Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

COVID-19 tổn hại gan thế nào mà da chuyển màu đen? (Từ ttvn.vn )

Hai bác sĩ ở tỉnh Hồ Bắc bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán nặng, đã sống sót được nhờ phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO), nhưng màu da toàn thân họ đã bị biến sắc đen. Các chuyên gia giải thích rằng điều này có thể là do chức năng gan bị suy giảm, tuy nhiên việc tổn thương gan làm cho toàn bộ khuôn mặt trở nên đen như vậy là rất hiếm thấy.

Bác sĩ Dịch Phàm trước và sau khi lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán. (Ảnh: Weibo)

Bốn nguyên nhân khiến virus viêm phổi Vũ Hán gây tổn thương gan

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, gần đây hai bác sĩ tại Bệnh viện Trung tâm thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc là Hồ Vệ Phong và Dị Phàm dù may mắn sống sót sau khi nhiễm viêm phổi Vũ Hán, nhưng do họ bị tổn thương chức năng gan khiến khuôn mặt của họ từ màu trắng chuyển thành màu đen. Thông tin trích dẫn nghiên cứu từng công bố trên tạp chí y tế quốc tế Lancet cho biết, bệnh viêm phổi Vũ Hán sẽ bị tổn thương gan, bất kể bệnh nhân nhẹ hay nặng đều bất thường về chức năng gan với một tỷ lệ nhất định nào đó.
Về vấn đề này, bác sĩ Ngô Xương Đằng (Wu Changteng) tại Khoa Cấp cứu Nhi khoa tại Bệnh viện Trường Canh thành phố Lâm Khẩu (Linkou Chang Gung Memorial Hospital) Đài Loan cho biết, virus viêm phổi Vũ Hán không chỉ tấn công phổi mà còn ảnh hưởng đến gan, tim, não, thận, đường tiêu hóa và hệ miễn dịch.
Thừa nhận vấn đề gây tổn thương gan, bác sĩ Tiền Chính Hoằng (Qian Zhenghong) chuyên khoa gan và tiêu hóa tại Bệnh viện Trường Canh thành phố Cơ Long (Chang Gung – Keelung) Đài Loan chỉ ra những virus corona dù là SARS hay MERS đều gây tổn thương chức năng gan, khoảng 14% – 53% bệnh nhân bị viêm phổi Vũ Hán nặng sẽ có hiện tượng bất thường chức năng gan.
Có 4 nguyên nhân khiến virus viêm phổi Vũ Hán gây tổn thương gan:
  1. Virus dựa vào protein S để liên kết với thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào người, trong khi tế bào biểu mô gan và mật cũng có thụ thể ACE2. Vì thế virus có thể trực tiếp lây nhiễm vào gan, chúng tự nhân lên trong gan và phá hủy các tế bào gan.
  2. Khi bệnh tiến triển thành hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), gây tình trạng suy đa tạng, thì có thể xảy ra tình trạng hoại tử các tế bào gan do lưu thông máu kém làm thiếu máu cục bộ.
  3. Khi toàn cơ thể xảy ra phản ứng miễn dịch chống lại virus thì gan cũng sẽ tham gia quá trình này với nhiệm vụ loại bỏ độc tố. Trong quá trình này thì gánh nặng làm việc của gan tăng lên, phản ứng viêm cũng xuất hiện trong gan.
  4. Thuốc điều trị viêm phổi Vũ Hán như Remdesivir và Tocilizumab có thể gây độc cho gan làm tổn thương gan. Đã có báo cáo cho biết một số ít bệnh nhân bị chức năng gan bất thường khi sử dụng thuốc quinine (chloroquine, hydroxychloroquine), zithromax (azithromycin).

