Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Tây Ninh Đó Người Có Về - Thơ Thuyên Huy


Tây Ninh Đó Người Có Về

Để tặng đám bạn cùng một quê nhưng đường đời trôi giạt muôn ngàn lối, bỏ quê đi mà chưa có lần về.
Người có về ngang qua Hiếu Thiện
Nhớ thăm cô em gái Gò Dầu
Tóc hong nắng muộn lòng xao xuyến
Chợ chiều tàn bìm bịp gọi nhau


Mùa này rừng cao su thay lá
Trà Võ thu xưa vẫn cứ buồn
Lẻ loi đò đêm sương Vàm Cỏ
Hiu hắt sáng mưa dầm Bến Mương


Người xuống tàu đò về Long Chữ
Chân vội chân vàng bỏ Cẫm Giang
Qua phà Bến Sỏi thưa bụi đỏ
Đi rồi mà cứ nhớ Trãng Bàng


Giang Tân cũng đường chia đôi ngả
Ngả ra Gò Kén ngả Long Hoa
Che vội nắng tàn chiều Cao Xá
Đường về Mít Một gần mà xa


Thẹn thùng tan trường chiều Giếng Mạch
Áo đôi tà trắng phố Gia Long
Cầu Quan buồn ngẩng ngơ mấy nhịp
Theo sau mà bước ngập bước ngừng


Ở góc sân trường ngày xưa đó
Còn không dáng nhỏ lớp học quen
Một thời yêu ai không dám ngỏ
Tây Ninh đêm phố muộn lên đèn


Thuyên Huy
Xứ xa người đầu mùa nắng 2019

🌼🌼🌼🌼🌼


Mời Xem :🌹Áo Hoa Cà Người Lên Phố - Thơ Thuyên Huy

🌹🌹Thơ Thuyên Huy: Thoáng bụi xưa và Nữa đời rớt giọt

Nhức nhối di cư tự do: Những phận người lầm lũi (ienphong.vn )

