Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2019

BỆNH ZỜi ĂN ( SHINGLES ) - Đặng Quang Tâm

Shingles (Dzời ăn) là một bịnh về da, do vi rút Herpes Zoster gây ra. Bịnh này chỉ xảy ra cho những người lúc nhỏ đã bị bịnh Chicken pox (trái rạ). Khi bịnh Chicken pox đã lành, vi rút gây ra bịnh, Varicella zoster không chết nhưng nó chạy vô Trung Khu Thần Kinh Hệ, ở trong óc và xương sống, nằm trốn trong đó. Đến khi  hệ thống kháng độc (Immune Systems) bị suy yếu thì vi rút Varicella Zoster chạy ra, làm dây thần kinh  bị nhiễm  bịnh, sưng lên và phần da do dây thần kinh đó kiểm soát sẽ bị phỏng, tiếng Mỹ gọi là blister, trong blister có nước màu vàng lợt. Lúc đó bịnh không còn gọi là Chicken pox mà là Shingles và vi rút gây ra bịnh không còn gọi là Varicela Zoster mà gọi là Herpes Zoster. Vì blister mọc theo đường dây thần kinh nên nó sẽ mọc theo một sọc (stripe) ở trên da. Thông thường nó mọc dọc theo xương sườn nhưng nó có thể mọc bất cứ nơi nào trong cơ thể. Điểm đặc biệt là nó chỉ mọc bên phải hay bên trái của cơ thể chứ không mọc cả hai bên. Khoảng hơn một tuần sau, chỗ phỏng đó sẽ khô và trở thành nâu đậm rồi cuối cùng thành vảy màu đen đậm. Từ lúc có vết phỏng ngoài da cho đến lúc có vảy đen, người bịnh có khả năng lây bịnh cho người khác  Sau khi đã có vảy đen thì bịnh này không lây qua người khác được. Nếu người bị lây chưa bị bịnh Trái Rạ hồi nhỏ thì họ sẽ bị bịnh Trái Rạ (Chicken Pox) chứ không bị Shingles. Trẻ em mới sanh chưa chích ngừa bịnh Chicken Pox không nên để người bị bịnh Shingles bồng ẩm trong lúc vảy chưa bị nám đen. Đặc biệt những ai chưa bao giờ chích ngừa Chicken Pox, như một số ít trẻ em ở Mỹ hiện nay, thì tuyệt đối không nên đến gần người bị bịnh Shingles trong thời kỳ họ có thể lây bịnh.

Hình dưới đây cho thấy những nơi bịnh thường xảy ra:
                            H 1  : ở  sườn . Để ý có mấy blister chưa bể ở trên vảy đen
                            H2 : ở mắt phải, mắt đã mở ra được 


                             H3 : ở mắt phải, mắt sưng không mở được

                              H4 : ở háng.

Trong bài này tôi chỉ chú ý tới bịnh Shingles ở mắt, vì nếu không trị sớm có thể dẩn đến hư mắt. Dưới đây là biểu đồ phân phối H5 của dây thần kinh số 5 kiểm soát bắp thịt và cảm giác của mắt. Nếu dây thần kinh này bị vi rút Herpes Zoster nhiểm bịnh thì da ở vùng này sẽ bị phỏng và sau đó biến thành vảy đen như hình ở dưới đây H6.
H5 biểu đồ phân phối vùng da bị ảnh hưởng của dây thần kinh kiểm soát mắt phải.
H6 người bị Herpes Zóster ở mắt phải. Để ý trán và sóng mủi bị Dzời ăn.

