Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Chuyện đời phi công người Việt đầu tiên ở trời Tây

Hiểu Minh (daikynguyen.com)


Trong số những phi công đầu tiên người Việt có Phan Thất Tạo, Cao Đắc Minh, Felix Xuân Nha, Đỗ Hữu Vị, nhưng đại úy (capitaine) Đỗ Hữu Vị, được xem là anh hùng nổi tiếng nhất. Đến nỗi, nhà nước Pháp cho phát hành tem mang hình ông.
Đỗ Hữu Vị sinh năm 1883 tại Chợ Lớn, là con thứ năm trong số 11 người con của của tổng đốc Đỗ Hữu Phương.
Đỗ Hữu Vị (1883 – 1916)
Sau bậc tốt nghiệp trung học tại trường Janson-de-Sailly (một trường nổi tiếng vào bậc nhất ở Paris bấy giờ), Đỗ Hữu Vị nhập trường sĩ quan Saint-Cyr vào năm 1904. Năm 1906 ông ra trường với quân hàm thiếu uý (sous-lieutenant) trong binh đoàn Lê dương số 1. Năm 1910, Đỗ Hữu Vị vào trường quân sự lái máy bay (l’école militaire de pilotage)
Sau khi tốt nghiệp với chức vị trung úy phi công. Cuối năm 1911, ông trở thành phi công người Việt đầu tiên, được chọn cùng Victo Ménard thực hiện chuyến bay vòng quanh nước Pháp lần thứ nhất. Vào thời điểm đó, ngành hàng không còn rất sơ nên sự kiện này rất được chú ý và còn được ghi vào sử sách.
Đỗ Hữu Vị và Victor Ménard
Năm 1914, người Pháp đưa ông về VN, trở thành phi công người Việt đầu tiên bay biểu diễn trên bầu trời Sài Gòn, Hà Nội. Dân An Nam vô cùng khâm phục và hãnh diện. Suốt một quãng thời gian dài, cái tên Đõ Hữu Vị trở thành tiêu điểm trong hầu hết các câu chuyện ở Đông Dương. Ông còn bay biểu diễn cả ở Viêng Chăn và Phnôm Pênh.
Ảnh Đỗ Hữu Vị năm 1911
Khi đại chiến thứ nhất bùng nổ, Đỗ Hữu Vị trở về đơn vị chiến đấu tại Pháp. Về Pháp và tham gia lực lượng hàng không trinh sát trong Thế chiến thứ nhất, ông lập nhiều công tích và được chính phủ Pháp tặng thưởng huân chương Bắc Đẩu Bội tinh ngũ đẳng.
Năm 1915, trên đường trở về đơn vị sau một trận đánh, máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt vì bị bão cuốn, ông bị thương nặng gẫy cánh tay trái, hàm mặt và phần sọ bên dưới, hôn mê 9 ngày. Cuối cùng ông đã sống sót.
Đỗ Hữu Vị và sổ quân bạ của ông
Không được lái máy bay nữa, Đỗ Hữu Vị, với quân hàm đại úy, xin trở về quân đội Lê dương số 1, được phong chỉ huy đội quân số 7 có khoảng từ 100 đến 300 lính, chiến đấu trên mặt trận vùng Somme, là mặt trận khốc liệt nhất thời ấy.
Ngày 9/7 năm 1916, trong một cuộc tấn công quân Đức trên địa bàn giữa hai làng Belloy-en-Santerre và Estrée, Đỗ Hữu Vị xung phong, và bị trúng nhiều phát đạn. Ông đã hi sinh ngay trên trận tuyến.
Thi hài của ông được an táng tại làng Dompierre thuộc vùng Somme. Năm 1921, người anh cả của ông là Đỗ Hữu Chấn đã cho chuyển hài cốt của ông về an táng trong phần mộ gia đình tại Việt Nam.
Tem Đỗ Hữu Vị phát hành tại Đông Dương
Trước năm 1945, phố Cửa Bắc ở Hà Nội có tên là phố Đỗ Hữu Vị. Ở Sài Gòn trước kia cũng có một con đường mang tên Đỗ Hữu Vị, chạy từ bùng binh chợ Bến Thành đến chợ cũ, giáp đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ), nay được đổi tên thành đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1.
Ngày nay ở Pháp có con đường mới mang tên Do Huu Vi thuộc thị trấn Laffaux vùng Picardie.

1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...