Những buôn làng của người di cư tự do từ miền núi phía Bắc vào vẫn đối mặt với nạn tảo hôn, đông con. Tư tưởng gả con để có nơi nương tựa, đẻ nhiều có người làm rẫy khiến họ bơi trong vòng luẩn quẩn đói nghèo, mông muội…
Gia đình đông con ở buôn Mông, xã Ea Kiết
Trên đỉnh Ea Lang
Thôn Ea Rớt (xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) ẩn hiện trong sương núi sâu hun hút. Dẫn phóng viên Tiền Phong đến một số gia đình người Mông, ông Lò Tiến Dũng (nguyên trưởng thôn Ea Rớt), cho biết, Thôn có khoảng 254 hộ dân người Mông, Dao từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng kinh tế mới. Họ cùng sinh sống trên đỉnh Ea Lang, hay còn gọi là “cổng trời”. Hằng năm, cán bộ xã thường xuyên xuống từng cơ sở để tuyên truyền. Nhiều hủ tục của người dân đã ăn sâu trong tiềm thức nên nạn tảo hôn ở đây vẫn còn phổ biến.
Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Lý Thị Sua (SN 1995) và Lào Seo Sám (SN 1993) ém mình bên sườn núi. “Ta lấy vợ năm 17, vợ ta lúc đó 15, má hồng xinh lắm. Ta qua nhà chơi, ưng cái bụng lấy về làm vợ. Thế rồi làm một lèo 4 đứa, mà chỉ có con gái chưa có con trai”- Sám chỉ tay phía cuối góc nhà, những đứa trẻ đang ngủ ngon lành bên đống quần áo được vầy lộn xộn trên giường. Sua tiếp lời chồng: “Em học hết lớp 3 nghỉ học. Đến tuổi bố mẹ bắt lấy chồng ra riêng cho đỡ khổ, bố mẹ nghèo nên không đủ nuôi… nhưng lấy chồng rồi vẫn khổ, hằng ngày phải đi làm thuê kiếm tiền nuôi con. Tuổi này không cưới thì ế”.
Trong căn nhà gỗ được dựng bởi những tấm ván lắp ghép chằng chịt ở cuối xã Cư Kbang (huyện Ea Súp), vợ chồng Nông Văn Thành (SN 1997) và Sùng Thị Chậu (SN 1998) đang thái măng chuẩn bị bữa cơm chiều. Chậu bẽn lẽn nói tiếng kinh chưa sõi, kể: “Em cưới chồng từ năm 17. Em học hết lớp 5 thì nghỉ, ở nhà theo mẹ hái măng, trồng ngô, sắn, làm thuê trang trải qua ngày. Mẹ em bảo, nhà mình nghèo lấy chồng may ra sướng. Nhưng nhà chồng cũng khó khăn, 7 anh, chị em và bố mẹ chỉ có 1 héc-ta lúa. Đến mùa đi làm, hết mùa ai thuê gì làm nấy”.
Ánh nắng chiếu thẳng lên những nóc nhà im ắng nằm tựa bìa rừng. Một vài cụ già ngồi lọt thỏm trong góc nhà, phía bãi đất trống những đứa trẻ đầu trần chân đất đang chơi đuổi bắt. Chị Hoàng Thị Châm cán bộ dân số xã Cư Kbang (huyện Ea Súp) cho biết: Xã có khoảng 98% là đồng bào dân tộc phía Bắc di cư vào. Trong tư tưởng họ vẫn trọng con trai, có gia đình 6 – 7 đứa con gái vẫn đẻ tiếp. Mấy năm trở lại đây tình trạng tảo hôn đã giảm nhưng đông con vẫn là vấn đề nhức nhối; hơn 90% sinh con thứ 3 trở lên. Đồng bào ở đây rất khó tiếp cận, mỗi lần cán bộ xã vào tuyên truyền phải nhờ một số người Mông uy tín đi cùng. Việc tuyên truyền vận động gặp không ít khó khăn.
Rẫy ở đây, đất ở đây, đói rừng
Con đường nhựa thẳng tắp vào khu tái định cư buôn Mông (xã Ea Kiết), những ngôi nhà gỗ kiên cố, lác đác vài đứa trẻ đang chơi trò bắn bi trước sân. Theo ông Hoàng Văn Páo, trưởng buôn Mông (xã Ea Kiết), năm 1993, đồng bào Mông ở các tỉnh phía Bắc di cư vào đây sinh sống. Lúc đầu chỉ có vài hộ, mỗi năm tăng lên một ít. Bây giờ có hơn 160 hộ.
Để từng bước ổn định dân DCTD trên địa bàn, chính quyền các cấp đã quy hoạch khu tái định cư nhằm đưa những hộ người Mông đang sống ở vùng rừng sản xuất thuộc lâm phần của Cty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm về định cư, ổn định đời sống. Hiện, chính quyền mới vận động được hơn một nửa hộ gia đình người Mông tới khu tái định cư theo quy hoạch. Về đây, mỗi gia đình được cấp 600m2 đất, được làm sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, trẻ đi học gần, trường lớp khang trang, có điện thắp sáng, có ti vi…nhưng người lớn không muốn. Nhiều hộ đã có nhà và đất sản xuất trong rừng nên họ quyết bám rừng không chịu di dời về khu tái định cư.
Băng qua đoạn đường dốc nối dốc, gập ghềnh sỏi đá, phóng viên Tiền Phong đã giáp mặt với ngôi làng cũ trong rừng. Trên thân cây cao vút bên vệ đường, một đứa trẻ đang thoăn thoắt trèo cây dùng dao để lấy lan rừng. Ông Páo chia sẻ, ở đây trẻ con ai cũng leo trèo như sóc, như khỉ. Chúng lấy lan, mật ong rừng, măng rừng… để đổi hàng hóa. Trước đây những đứa trẻ học hết cấp 1 rồi theo bố mẹ lên rẫy. Bây giờ, được cán bộ vận động, tuyên truyền nên trên 50% hộ cho con đi học hết cấp 2.
Chiếc xe máy dừng trước sân, khói đen bay mịt mù, anh Sùng A Páo (buôn Mông) tiếp chuyện: “Chỗ này, đồng bào không có hộ khẩu nên thiệt thòi lắm. Bà con muốn mua xe máy cũng khó. Xe của làng này hầu hết mua lại xe cũ không giấy tờ. Muốn mua xe mới phải đi nơi khác nhờ người đứng tên giúp. Đi xa không dám vì sợ công an”. Đang mặn chuyện, chị Sùng Thị Nông hàng xóm thấy người lạ nên lân la qua xem. Tôi hỏi sao không ra khu tái định cư. Chị khó chịu ra mặt: “Cán bộ nhiều lần vận động dân làng ra khu tái định cư gần đường nhựa. Ngoài đó, chỉ có nhà để ở, sống bằng gì. Rẫy ở đây, đất ở đây, đói còn lên rừng bẫy chim, hái măng. Đi học cũng không ra khỏi cái núi này, chỉ có lúa ngô mới làm no cái bụng”.
Trong những chóp nhà lúp xúp lẩn khuất giữa những vườn cà phê, vườn điều nối tiếp nhau từ quả đồi này sang quả đồi khác. Những câu chuyện thật khó diễn tả. Kết hôn được gần 10 năm, chị Hà Thị Chang (SN 1992) và anh Vàng A Chức (SN 1989) có 4 người con đều sinh tại nhà. Chị Chang cho biết: “Tôi vẫn biết sinh ở nhà là nguy hiểm nhưng tôi dễ sinh. Chồng được bà nội truyền kinh nghiệm nên đảm đương nhiệm vụ đỡ. Ở đây, nhà nào cũng 7 – 8 người con. Nhiều phụ nữ gần đến ngày sinh vẫn lên rẫy. Chuyển dạ chỉ kịp tìm một gốc cây nhờ sự giúp đỡ người làm cùng. Những đứa trẻ ấy vẫn sống khỏe mạnh, lớn lên leo trèo giỏi như sóc rừng”.
Gần nhà chị Chang, ngôi nhà rộng chưa đầy 30m2 được ghép bởi những tấm ván cong vênh là nơi trú ngụ của 7 con người. Chị Mã Thị Si (SN 1992) vừa đi làm về, tay xách hơn 2kg cá, vui vẻ: “Cá mới bắt ở suối. Hôm nay là may, có hôm chỉ được vài con nhỏ”. Năm đứa con của chị ngồi quây trước chậu cá cười khúc khích. Chị bảo: “Đứa đầu năm nay 12 tuổi. Hằng ngày theo tôi lên rẫy, tranh thủ buổi chiều ra suối bắt cá. Mỗi sáng, tôi nấu 1 nồi cơm mang đi rẫy, phần còn lại để cho 4 đứa nhỏ ở nhà, đói lúc nào thì ăn. Vợ chồng làm tận bìa rừng tối mịt mới về”.

