776, là ngày Tuyên bố Độc lập và cũng là ngày Khai sanh Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, là một nước Độc lập)
       John Hancock, Chủ tịch Second Continental Congress (Đại hội Lục Địa lần II), là người đầu tiên ký bản Tuyên Ngôn. Viết hoa, chữ ký của ông nổi bật trải rộng trên tài liệu này. Từ đó khi nào người ta hỏi bạn “John Hancock” tức là người ta có ý muốn bạn ký tên đó. Cuối cùng có tất cả 56 người ký bản Tuyên Ngôn, chứng tỏ sự anh hùng của họ vì tuyên bố đòi độc lập với Anh Quốccó thể xem là một hành động phản bội, có thể bị tội tử hình. Nhưng họ can đảm hy sinh mọi thứ bởi họ phải bỏ nhà và ẩn náu nơi khác.
         Bản tuyên Ngôn Độc Lập là bằng chứng của Cách Mạng Hoa Kỳ, nói lên những bất bình với vua George III. Đó cũng là một bài tuyên bố về lãnh thổ và triết lý, chiếu theo những bài viết của các triết gia John Locke và Jean Jacques Rousseau. Nó khẳng định rằng mọi người đều do Thượng Đế tạo ra, từ thiên nhiên mà ra, vậy phải có những quyền lợi tự nhiên nào đó, không ai được phép xâm phạm quyền tự do của họ. Từ đó, Bản Tuyên Ngôn và Cách Mạng Hoa Kỳ là nguồn cảm hứng cho mọi người tìm tự do trên khắp thế giới.
4- Phong tục ngày lễ Độc lập (July 4):
       Ngày Độc lập tại Hoa Kỳ được chào đón với những biểu hiện yêu nước. Nhiều nhà chính trị thường đọc diễn văn ca ngợi các di sản và người dân của Hoa Kỳ. Các gia đình thường làm cuộc liên hoan ngoài trời, thường tụ họp với những người bà con ở xa, vì được nghỉ nhiều ngày cuối tuần hơn. Từ đầu tháng 7 Dương lịch, các cuộc diễn hành được tổ chức sáng ngày 4, vào buổi tối thường có pháo hoa ngoạn mục. Trong dịp lễ thì nhiều gia đình treo cờ Hoa Kỳ ở trước nhà để mừng.
        Trong một số tiểu bang, dân thường được phép mua pháo hoa nhỏ hơn để đốt. Vì lý do an toàn, một số tiểu bang cấm điều này hay hạn chế cỡ của pháo hoa, nhưng có nhiều người đem pháo hoa lậu từ những tiểu bang ít hạn chế hơn. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng chung tâm chào đón Lễ Độc Lâp (July 4) của Hoa Kỳ như một biểu hiện, đồng cảm với sự tự do, độc lập bình đẳng cho mọi người, mọi dân tộc.
From: - Wikipedia.
          - History of July 4.

Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm từ nhiều nguồn sắp xếp lại.
                       _________________________________________

1 nhận xét:

SE LẠI ĐƯỜNG TƠ, TÌNH NGĂN ĐÔI BỜ-- Thơ Ngoc Ánh và Thơ Họa

SE LẠI ĐƯỜNG TƠ   Nhớ thuở mình chưa quen biết nhau Làm sao em hiểu bởi vì đâu Cơ duyên nào khiến cho tình đến Em cũng vì ai bỏ nỗi sầu Anh ...