Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019
Trước khi có Internet, The New York Times làm báo thủ công như thế nào?
The New York Times (NYT) ra đời vào ngày 18/09/1851 với cái tên ban đầu là New York Daily Times bởi hai người đồng sáng lập gồm Henry Jarvis Raymond và George Jones. Với đội ngũ phóng viên thường trực tại hàng trăm quốc gia, trải qua bao nhiêu thăng trầm biến chuyển, NYT sở hữu 127 giải Pulitzer, được xếp hạng là tờ báo lớn thứ hai tại Mỹ.
Trong suốt lịch sử 168 năm tồn tại và phát triển, NYT luôn giữ vị thế là “tấm gương soi” phản chiếu về đời sống báo chí qua việc luôn thích nghi và đổi mới theo xu hướng của thời đại.
Vào hàng chục năm trước, khi Internet là một khái niệm không tồn tại, việc sản xuất nội dung được thực hiện hoàn toàn thủ công, đòi hỏi lượng nhân lực lớn với tính tỉ mỉ và sự chính xác cực kì cao. Tháng 9 năm 1942, nhiếp ảnh gia Marjory Collins đã đến thăm trụ sở của tờ NYT và đã ghi lại được những hình ảnh đáng nhớ về “quy trình xuất bản” của NYT một thời.
Từ phòng ban tin tức, là căn phòng với hàng loạt chiếc bàn nằm nối đuôi nhau, mỗi bàn là một phóng viên làm việc hết công suất trên những dòng tin nóng hổi. Tại đây, bài viết của các phóng viên sẽ được hình thành, tập hợp và sau đó được chuyển tới phòng biên tập để biên tập viên chỉnh sửa.
Cũng tại đây, các biên tập viên chủ chốt thảo luận về các bài báo cũng như công tác biên tập toàn bộ một số báo. Mọi thảo luận của họ đều được ghi lại cẩn thận. Vì là tờ nhật báo với rất nhiều chuyên mục nên NYT luôn có những BTV chuyên trách từng mảng mục.
Những thành phần cấu tạo nên một số báo, gồm các bài viết của phóng viên, các bản tin vắn được gửi điện tín từ khắp nơi trên thế giới, từ các hãng thông tấn lớn như AP, đều được sao chép, sắp xếp, phân loại rồi được gửi sang một máy in thủ công để chạy bản nháp.
Ảnh báo chí là một trong những mảng rất được chú trọng, bộ phận làm ảnh của NYT là một trong những khu vực trọng yếu của tờ báo. Phòng ảnh là khu vực xử lý toàn bộ ảnh từ khắp nơi gửi về. Với yêu cầu cao về chất lượng chung của toàn bộ tờ báo nên khâu ảnh cũng được xử lý rất kỹ lưỡng.
Sau khi các khâu xử lý, biên tập bài vở và ảnh, lên trang hoàn tất, tất cả các thông số từ khâu này được viết rõ ràng trên một bảng thống kê treo giữa tòa soạn. Các biên tập viên sẽ rà soát lại cuối cùng các thông số này, sau đó trang báo sẽ được hoàn thiện lần cuối cùng và chuyển sang phòng sắp chữ làm việc.
Khi kỹ thuật in ấn còn lạc hậu thì khâu sắp chữ là một trong những khâu trọng yếu nhất trong quy trình in ấn báo chí. Khâu này được làm hoàn toàn thủ công. Các nhân viên sắp chữ sẽ phải làm việc cực kì thận trọng, tỉ mỉ. Tuy cẩn thận nhưng phải nhanh chóng hết mức có thể.
Sau khâu sắp chữ sẽ là khâu in ấn. Những cuộn giấy to ước lượng sẽ đủ in khoảng 1.300 tờ báo. Các tâm khuôn mẫu được sắp chữ trước đó sẽ được uốn cong, đánh số thứ tự và đưa vào máy in. Tại những chiếc máy in này, những khuôn đúc sẽ được cán qua mặt giấy để tạo thành trang báo hoàn thiện.
Phần tiếp theo sẽ là việc máy in bắt đầu hoạt động. Khi những bản in đầu tiên ra lò, công nhân nhà in sẽ kiểm tra lại lần nữa. Nếu mọi sự không có vấn đề này, máy in sẽ tiếp tục vận hành và các tờ báo chính thức được phát hành. Sau cùng, báo được chuyển từ nhà in để đến với các quầy báo và đến tay độc giả
.Theo khampha
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024
Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Khả năng của con người là vô hạn
Trả lờiXóa