Nguồn: tienphong.vn

GÁNH TRÊN VAI MẸ - Thơ Thu Hà


Ngày xưa quằng gánh trên vai
Nuôi con chẳng quản tháng ngày gian lao
Hôm nay nghe dạ dạt dào
Vì đâu nước mắt chực trào bờ mi
Ngày xưa lối mẹ bước đi
Sương khuya đậm lạnh ướt ghì đôi vai
Nuôi con đâu quản thân gầy
Sao giờ lại thấy lệ dài trong tim
Người đời nói đúng như niêm
Cơm mẹ ngọt lắm con thời đắng cay
Cuộc đời tạo hóa lá lay
Thôi ta xin lại tháng ngày bình yên
Xin cho giũ sạch muộn phiền
Câu thơ nét chữ gởi miền trời xa
Tìm vui cùng lá với hoa
 Để ta tìm lại chính ta thuở nào!!!
Thu Hà

🌸🌸🌸🌸
               Mời xem KHÔNG VIẾT - Thơ Thu Hà:

Đài Loan và Mỹ ra “Tuyên bố chung về an ninh mạng 5G”

Ngày 26/8, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Chiêu Nhiếp (bên trái), Trưởng Đại diện Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (AIT) Brent Christensen (đứng giữa) và Chủ nhiệm Ủy ban Truyền thông Quốc gia (NCC) Trần Diệu Tường (bên phải) đã cùng ra “Tuyên bố chung về an ninh mạng 5G” giữa Đài Loan và Mỹ (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
 Ngày 26/8, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Chiêu Nhiếp và Trưởng Đại diện Văn phòng Đài Bắc của Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (AIT/T) Brent Christensen đã cùng đưa ra “Tuyên bố chung về an ninh mạng 5G” (Declaration on 5G Security) giữa Đài Loan và Mỹ. Hai bên cam kết sẽ sử dụng các dịch vụ do mạng truyền thông 5G cung cấp trên cơ sở tự do, cạnh tranh công bằng, minh bạch và tuân thủ pháp luật, đồng thời đảm bảo mạng truyền thông 5G không bị phá hoại hay thao túng một cách ác ý, tiến thêm một bước trong việc bảo vệ quyền riêng tư, tự do cá nhân và phát triển kinh tế-xã hội.

 Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Ngô Chiêu Nhiếp cho biết: “An ninh thông tin là an ninh quốc gia”, Đài Loan từ lâu đã đi đầu trong công tác bảo vệ an ninh thông tin. Cân nhắc vấn đề an ninh thông tin khi triển khai mạng 5G, Đài Loan đã sớm chuẩn bị đón đầu, loại bỏ hoàn toàn các thiết bị phần cứng, phần mềm và dịch vụ có lo ngại về an ninh thông tin, có thể gọi là nước đi tiên phong và là hình mẫu của cộng đồng quốc tế. Chương trình hợp tác tăng cường an ninh mạng 5G giữa Đài Loan và Mỹ lần này không chỉ hưởng ứng lời kêu gọi của “Đề xuất Prague” (Prague Proposals) về an ninh mạng 5G, mà còn tượng trưng cho hành động bảo mật mạng 5G của Đài Loan đã hội nhập với tiêu chuẩn quốc tế. Hy vọng trong tương lai, Đài Loan sẽ cùng hợp tác với nhiều quốc gia có quan điểm tương đồng, tuân thủ tuyên bố của Tổng thống Thái Anh Văn về việc thiết lập chuỗi ngành nghề và hệ thống an ninh thông tin có thể tự bảo vệ và được thế giới tin cậy, cùng nhau xây dựng hệ sinh thái 5G an toàn, ổn định và đáng tin cậy.

 Đài Loan và Mỹ cùng chia sẻ các giá trị cốt lõi về dân chủ, tự do và nhân quyền. Gần đây, hai nước đã có những trao đổi và hợp tác chặt chẽ trong mọi lĩnh vực, quan hệ song phương tiếp tục phát triển ổn định. Sau khi đánh giá cao các biện pháp bảo mật mạng 5G của Đài Loan và đưa các công ty viễn thông 5G của Đài Loan vào danh sách các công ty viễn thông có “Lộ trình 5G sạch” (5G Clean Path), Mỹ một lần nữa cùng Chính phủ Đài Loan ra “Tuyên bố chung về an ninh mạng 5G”. Điều này cho thấy an ninh mạng 5G của Đài Loan phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Trong tương lai, Đài Loan và Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác an ninh mạng 5G thông qua “Khung Hợp tác và Đào tạo Toàn cầu” (GCTF), cùng nhau phát triển các tiêu chuẩn, hướng dẫn và thực tiễn tốt nhất về mạng 5G.