Tổn thương gan khiến da mặt biến thành màu đen là chưa thấy

Về vấn đề da người bệnh chuyển màu đen do bị viêm phổi Vũ Hán, truyền thông Đại Lục dẫn ý kiến bác sĩ Tống Kiến Tân (Song Jianxin) là Chủ nhiệm Khoa truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Đồng Tế tại Vũ Hán cho biết, chất sắt được chuyển hóa và lưu trữ ở gan, khi gan tổn thương thì không thể chuyển hóa bình thường và chất sắt sẽ chảy vào mạch máu, làm tăng lượng sắt trong máu, khi phát ở da mặt khiến da chuyển màu đen tối.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng cho rằng điều này là có lý. Bởi vì bệnh nhân bị tổn thương gan thời gian dài có thể làm màu da u tối. Bệnh nhân có chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng có thể bị bong tróc da hoặc nứt nẻ. Ông chỉ ra rằng tổn thương gan được chia thành ba giai đoạn: chỉ số gan tăng vọt, chức năng tổng hợp của gan bị suy giảm, và cuối cùng là thương tổn chức năng giải độc và chức năng trao đổi chất của gan. Nhưng thương tổn gan do hội chứng suy hô hấp cấp tính chỉ có thể đạt đến giai đoạn thứ hai, chức năng tạo yếu tố đông máu của gan bị suy yếu. Khi mức độ thương tổn đến giai đoạn thứ ba thì đã rất nghiêm trọng, ví dụ sẽ ảnh hưởng đến bài tiết bilirubin và chuyển hóa chất sắt. Nhưng thông thường bệnh gan khiến màu da chuyển vàng, gọi là bệnh vàng da, vì gan không thể chuyển hóa được bilirubin bình thường; trong khi viêm phổi Vũ Hán gây suy đa tạng và ảnh hưởng nghiêm trọng cho gan thì biểu hiện [của hai bác sĩ Trung Quốc bị viêm phổi Vũ Hán] không giống như bệnh vàng da mà chúng ta thường thấy, đó là tình trạng da chuyển sang màu đen, da mặt cũng đen.
Trong khi bác sĩ Tiền Chính Hoằng thì cho biết rằng viêm gan cấp tính và mãn tính gây tình trạng tích tụ chất sắt trong gan. Khi cơ thể gặp phải cảm nhiễm trên toàn hệ thống sẽ gây thay đổi vấn đề điều tiết ion sắt, nếu quá nhiều ion sắt có thể gây ra vấn đề sắc tố da khiến da chuyển màu sẫm. Nhưng chỉ vì bị viêm gan cấp tính hoặc suy giảm chức năng gan mà da mặt đã chuyển sang màu đen thì ông chưa từng gặp, vì vậy khả năng là có thêm vấn đề khác. Ông nhấn mạnh thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân xơ gan và suy gan nhưng không thấy có chuyện chất sắt làm cho khuôn mặt bị đen. Trừ khi có bất thường di truyền bẩm sinh trong sự trao đổi chất sắt.
“Bác sĩ Trung Quốc Đại Lục kia có thể đã phát hiện thấy tình trạng gia tăng ion sắt và chức năng gan bất thường, vì vậy mà có suy đoán như vậy,” ông nói thêm.
Ngoài ra còn những nguyên nhân khác khiến màu da trở nên u tối, hoặc đen:
  1. Người bẩm sinh bệnh gan vì tình trạng chuyển hóa ion sắt bất thường.
  2. Người hay phải truyền máu gây ra quá tải ion sắt, chẳng hạn như bệnh nhân thiếu máu và bệnh nhân chạy thận.
  3. Người bị viêm gan C hoặc gan nhiễm mỡ gây quá tải ion sắt trong gan, nhưng cùng lắm thì da của bệnh nhân cũng chỉ bị chuyển màu u tối.
  4. Bị bệnh gan nặng hoặc vàng da tắc mật, xuất hiện bệnh vàng da.
  5. Nguyên nhân do thuốc. Chẳng hạn như dùng hydroxychloroquine gây tác động đến sắc tố da.
Bác sĩ Tiền Chính Hoằng chỉ ra rằng những bệnh nhân bị vàng da nặng, chẳng hạn như tổng lượng bilirubin lớn hơn 20-30 mg/dl thì màu da mặt sẽ “vàng đậm, gần như đen”. Nhưng so với chứng vàng da nặng thì ông cho rằng hai bác sĩ bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán có làn da thâm đen hơn.
Cả hai bác sĩ này đều cho biết họ chưa từng thấy trường hợp tương tự trong thời kỳ Đài Loan bị dịch SARS. Bác sĩ Ngô Xương Đằng bổ sung rằng ông không thể khẳng định có tình trạng này chưa vì ông không thấy dữ liệu như vậy, nhưng cũng có thể là so với 17 năm trước thì hoạt động thông tin hiện nay đã phát triển hơn nên số hình ảnh được phố biến hơn.
Về vấn đề màu da của hai bác sĩ ở Trung Quốc bị nhiễm bệnh có trắng trở lại được không? Bác sĩ Tống Kiến Tân (Đại Lục) trả lời truyền thông Đại Lục rằng trừ khi tình trạng thương tổn không thể phục hồi, còn không thì cơ thể và các cơ quan bị tổn thương sẽ dần hồi phục. Việc điều trị sẽ giúp gan có thể chữa trị phục hồi trở lại bình thường. Trong khi bác sĩ Tiền Chính Hoằng cho biết những bệnh nhân nhẹ có thể chuyển hóa sắt bằng cách uống thuốc hỗ trợ. Bác sĩ Ngô Xương Đằng thì bổ sung thêm rằng thời gian phục hồi chức năng gan phụ thuộc nhiều yếu tố, ngoài việc kết hợp với thuốc còn phụ thuộc vào trình độ y tế của địa phương.

Quan Mễ

1 nhận xét:

  1. Nội dung bài viết rất hay, nội dung này rất nhiều người chưa được khám phá

    Trả lờiXóa

Trang Thơ NKĐ : CHÓ SĂN,CHÓ CẢNH ,BẼ BÀNG,VỨT ĐI , TRÁNH ĐÂU,BÂY GIỜ, ĐỔI KHÁC (T.12/2024 . 2 )

CHÓ SĂN , CHÓ CẢNH Con chó săn trung thành với chủ "Suỵt" tiếng thôi, lành dữ sợ chi ! Lao về phía trước tức thì Ngoạm con mồi đó,...