Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

12 người từng lên Mặt Trăng và câu chuyện thú vị về các chuyến Apollo

Đặt chân được lên Mặt Trăng nhờ nỗ lực quy mô bậc nhất trong lịch sử chính phủ Mỹ, 12 phi hành gia đã thực hiện nhiều thí nghiệm thúc đẩy sự hiểu biết của con người về vũ trụ.
7443338141c1a89ff1d0
Neil Armstrong (người đi đầu) vẫy chào đám đông và ra xe để đi lên tên lửa chuẩn bị phóng tàu Apollo 11 vào ngày 16/7/1969 ở đảo Marritt, Florida. Ông là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Chương trình khám phá vũ trụ Apollo của NASA được tiến hành từ năm 1961-1972, đưa 12 người lên Mặt Trăng qua nhiều chuyến tàu vũ trụ. Apollo là một trong những nỗ lực quy mô lớn nhất trong lịch sử chính phủ Mỹ, lúc cao điểm có sự tham gia của tới 34.000 nhân viên NASA và 375.000 nhân viên hợp đồng, theo History.com. Ảnh: AP.
c31e8bdcf99c10c2498d
Phi hành gia bay cùng với Armstrong, Edwin “Buzz” Aldrin bước xuống Mặt Trăng ngay sau đó. Trong ảnh, ông đứng cạnh thang xuống môđun Mặt Trăng của tàu Apollo 11, có tên gọi Eagle. Ảnh: NASA.
06ec4a2e386ed130887f
Charles “Pete” Conrad, phi hành gia trưởng của tàu Apollo 12, đang mở lá cờ Mỹ trên bề mặt Mặt Trăng ngày 19/11/1969. Phi hành gia trở về từ các chuyến Apollo đầu tiên lên Mặt Trăng (Apollo 11, 12 và 14) phải bị cách ly, vì NASA biết rất ít về Mặt Trăng khi đó, và không thể chắc rằng trên đó không có “vi khuẩn vũ trụ”. Ảnh: NASA.
f780ba42c802215c7813
Phi hành gia Alan L. Bean, cũng của chuyến du hành Mặt Trăng Apollo 12, đang thu thập mẫu đất trên Mặt Trăng. Các chuyến Apollo giúp nghiên cứu sâu về bề mặt Mặt Trăng, thu thập được tổng cộng 382 mẫu đất đá Mặt Trăng và đặt các thiết bị khoa học, như thí nghiệm về gió mặt trời và đo địa chấn bề mặt Mặt Trăng, theo Britannica. Ảnh: NASA.
39016ac31883f1dda892
Alan Shepard là người Mỹ đầu tiên vào vũ trụ ngày 5/5/1961. Sau này ông chỉ huy chuyến du hành của Apollo 14 năm 1971 và là người đầu tiên hạ cánh xuống một vùng cao nguyên trên Mặt Trăng, theo Biography.com. Ảnh: AFP.
225c789e0adee380bacf
Cũng trong chuyến Apollo 14, phi hành gia Edgar D. Mitchell đang vừa nhìn bản đồ vừa di chuyển trên bề mặt Mặt Trăng, trong ảnh chụp ngày 6/2/1971. Trở về từ Mặt Trăng, các phi hành gia theo những sự nghiệp rất khác nhau. Ông Mitchell nghiên cứu về các hiện tượng tâm linh, còn các phi hành gia Michael Collins làm giám đốc Bảo tàng Quốc gia Hàng không Vũ trụ, Harrison Schmitt làm thượng nghị sĩ bang New Mexico, James Irwin lập một tổ chức tôn giáo, theo Mental Floss. Ảnh: NASA.
33be517c233cca62932d
Phi hành gia David R. Scott, chỉ huy Apollo 15, đang chào cờ bên cạnh quốc kỳ Mỹ gần điểm hạ cánh mang tên Hadley-Apennine. Nhắc đến công việc, có lẽ công việc “khó khăn” nhất là Buzz Aldrin, người cùng Armstrong hạ cánh đầu tiên lên Mặt Trăng, theo lời kể của chính ông. Aldrin bán xe hơi Cadillac ở Beverly Hills, California, và thừa nhận ông không giỏi bán xe. Tệ hơn nữa, mọi người vào mua xe, nhưng ngay khi biết ông từng lên Mặt Trăng, họ không hỏi xe nào tốt nhất nữa mà nói về du hành vũ trụ. “Tôi chỉ dành thời gian ký tặng người khác... tôi không bán được chiếc xe nào khi làm ở đó”, ông nói với CNN. Ảnh: NASA.