Tin của Taiwan Today

Môt Me Sáu Con - Đặng Lê Hùng

Tôi mở mắt´chào đời tai làng Long Kién, Chợ Mới ´, Long Xuyen, AnGiang . Tôi đã mat´ cha tu khi vưà hơn 3 tuôi , cai ´ tuôi này tôi co ´ biết gi dau ? Thế rôi vài thańg sau,tai hoa đã đếń với ´ gia dinh tôi vô cùng nghiệt ngã !
 Môt me 6 con chay trôń chién tranh trong vùng "tam giać chién" giữa 3 lực luợng quân sự : Quan dôi Phap´,giao ´ phai ´ Phat giao ´ Hoà Hao và quân đôi Viet Minh.
Môt Me 6 con gia dinh tôi chay trôń duới ´ hàm trú ẩn bên cù lao vàm Ông Chuởng.
Bởi vi hàm trú ẩn  quá ´ nhỏ ,rất´ ngôt ngat, tôi ngoi lên khỏi miệng hầm de tim môt it´ không khi ,tôi nghe thaý ben kia sông làng Long Kiên , khoi ´ lua mit mu hoà lan voi tieńg súng ! Tôi cat´ cao tieńg nói ´( dàu tiên cua đời tôi ): Má ơi nhà chaý"!!

Thé là gia dinh tôi da bắt´ đàu môt cuộc hành trinh dày gian nan, kham khổ ! với 2 bàn tay trắńg. Má ´tôi mới vừa 39 tuôi ! bông bé 6 con thơ ! cư ngụ tren 1 chiéc "xuông " để làm nhà ,không có ´"mai ´ nhà "! Ma ´ tôi tay chôńg tay bơi xuôi nguợc trên dong sông Hau Giang de muu càu su sống´ .Ma ´ tôi xin từng miếńg"cơm chaý"trên cać doàn ghe tàu tren sông đem về ngâm vào nướć lạnh và nấu ´ thành cơm cho  bua an của gia dinh bất´ hạnh !
Má tôi quyét "thu tiét " thờ chông! mặc dầu ba tôi mất´ khi má  tôi con trẻ .Bà đã cuu mang 6 đứa con thơ dại cho đén ngày khôn lớń.

Khi tôi đã lớń khôn, tôi tự hỏi với lòng minh , ai là tội phạm đã "thiêu trụi " làng mac và mai ´ am´ cua gia dinh tôi ?!

Cha tôi chết´

( Tinh Me ấp ủ tinh con )
Cha tôi chét khi tôi vua ba tuổi
Tuôi dai khờ chi biét khoć tu oa !
Tôi lớń lên đã thiéu mất´ tinh cha .
Mà tinh me chan hoà trong huyét quàn.

Cha tôi chét khi gia dinh tuńg quẩn.
Thân me gày mang nặng sau ´ con thơ.
Muời mấý năm suơng gió ´mắt´ me mờ .
Chiéc ao ´ raćh dôi vai oàn nặng gańh.

Cha tôi chét khi chién tranh tràn thôn xom´.
Lửa xam lăng cuớp mat´ mai ´ tranh nghèo .
Cảnh màn trời chiéu dat´ khổ biét bao .
Ôi lia bỏ quê huơng bao luyén tiéc.

Cha tôi chét hay nguời ra di biền biệt ?
Bỏ lai bày con dại sôńg bơ vơ ,
Ngậm đắńg cay trong lứa ´ tuổi daị khờ
Nay khôn lớń cha hiền đâu không thâý ?
Cha tôi chét Me tôi buồn biét mấý!


Sôńg âm thàm tinh Me ủ tinh con.
Nghia phu thê Me vẫn giữ vuông tròn
Lòng son sắt Me hiền ôi cao cả !!!

Đặng Lê Hùng


                  🌹🌹   Trái bầu hồ lô - VKP.Đạm Phương

                 🌹🌹🌹 NHỚ MẸ - Thơ Nguyễn Quốc Nam (NLSTN )

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

CHIỀU XÓM NHỎ MAN TRA- Thơ Trần Chu Ngoc


CHIỀU XÓM NHỎ MAN TRA
Ở đây
chiều rất nhẹ nhàng
Nên nghe thoảng gió
mơ màng bên hiên
Chiều về
một chút nắng nghiêng
Xuyến xao bất chợt
cho tình xa bay
Người xưa
cảnh cũ còn đây
Hoa Nhài một đoá
hương bay khắp vườn
Mình ta
cùng một con đường
Loanh quanh nỗi nhớ
còn vương chút gì
Khi xum họp
lúc chia ly
Dòng sông như cũng
dậy thì tháng năm
Thôi ta
đợi đến trăng rằm
Thoáng trong phút chốc
âm thầm nhìn nhau
Ta về
rơi giọt mưa mau
Đường xưa lặng lẽ
nguyện cầu bình an
TRAN CHU NGOC
(Man Tra là một xóm nho chuyên sống về ngành hoa kiểng và nông nghiệp (làng hoa Cái Món ) thuộc huyện Chợ Lách Bến Tre )
🌸🌸🌸🌸

