Tiền Einstein, tiền không tiêu được, có mệnh giá hàng trăm triệu tỷ... là những tờ bạc giấy kỳ dị nhất từng ra đời.
|
1. Tờ tiền có mệnh giá 500.000.000.000.000.000.000 (Nam Tư cũ)
Quốc gia châu Âu với cái tên đầy đủ Cộng hoà Liên bang Xã hội chủ
nghĩa Nam Tư đã phát hành mệnh giá tiền kỷ lục nêu trên vào năm 1994.
Đây là hậu quả của siêu lạm phát bắt nguồn từ năm 1989, buộc nước này
phải có những cải tổ lớn về kinh tế vào 1994. Nếu như năm 1988, mệnh
giá cao nhất của dinara (tên đồng nội tệ Nam Tư) là 50.000 thì tới
1994, 6 chữ số 0 đã xuất hiện thêm, tạo nên một trong những loại tiền
giấy độc đáo nhất lịch sử nhân loại. |
|
2. Nội tệ lưu hành trong trại tập trung (Tiệp Khắc)
Những tờ tiền này được phát xít Đức lưu hành trong trại tập trung
Theresienstadt, Tiệp Khắc. Mục đích lập nên trại tập trung này của Đức
quốc xã là nhằm “chứng minh” cho Hội Chữ Thập Đỏ cũng như các tổ chức
khác rằng phát xít Đức đối đãi rất tốt với những tù nhân Do Thái, thậm
chí trẻ em trong trại tập trung còn được tới trường hay tham gia các
hoạt động tập thể. Trên thực tế, con số hơn 30.000 người chết hay gần
90.000 người bị gửi đi hành quyết từ Theresienstadt đã cho thấy sự tàn
độc của Hitler cũng như chính phủ Đức quốc xã. Những tờ 10 và 20 kronen
được lưu hành trong trại là một phần trong kế hoạch tuyên truyền của
quân Đức đối với Hội Chữ Thập Đỏ, và đương nhiên chúng không có giá trị
sử dụng. |
|
3. Một trăm nghìn tỷ đôla (Zimbabwe)
Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe bắt đầu phát hành những tờ tiền có giá trị
tương đương 300 USD này vào tháng 1/2009. Tại thời điểm đó, Zimbabwe là
quốc gia có chỉ số lạm phát cao nhất thế giới, lên tới 231 triệu phần
trăm vào tháng 7/2008. Đến tháng 4/2009, Chính phủ Zimbabwe ra quyết
định chấm dứt sử dụng đồng nội tệ của mình. |
|
4. Một trăm triệu tỷ pengo (Hungary)
Với vai trò là đồng nội tệ Hungary trước thế chiến II, Hungary đã
phải hứng chịu hậu quả của một trong những siêu lạm phát tồi tệ nhất
lịch sử nhân loại. Tờ tiền có mệnh giá một trăm triệu tỷ pengo được phát
hành vào 1946, có giá trị tương đương 0,2 USD và liên tục trượt giá,
dẫn tới sự ra đời của đồng forint vào tháng 7/1946. Những tờ pengo có
mệnh giá cao hơn thậm chí đã được in, tuy nhiên cuối cùng ngân hàng
Hungary không phát hành chúng. |
|
5. Tiền giấy cổ nhất phát hành năm 1380 (Trung Quốc)
Lịch sử ghi nhận Trung Quốc là đất nước đầu tiên sử dụng tiền giấy
vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, mặc dù sau đó cũng chính quốc gia
này bãi bỏ việc lưu hành hay sử dụng loại tiền này vào giữa thế kỷ 15.
Kuan Trung Quốc được ghi nhận là tờ tiền lâu đời nhất được biết đến, ra
đời vào khoảng năm 1380. |
|
6. Notgeld (Đức)
Kết thúc thế chiến I, những đồng tiền có tính chất "chữa cháy" khác
nhau liên tục ra đời tại Đức và Áo. Rất nhiều tờ tiền có thiết kế kỳ lạ.
Và đồng Notgeld với hình ảnh chú lừa đi đại tiện cũng không phải ngoại
lệ. |
|
7. Tờ tiền có diện tích lớn nhất (Philippines)
Với diện tích ngang bằng 1 tờ giấy A4, mệnh giá 100.000 peso được
chính phủ Philippines phát hành vào 1998 để kỷ niệm 100 năm đất nước này
thoát khỏi ách đô hộ của Tây Ban Nha. Những tờ tiền này được phát hành
dành riêng cho các nhà sưu tập, những người phải trả 3.700 USD để sở
hữu 1 tờ. |
|
8. Tiền Anh-xtanh (Israel)
Vào 1952, vị Thủ tướng Israel đầu tiên, David Ben-Gurion, đã tiến cử
nhà bác học Albert Einstein cho vị trí Tổng thống của đất nước này. Mặc
dù Einstein đã từ chối vinh dự này song chính phủ Israel vẫn muốn dành
cho nhà bác học vĩ đại này sự vinh danh đối với những đóng góp của ông
cho nhân loại. Bởi lẽ đó, khi lirot, đơn vị tiền tệ chính thức đầu tiên
của Israel ra đời năm 1968, Ngân hàng Israel đã in hình Einstein lên tờ 5
lirot. |
|
9. Đồng tiền khuyết mặt (Zaire)
Năm 1997, Zaire, đất nước tiền thân của Cộng hoà Dân chủ Congo ngày
nay, đã lật đổ chế độ độc tài dưới quyền Joseph Mobutu. Chính quyền mới
còn non trẻ rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng, và cuối cùng
đã đi tới quyết định sử dụng 1 lượng lớn những tờ 20.000 zaire đã được
tách bỏ hình ảnh của nhà cựu độc tài cho tới khi đồng tiền mới ra đời.
|
Tô Đức
Các loại tiền này nên lưu trữ cẩn thận
Trả lờiXóa