e0a49366e12608785137
Phi hành gia James B. Irwin, phi công lái môđun Mặt Trăng của Apollo 15 (mang tên Falcon), đang làm việc với xe tự hành (rover). Đằng trước (góc dưới ảnh) là cái bóng của Falcon. Từ Apollo 15, các phi hành gia bắt đầu vận hành các xe tự hành trên Mặt Trăng, theo Britannica. Ảnh: NASA.
1dca68081a48f316aa59
Phi hành gia John Young lên Mặt Trăng trên chuyến Apollo 16 năm 1972. Việc cắm cờ Mỹ trên Mặt Trăng cũng không thiếu tranh cãi. Sau lời phát biểu của Tổng thống Nixon nói “chúng ta nên đến thế giới mới cùng nhau, không phải là nơi để xâm chiếm, mà là để chia sẻ”, một số ý kiến ở NASA muốn cắm cờ Liên Hợp Quốc, và lo ngại hình ảnh cờ Mỹ trên Mặt Trăng, tạo hình ảnh Mỹ đang xâm chiếm Mặt Trăng, trái với Hiệp ước Không gian Vũ trụ 1967. Cuối cùng, quyết định vẫn là cắm cờ Mỹ, nhưng kèm theo tấm biển nhỏ có bản đồ Trái Đất và ghi “chúng tôi đến đây trong hòa bình cho toàn nhân loại”, theo Mental Floss. Ảnh: NASA.
4b1a32d84098a9c6f089
Phi hành gia Charles M. Duke là người hạ cánh xuống Mặt Trăng trên chuyến Apollo 16. Một số nhà khoa học cho rằng đưa người lên Mặt Trăng lợi thế hơn nhiều so với dùng robot. “Các chuyến đưa người lên như Apollo hiệu quả gấp 2-3 lần việc khám phá bằng robot, mà chỉ bằng chi phí hoặc đắt hơn gấp đôi”, Ian Crawford của ĐH Birkbeck London viết. Nhưng một số ý kiến khác nói robot đang ngày càng hiệu quả. Đây là câu hỏi lớn cho ngành khám phá vũ trụ, theo Mental Floss. Ảnh: NASA.
5d395dfb2fbbc6e59faa
Gene Cernan, phi hành gia trưởng của tàu Apollo 17 bay lên Mặt Trăng cuối năm 1972, chụp ảnh trước cờ Mỹ và các thiết bị. Ông Cernan (đã qua đời năm 2016) là người thứ 11 đặt chân lên Mặt Trăng, nhưng là người cuối cùng rời bề mặt Mặt Trăng khi lên sau đồng nghiệp Harrison Schmitt. Một thí nghiệm được bắt đầu trong chuyến Apollo 11, bao gồm một khung dài 60 cm có 100 cái gương, vẫn tiếp diễn cho tới nay để các nhà khoa học thu thập dữ liệu. Tia laser được chiếu vào gương, để các nhà khoa học so sánh đường kính của laser khi về Trái Đất, xem nó phân tán nhiều hay không. Nhờ vậy, các nhà khoa học mỗi năm vẫn tìm hiểu thêm về Thuyết Tương đối Rộng của Einstein, theo Mental Floss. Ảnh: NASA.
c516c9d4bb9452ca0b85
Harrison “Jack” Schmitt là người cuối cùng đặt chân lên Mặt Trăng trên chuyến Apollo 17, cùng với Cernan. Trong ảnh, ông đứng cạnh cờ Mỹ và Trái Đất "mọc" lên trên nền trời đen, có màu xanh của đại dương và trông như một Mặt Trăng. Ảnh: NASA.

Zing.vn

1 nhận xét:

EM MÙA THU, CHIỀU MƯA THÁNG MƯỜI - Thơ Ngọc Ánh

Tranh Hứa Xuân Trường EM MÙA THU Em ďi dưới nắng Xuân hồng đó Mái tóc mây trời trong trắng bay Má đào đã ửng hây hây đỏ Em thướt tha ngời tr...