Mời Xem Thơ Tran Chu Ngọc TÌM LẠI DẤU YÊU

Phép mầu của tình yêu thương



Khi Karen biết mình mang thai đứa con thứ hai, như nhiều bà mẹ khác, cô giúp đứa con trai 3 tuổi - Michael - làm quen với việc nó sẽ có em. 
Họ siêu âm và biết đó là bé gái. Thế là đêm nào Michael cũng hát cho em gái trong bụng mẹ nghe, nó xây dựng tình yêu với đứa em bé bỏng trước cả khi gặp mặt em.
Mọi việc diễn ra tốt đẹp với Karen - một tín hữu sốt sắng của Hội Thánh Panther Creek United, bang Tennessee, Mỹ - cho đến kỳ sanh nở.
Nhưng thật bất ngờ, một biến chứng xuất hiện khi Karen đang trên bàn sinh. Các bác sĩ băn khoăn không biết có nên mổ bắt đứa trẻ ra để cứu mẹ hay không.
Cuối cùng thì em gái của Michael cũng được chào đời bình thường; mẹ bé bình an nhưng chính bé lại yếu ớt, nguy kịch.
Tiếng còi xe cấp cứu vang lên trong đêm, chở đứa bé đến chuyên khoa hồi sức ở bệnh viện St. Mary, Knoxville, bang Tennessee. 
Những ngày dài trôi qua. Sức khỏe em bé ngày càng tệ hơn. Các bác sĩ buồn bã, hối tiếc: “Xin chuẩn bị cho điều xấu nhất có thể xảy ra”. 
Vợ chồng Karen liên lạc với nghĩa trang trong vùng mua một phần đất nhỏ, thay vì sửa sang lại căn phòng để đón bé về. 
Michael vẫn cố xin cha mẹ cho cậu vào thăm em. “Con muốn hát cho em nghe” - cậu nài nỉ. 
Đã sang tuần thứ 2 bé nằm trong phòng săn sóc đặc biệt, và nhiều người tự hỏi không biết bé có cầm cự nổi sang tuần thứ ba hay không. 
Michael vẫn tiếp tục mè nheo chyện muốn hát cho em nghe, dù cậu không được phép vào nơi đó. 
Karen nghĩ hay mình cứ cho Michael vào thăm em lần cuối? Nếu thằng bé không được gặp em lúc này, có thể lắm chẳng còn dịp nào nữa. 
Karen lén dẫn nó vào phòng, nhưng cô y tá trưởng phát hiện, la lên: “Đem đứa trẻ ra ngoài! Nó không được vào!”. 
Karen vốn dịu dàng, ôn hòa, bỗng dưng trừng mắt, dứt khoát: “Nó sẽ không rời khỏi đây cho đến khi nó được hát cho em nó nghe!”.
Karen dắt Michael lại bên nôi em. Cậu nhìn chằm chằm vào đứa em gái nhỏ xíu, tội nghiệp và bắt đầu cất giọng run run. Tiếng hát ngây thơ

You are my sunshine
My only sunshine.
You make me happy
When skies are grey.
You'll never know, dear,
How much I love you.
Please don't take my sunshine away


The other nite, dear,
As I lay sleeping
I dreamed I held you in my arms.
When I awoke, dear,
I was mistaken
And I hung my head and cried.

Em bé dường như có chút phản ứng, mạch đập của bé chậm và ngắt quãng bỗng đều đặn hơn. “Hát tiếp đi Michael” - Karen bật khóc và bắt đầu cầu nguyện: “Chúa ơi, xin thương xót đứa con gái bé bỏng này”. 

You are my sunshine,
My only sunshine.
You make me happy
When skys are grey.
You'll never know, dear,
How much I love you.
Please don't take my sunshine away.
Please don't take my sunshine away
Hơi thở bé bỗng gấp gáp, dồn dập hơn, rồi bất ngờ trở nên đều đặn, nghe như tiếng grừ grừ của một chú mèo con. 
“Hát tiếp đi con!” - Karen động viên..
“Có một đêm đang nằm ngủ, anh đã mơ thấy anh bế em trong tay...”. 
Em bé nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ...
“Hát nữa đi Michael”. 
Nước mắt chan hòa trên má cô y tá trưởng cau có khi nãy. Karen thấy lòng mình ấm lại, một cảm giác bình an lan tỏa... 
“Em là ánh mặt trời của anh, chỉ em thôi. Đừng lấy mất ánh mặt trời của anh đi, em nhé...” 
Hôm sau, các bác sĩ cho biết đứa bé đã... khỏe hẳn và sẵn sàng xuất viện. Về nhà thôi! 
Tạp chí “Phụ Nữ Ngày Nay” gọi đây là “Phép lạ từ bài hát của đứa anh trai”; các bác sĩ đơn giản gọi phép màu, riêng Karen nói đây là “Phép lạ từ tình yêu Thiên Chúa!”. 
Kinh Thánh chép: “Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương trường tồn bất diệt” (1 Cô-rinh-tô 13:7-8).
(Nguồn: Tin & Sống Ministry;

Người Việt đầu thế kỉ 19, 20 trong hồi ký của một vị Toàn quyền Đông Dương


Nhằm cung cấp thêm một tài liệu về người Việt trong giai đoạn thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, dưới đây là một vài trích đoạn trong cuốn “Xứ Đông Dương” của vị Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.