Người bị bịnh này thường cảm thấy đau trong con mắt và vùng da ở trán, sóng mủi. Mắt đỏ giống như bị nhiểm trùng hoặc dị ứng. Vài ngày sau vết phỏng (blister) nổi lên. Người bịnh có thể bị nhức đầu, sốt, ngứa, rất khó chịu. Đây là lúc họ phải đi Bác Sĩ. Nếu người BS chuẩn bịnh sai, cho thuốc giết vi trùng (bacteria) thì con mắt sẽ bị đau dử dội, tới đây thì chỉ còn cách đi cứu cấp. Lúc đó BS ở phòng cứu cấp sẽ vô thuốc thẳng vào tỉnh mạch vì uống không còn kịp nữa. Người bịnh sẽ phải nhập viện ít nhứt 3-4 ngày. Điểm khác biệt giữa bịnh Herpes Zoster với Conjunctivitis hoặc dị ứng Allergy Rhinitis là Herpes có mấy mụt phỏng (blister) và nó chỉ xảy ra ở một con mắt.

Thuốc trị bịnh này là thuốc chống vi rút như Zovirax (Acyclovir),  Valtrex (Valacyclovir) hoặc Farmvir (Farmciclovir). Acyclovir là thuốc cũ không hiệu quả lắm. Thuốc thường xài là Valtrex 1000mg một ngày 3 lần cách nhau 8 tiếng, uống ít nhất 10 ngày (sách chỉ nói uống 7 ngày nhưng kinh nghiệm ít nhất 10 ngày, có khi 15-20 ngày, đến khi mấy vảy đen trở thành đen xậm như than). Nếu con mắt đau quá thì mua thêm thuốc nhỏ mắt Trifluridine 1% ophthalmic solution nhỏ một giọt vô mắt một ngày 4 lần.

Thường người bị bịnh Shingles chỉ bị một lần trong đời nhưng tôi thấy có người bị lần thứ hai. Muốn ngừa bịnh thì nên chích thuốc ngừa vắc xin. Có 2 loại vắc xin: Zostavax và Shingrix. Zostavax được phép bán từ năm 2006 cho người trên 60, có hiệu quả 5 năm. Thuốc Shingrix mới hơn (2017), cho người trên 50 và có hiệu quả trên 5 năm nhưng phải chích 2 lần mổi lần cách nhau 6 tháng.

Đối với người còn trẻ (dưới 50), hết bịnh là hết luôn. Nhưng nếu trên 50 mà lại có thêm các bịnh tiểu đường, mở cao, áp huyết cao hoặc thay gan thay thận thì mấy chỗ có vảy đen sẽ làm họ đau nhức chịu không nổi, có người kéo dài cả chục năm cũng không hết đau hẳng. Ở Mỹ người ta thường dùng Lidocain patch 4-5% hoặc Salonpas patch 4% Lidocaíne dán vô chỗ đau có khi nó cũng bớt đau hơn. Thuốc uống giảm đau là thuốc Tramadol 50 mg uống một viên một ngày 3 lần. Nếu không bớt thì có thể cọng thêm Gapabentine 200 đến 300 mg một ngày 2 hoặc 3 lần. Thuốc này uống có thể bị xây xẩm nên uống nhiều nước và bắt đầu độ nhỏ nhứt 200 mg, uống lâu ngày có thể dẩn đến suy thận. Nên thử máu mổi 3 tháng. Nếu da bị dựt, nóng rát thì nên dùng nước đá bỏ trong khăn đấp vô sẽ thấy dễ chịu hơn. 

Đừng nên xài Steroid cho bịnh này vì Steroid làm hệ thống kháng độc trong cơ thể yếu hơn. Cách đây 20-30 năm người ta chích thuốc tê và Steroid vô vùng gần dây thần kinh đê giảm đau và giảm sưng nhưng kết quả không khả quan, tốn kém và rất nguy hiểm. 

Trên đây là chút hiểu biết của tôi về bịnh Shingles, tôi hy vọng sẽ giúp bà con, nếu bị bịnh này, hiểu thêm về căn bịnh của mình và nhất là đi chửa bịnh sớm để khỏi bị hư mắt

ĐẶNG QUANG TÂM


1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...