01. Tre Đen ẩn chứa những câu chuyện kỳ lạ, khoa học không thể giải thích
Tiếng tăm của "Thung lũng Chết" ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, còn gọi là "Thung lũng Tre Đen", trở nên nổi tiếng sau sự kiện 100 người đột ngột biến mất tại đây vào mùa hè năm 1950.
Nằm cách núi Emei khoảng 100 km về phía tây nam, Thung lũng Tre Đen được mệnh danh là "Tam giác quỷ Bermuda" của Trung Quốc. Thung lũng trải rộng trên một vùng diện tích khoảng 180 km2 và là một nơi có vẻ đẹp hiếm có, nơi sinh sống của nhiều loài động-thực vật quý hiếm.
Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong vẻ đẹp kỳ vĩ đó là những sự kiện kỳ lạ khoa học không thể giải thích; là những vụ mất tích bí ẩn, nơi chứa những khối sương mù dày đặc như nuốt chửng con người và sinh vật; chưa kể đến khả năng làm biến dạng la bàn, thời gian và từ tính...
Truyền thuyết kể lại rằng, thung lũng Tre Đen là nơi sinh sống của người Yi từ thời cổ đại. Người Yi thường truyền tai nhau những câu chuyện đáng sợ về vùng đất mà họ sinh sống. Câu chuyện kể lại rằng, trong thung lũng có những nơi cấm kỵ bước chân của con người, những ai cố gắng xâm nhập đều bị thần linh trừng phạt.
Vì thế, người Yi không bao giờ dám bước qua Shimenguan (có nghĩa là Cổng đá) bởi Shimenguan là cái nôi của tổ tiên họ và việc xâm nhập hoàn toàn bị nghiêm cấm. Có những người và một số loài động vật bước qua Shimenguan đều biến mất không dấu vết.
Sự bí ẩn đến kỳ lạ của Thung lũng Tre Đen càng khiến các nhà khoa học, nhà thám hiểm và những du khách ưa khám phá giải mã. Tuy nhiên, kết cục của họ đều kỳ lạ như chính cái tên "thung lũng chết" mà nhiều người vẫn hay gọi vậy.
02. Những vụ mất tích bí ẩn tại Thung lũng Tre Đen
Sau sự kiện 100 người mất tích không thể giải thích tại Thung lũng Tre Đen, vùng đất bí ẩn này lại tiếp tục khiến nhiều người sợ hãi với vụ việc một đoàn lữ hành gồm các nhà địa lý bị màn sương dày đặc trong rừng "nuốt chửng" năm 1962, chỉ duy nhất người dẫn đường may mắn sống sót.
Người này kể lại rằng: "Ngay khi đoàn thám hiểm bước vào thung lũng, một đám sương mù dày đặc bao vây lấy đoàn người. Người ta nghe thấy những âm thanh rất mơ hồ nhưng lại không rõ là thứ âm thanh gì. Khi sương mù tan, âm thanh đó cũng biến mất, cùng đoàn người..."
Năm 1976, 3 thành viên thuộc đội khảo sát rừng Tứ Xuyên biến mất hoàn toàn trong thung lũng Tre Đen. Không ai hiểu nổi chuyện gì đã diễn ra.
Với quyết tâm giải mã bí ẩn của Thung lũng Tre Đen, một nhóm các nhà khoa học đã tổ chức chuyến thám hiểm đến khu vực bí ẩn ở Tứ Xuyên. Họ nói rằng, những vụ việc kỳ lạ đó xảy ra có lẽ do hơi độc đậm đặc từ những thực vật chết phân hủy và khiến con người nghẹt thở, sau đó mất phương hướng và chết tại những khe đất trong thung lũng.
Một số nhà khoa học khác lại cho rằng, các thảm kịch xảy ra tại Thung lũng Tre Đen là vì nơi đây có một khu vực sở hữu lực từ cực mạnh, khiến cho la bàn nhiễu loạn, khiến cho con người dễ bị mất phương hướng và trí nhớ. Tất cả dẫn đến những vụ việc mất tích và cái chết thương tâm trong rừng sâu.
Sau khi đo đạc, các chuyên gia địa lý tin rằng không ngẫu nhiên mà Kim tự tháp Ai Cập, "Tam giác quỷ" Bermuda và Thung lũng Tre Đen đều ở cùng "vĩ độ chết" với những đặc điểm chung là la bàn không hoạt động, có sương mù và thường xuyên xảy ra các vụ mất tích kỳ lạ.
Bởi thế, người ta cho rằng, Tre Đen là cánh cổng không-thời gian, đưa con người đến một vùng không gian khác, ở một thời gian khác, tương tự như những vụ biến mất kỳ lạ ở tam giác Bermuda.