Những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam của người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ… xưa nay không ít. Lẽ dĩ nhiên, là sách của người nước ngoài nên cách nhìn bao giờ cũng có chỗ khác biệt. Chính vì thế đó là một nguồn tài liệu đáng quý, giúp ta nhìn nhận sự việc được khách quan hơn.
Đôi nét về Paul Doumer

Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương” là một tài liệu quý viết riêng về hành trình, nhận định và trải nghiệm của ông trong giai đoạn 5 năm ở Đông Dương, mà phần lớn là ở Việt Nam (thời đó gọi là An Nam).
Về con người của Paul Doumer, ông là người có kiến thức nhiều lĩnh vực, là Bộ trưởng tài chính Pháp trước khi sang Đông Dương nhận chức Toàn quyền. Sau này ông còn làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Quyển “Xứ Đông Dương” ghi lại nhiều nhận định của ông về nhiều mặt: địa lý, kinh tế, hành chính, con người, văn hóa… ở những nơi ông đi qua.
Để phục vụ nước Pháp hết mình, Doumer đã ra sức chấn chỉnh bộ máy quản lý ở các xứ thuộc địa, đồng thời xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đáng chú ý như: cầu Doumer (sau đổi tên thành cầu Long Biên) – được coi là một kỳ quan của Đông Dương thời ấy, cầu Thành Thái (tức cầu Tràng Tiền) bắc qua sông Hương ở Huế và cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn. 
Ông cũng chính là người đã ủng hộ và hậu thuẫn công việc nghiên cứu của Yersin, đồng ý xây dựng thành phố Đà Lạt và đưa cây cao su vào trồng. Dưới thời cai trị của Paul Doumer, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên có điện.
Paul Doumer hành động hoàn toàn vì lợi ích của nước Pháp. Nhưng ông là một nhà kinh tế có tài và có tầm nhìn. Chính do vậy, người Pháp có lợi nhưng xứ thuộc địa cũng được hiện đại hóa, Tây phương hóa. 

Một số trích đoạn trong “Xứ Đông Dương”