"Núi tử thi": Lời nguyền số 9 bí ẩn
Kholat Syakhl, theo ngôn ngữ của người Mansi có nghĩa là "Núi tử thi". Đúng như cái tên đáng sợ của mình, Kholat Syakhl đứng đầu danh sách các khu vực chết chóc khó hiểu nhất hành tinh ở Nga.
Một thế kỷ qua, có khoảng 27 người đã mất mạng bí ẩn tại vùng núi tuyết lạnh giá này, điều đáng nói là các vụ việc đều gắn với số 9 bí ẩn.
Đầu tiên phải kể đến cái chết của 9 nhà khoa học và sinh viên thuộc Viện Bách khoa Ural (nay là Đại học Kỹ thuật quốc gia Ural, Nga) năm 1959.
Vì muốn đo tác động của độ cao và thời tiết giá lạnh lên cơ thể người, đoàn thám hiểm gồm 10 người (về sau 1 người bị ốm nên không leo núi được, nhờ đó đã thoát chết) đã lên kế hoạch chinh phục đỉnh núi Kholat Syakhl cao 1.895m, phía bắc của dãy Ural, do Igor Dyatlov làm trưởng đoàn.
Điều khủng khiếp đã xảy ra khi Viện Bách khoa Ural mất liên lạc với nhóm của Igor Dyatlov. Người ta lập tức tìm kiếm đội thám hiểm và sau 24 ngày tìm kiếm, nhân viên cứu hộ phát hiện các thi thể chết trong tình trạng rất khó lý giải: Người mất lưỡi, người chỉ mặc đồ lót, người nát đầu, người thì bị vùi trong tuyết lạnh. Những chiếc lều đều trong tình trạng bị phá nát một cách khó hiểu. Cho đến nay, nguyên nhân cái chết của 9 người này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Và họ gọi thảm kịch này là "Bi kịch đèo Dyatlov".
Hai năm liên tiếp sau "Bi kịch đèo Dyatlov", năm 1960 và 1961, Núi tử thi tiếp tục xuất hiện những vụ tai nạn và cái chết liên quan đến số 9: Năm 1960, một vụ tai nạn máy bay khiến tổng 9 người gồm phi công và các nhà địa chất học Liên Xô tử nạn.
Năm 1961, người ta tìm thấy thi thể của 9 khách du lịch đến từ thành phố Leningrad (nay là Saint Petersburg) chết bí ẩn tại vùng núi tuyết cao.
Chưa dừng ở đó, gần đây nhất xuất hiện một vụ tai nạn máy bay, có 9 người trên máy bay, khi đi qua vùng núi Kholat Syakhl. May mắn là không ai thiệt mạng.
Cho đến nay, những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến Kholat Syakhl vẫn khiến nhiều người nổi gai ốc khi nhắc đến. Và liệu con số 9 kia có phải là điều trùng hợp hay là một lời nguyền bí ẩn nào đó?
"Nghĩa địa Quỷ" vùng Krasnoyarsk, Nga
Không chỉ có địa hình khó khăn, việc tiếp cận "Nghĩa địa Quỷ" còn khiến la bàn và các thiết bị điện tử bị nhiễu loạn, hỏng hóc. Đó là lý do, vùng đất nằm sâu trong rừng taiga rộng lớn của Nga vẫn là thách thức cho nhiều nhà khoa học.
Từ đầu thập niên 1980, công chúng Liên Xô bắt đầu xôn xao những câu chuyện kỳ lạ xoay quanh vùng đất thuộc Krasnoyarsk, cách thủ đô Moskva 3.701km: Người ta thấy la liệt trên nền đất đen là xác động vật hoang dã chết không rõ lý do.
Đối với con người, việc tiếp cận vùng đất này còn khiến họ đau đầu dữ dội, thậm chí đau dạ dày và cảm thấy buồn nôn.
Theo đó, vật thể trong vụ nổ không trung khổng lồ chính là sao băng và rất có thể các thành phần còn sót lại của sao băng chìm dưới lòng đất tại Krasnoyarsk, từ tính từ những sao băng còn sót lại là nguyên nhân gây nhiễu loạn la bàn, đồ điện tử và khiến con người đau đầu dữ dội.
Một cách giải thích khác đến từ các nhà địa lý khi họ cho rằng, mỏ than khổng lồ cháy ẩm ỉ dưới lòng đất đã phát thải khí CO2 đủ lớn để gây ngộ độc của động-thực vật nơi đây.
Xem Thêm : Sự kiện Tunguska, bí ẩn hơn một thế kỉ
Các nhà khoa học cần giải mã những bí ẩn tại các địa danh trên
Trả lờiXóa