Nói về người Việt:
Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam. Người An Nam và người Nhật Bản chắc chắn có mối quan hệ thân tộc từ xa xưa. Cả hai đều thông minh, cần cù và dũng cảm. Người lính An Nam là một người lính giỏi, có kỷ luật và dũng cảm. Họ cũng là những người lao động mẫu mực, những nông phu giỏi việc đồng áng, những người thợ lành nghề, những nghệ nhân khéo léo và thông minh. So với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính, người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc. Vả chăng, đó là một quy luật chung mà tôi đã kiểm chứng trên khoảng 20 chủng tộc của nhân loại, và tôi cũng thấy rất đúng ở châu Âu: những người dũng cảm trong lao động cũng là những người dũng cảm trong chiến tranh; nói khác đi, can đảm là một tính cách thống nhất. Nếu người nào can đảm trước sự mệt mỏi, người đó sẽ can đảm trước nguy hiểm và trước cái chết.
Về thiên nhiên Nam Kỳ:
Lớp đất trẻ, tương đối nông của Nam Kỳ đặc biệt thuận lợi cho việc trồng cấy. Rất dễ canh tác trên đất đó, và đất đặc biệt phì nhiêu. Thời vụ diễn ra rất đều đặn. Thu hoạch hằng năm, chủ yếu là lúa, có biến đổi ít nhiều do những nguyên nhân không đáng kể; sản lượng năm này có thể cao hơn hoặc thấp hơn năm khác về số lượng hoặc về chất lượng nhưng ít nhất cũng luôn luôn được đảm bảo. Sản lượng thu hoạch đó dao động quanh một mức trung bình cao và không bao giờ xuống thấp hơn mức tối thiểu, vẫn còn cao hơn nhiều mức tiêu thụ của dân Nam Kỳ. Gạo bán ra nước ngoài, tức xuất khẩu, trong những năm tệ nhất không bao giờ dưới 700.000 tấn. Gạo xuất khẩu có thể đạt đến một triệu tấn, tính ra thành tiền từ khoảng 80 đến 100 triệu phờ-răng. Hồ tiêu xuất khẩu cũng là một nguồn tài nguyên giá trị.
Gạo là nguồn tài nguyên to lớn có thể thu được không mấy khó khăn; mỗi năm nông dân ở đây chỉ làm một vụ, và công việc đồng áng chỉ tập trung trong ba hoặc bốn tháng. Cả đến vận tải cũng được thực hiện trong những điều kiện dễ dàng và cực rẻ.
Đất Nam Kỳ chằng chịt hàng nghìn con sông lớn nhỏ, kênh, rạch chạy theo mọi hướng. Nam Kỳ là nơi bằng phẳng nên thủy triều ảnh hưởng như nhau tới tất cả các tuyến đường thủy. Như thế mỗi ngày hoạt động của triều lên và triều xuống làm cho các dòng chảy cứ sáu tiếng chảy theo chiều này và sáu tiếng chảy theo chiều ngược lại. Người An Nam lợi dụng điều đó để vận tải hàng hóa mà không mất công mất sức gì nhiều. Ghe xuồng của họ xuôi dòng với sự trợ lực của buồm hoặc mái chèo vừa đủ để có thể lái được chúng. Khi thủy triều đổi hướng mà chưa tới được điểm đến thì họ bỏ neo hoặc buộc những chiếc tam bản vào bờ, bình tĩnh chờ thủy triều đưa dòng nước thuận đến, và cứ như thế cho cả chuyến đi lẫn chuyến về. Vận động thủy triều cung cấp lực miễn phí cho ngành giao thông đường thủy. Có lẽ không có quốc gia nào trên thế giới mà cư dân lại được thiên nhiên ưu đãi như Nam Kỳ.
Về thành phố Sài Gòn: 
Một nhóm binh sĩ hải quân Pháp trên đường phố Sài Gòn. Hình ảnh nằm trong loạt ảnh Đông Dương năm 1901 do nhiếp ảnh gia người Pháp Jules Gervais-Courtellemont thực hiện.
Ở Sài Gòn cũng có người Hoa, và nhiều là đằng khác, buôn bán to nhỏ đủ loại. Bên cạnh các cửa hiệu Pháp giống như các cửa hiệu ở tỉnh lẻ bên Pháp, tôi thấy các cửa hiệu Trung Hoa khiêm tốn hơn nhưng năng động hơn. Tất cả mọi thứ có trong cửa hiệu của thương nhân châu Âu và cả những thứ khác nữa đều có bán tại cửa hiệu của người Hoa; nơi này sản xuất thứ gì thì nơi khác cũng sản xuất thứ đó. Đây là một cuộc cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng. Đối với các mặt hàng rẻ tiền, đối với các công việc đơn giản, sự cạnh tranh không còn nữa vì chỉ còn lại người Hoa. Khi ta muốn có những bộ quần áo lịch sự, một chiếc đầm đi dạo hoặc ăn tối, một bộ smoking mà không cần đặt từ Pháp sang thì thay vì tìm cô thợ may người Pháp, ta cứ đặt người Hoa ở đây may những chiếc váy nhẹ, những bộ quần áo bằng vải lanh. Các dịch vụ giặt, là, mạng vá cũng là nghề của họ. Họ là những thợ khéo léo và quý hóa không từ chối một yêu cầu nào. Họ chịu làm mọi việc. Người An Nam ở Nam Kỳ không tranh việc với họ. Nam Kỳ quá giàu có, cuộc sống quá dễ dàng nên chỉ gắng sức tí chút là người ta đã tìm được việc. Người ta thấy chỉ có sự gia tăng dân số của người An Nam có thể dẫn tới việc dòng người đổ vào thành phố và đẩy lùi người Hoa. Nhưng cho đến nay, sự gia tăng đất canh tác thậm chí còn nhanh hơn sự gia tăng dân số nên hiện tượng trên không thể xảy ra.
 Sài Gòn là một thành phố nhiệt đới xinh đẹp, thành phố duyên dáng nhất vùng Viễn Đông. Một số công trình nghệ thuật ở Sài Gòn rất đẹp; tất cả đều có kích thước lớn; nhà cửa nói chung khá xinh xắn, đường phố rợp bóng cây, tất cả như bị ngập trong một đại dương xanh. Nhìn từ trên cao xuống, từ chòi quan sát trên nóc một con tàu hoặc từ các tháp của nhà thờ, Sài Gòn hiện ra như một công viên rộng lớn, trong đó một vài tòa nhà quá đồ sộ hoặc quá cao vượt lên khỏi những tán cây. Này là Dinh Toàn quyền, các trại lính, bệnh viện, Sở Bưu điện, Dinh Thống đốc, Sở Thuế quan…; các công thự đó không chịu thua những tán cây muốn chiếm lĩnh trời xanh, luôn luôn vươn lên và trải rộng nhờ nhựa sống của thiên nhiên hào phóng.
Về người Bắc Kỳ:
Người An Nam ở Bắc Kỳ cần cù chịu khó, còn hơn cả người Nam Kỳ. Họ vạm vỡ hơn, cường kiện hơn. Khí hậu thì khá khắc nghiệt; họ không được thiên nhiên ban tặng những điều kiện thuận tiện cho sản xuất và vận tải. Bị bó buộc trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi họ sống chen chúc, dân An Nam buộc một vùng đất chật hẹp phải sản sinh ra rất nhiều sản phẩm. Công việc đồng áng làm họ mất hầu hết thời gian trong năm. Những việc vận chuyển giao thông, hộ đê, tạp dịch và những việc vặt thường nhật lấy gần hết toàn bộ thời gian còn lại. Họ làm việc tích cực không ngừng nghỉ.
Về các thợ thủ công:
Các thợ thủ công Bắc Kỳ làm việc chăm chỉ và thuần thục. Họ thành công một cách đáng ngưỡng mộ trong các công việc đòi hỏi tỉ mỉ và tinh xảo. Họ có khiếu thẩm mỹ, và một số người trong bọn họ là những nghệ nhân thực sự. Những thợ đúc đồng, thợ kim hoàn, thợ khảm men huyền, thợ thêu, thợ điêu khắc, thợ khảm đã tạo được một tiếng tăm xứng đáng. Họ không phải là những người thợ bắt chước một nền nghệ thuật ngoại quốc. Dẫu vẻ bề ngoài của những sản vật lộ rõ mối quan hệ với những đồ vật Nhật Bản và Trung Hoa, thì chúng vẫn không phải được lấy cảm hứng từ đó; những người thợ đã tạo ra một nghệ thuật An Nam, với các hình mẫu và cách trang trí của chính họ.
[…]
Các thợ thêu trên lụa làm việc với một kỹ thuật không thể sánh được. Về mặt chăm chút và hoàn thiện công việc, đồ thêu ở Bắc Kỳ được làm tinh hơn đồ của Nhật Bản và Trung Hoa. Nhưng vào năm 1897, các bức thêu mang giá trị trang trí còn rất thấp. Đó là những bức thêu cảnh sinh hoạt của người An Nam hoặc các trận chiến huyền thoại, với một đám đông những nhân vật nhỏ xíu, con giống, đồ vật mà ta có thể ngưỡng mộ các chi tiết, nhưng về toàn cảnh chẳng có gì đẹp lẫn dễ coi. Kể từ đó trở đi, các thợ thêu An Nam đã lấy từ hệ thực vật phong phú của mình những nhân tố để tạo thành tác phẩm của họ. Họ đã thành công trong việc đem lại cho những tấm lụa thêu một hiệu ứng trang trí ngang tầm với người Nhật Bản, và họ đã không đánh mất sự ưu trội về tay nghề của họ.
Đồ gỗ gia dụng An Nam do những thợ chạm gõ chế tạo, và chủ yếu gồm ghế tựa, bàn và tủ chè, có đường nét và hoa văn rất đẹp. Các bộ trường kỷ, món đồ trang trí trong những ngôi nhà truyền thống và trong đền chùa, hầu hết đều mang những nét đối xứng hài hòa; các hình chạm khắc trang trí trên đó thì đơn giản và thường rất đẹp. Nhưng sự thành công rực rỡ của người An Nam là nghệ thuật khảm trai trên gỗ. Họ đã khiến cho những bộ tủ chè và những thứ đồ gỗ nhỏ khảm trai như vậy của vùng này trở nên thực sự đáng chú ý và họ đã nổi danh ở vùng Viễn Đông. Những thợ khảm trai Trung Hoa, những người hình như đã truyền nghề của mình cho dân An Nam thì còn lâu mới sánh ngang hàng được với học trò của mình.
Về giáo dục:
Trong các trường làng, người ta dạy các chữ cơ bản. Những quyển sách tập đọc mà họ trao vào tay lũ trẻ thì đúng là những tiểu kiệt tác thực sự, trong đó thể hiện tinh thần đạo đức của Khổng Tử với một ngôn ngữ đơn giản và đẹp, khắc ghi vào trí óc trẻ thơ. Ta chuyển từ quyển thứ nhất, hết sức đơn giản, hết sức cơ bản, dạy cho ta những phép tắc lễ nghĩa đầu tiên, lên đến quyển thứ hai là những vấn đề rộng hơn, sau đó lên quyển ba và cứ tiếp tục như thế. Đa phần các trường làng thấy rằng dạy chừng từ bốn đến năm quyển là đủ.. Bọn trẻ học ở đó, cùng với một lượng chữ đủ để viết và trao đổi trong những tình huống đơn giản mà họ gặp nhau, những nguyên tắc đạo đức và những quy định ứng xử sẽ theo họ trong suốt cuộc đời. Đây hiển nhiên là một nền giáo dục chưa hoàn chỉnh; tuy nhiên nó đủ để làm cho một dân tộc cần cù, gắn bó với nhiệm vụ gia đình, hạnh phúc về mọi mặt khi những vấn đề bên ngoài không khiến họ lo lắng ưu phiền.
Về tre Việt Nam:
Người dân Đông Dương dựng nhà bằng tre; mặt khác, kể cả khi một căn nhà được xây bằng gạch thì nó vẫn được bao bọc bởi một lũy tre lớn mà bản thân nó cũng đã chính là một công trình. Bờ rào, những chòi canh để trông coi hoặc để nghỉ chân khi đi săn, những cọc cừ bằng tre để ngăn sông xói mòn đất, những chiếc tời, vó và cần câu, tất cả các loại đồ dùng và dụng cụ đều được làm bằng tre. Khi đi đường, nếu cần dựng tạm lều trại, người An Nam cũng dễ dàng làm được khi có những cây tre ở ngay gần.
 Tôi vẫn còn nhớ một ngày nọ ngài Đô đốc Pottier đã vô cùng sửng sốt thán phục khi được cây tre cứu khỏi tình huống khó khăn trên mạn thượng lưu sông Hồng. Tôi và vị Đô đốc tài giỏi này đã gặp nhau tại Lào Cai nơi chúng tôi cùng khánh thành cây cầu mà tôi đã cho xây dựng tại Nậm Thi để phục vụ cho tuyến đường sắt và đường bộ nối với Vân Nam. Lúc đó khoảng tháng Một năm 1902. Được tháp tùng bởi hai sĩ quan phụ tá và một đội lính khố đỏ hộ tống, ngài Đô đốc lúc đi xe kéo, lúc đi kiệu trên con đường bộ bên sông hoặc tuyến đường sắt đang được xây dựng. Không phải cả 200 hay 250 cầu đường sắt đều đã thi công xong, nên việc đi lại vẫn khó khăn và chậm chạp.
Lịch trình đã được sắp xếp sao cho đoàn có thể ăn trưa, hoặc ít nhất là ăn tối và nghỉ ngơi tại một ngôi làng, hoặc trong một đồn bốt. Buổi chiều hôm ấy, ngài Đô đốc đã thấm mệt và chỉ có thể tiếp tục hành trình khi đã khá muộn và không theo đúng lịch trình đã lập. Màn đêm dần buông trong khi cả đoàn vẫn còn cách khá xa bốt nghỉ, nơi đã chuẩn bị sẵn đồ ăn và chăn. Họ buộc phải tạm nghỉ, nơi dừng chân là vùng đất nguy hiểm có hổ rình rập nên họ không đi tiếp được khi mặt trời đã lặn. Làm sao có thể ăn uống và nghỉ ngơi ở một nơi hoang dã như thế? Đoàn hộ tống có một ít gạo dự trữ của lính khố đỏ và vài hộp thức ăn Âu, nhưng chẳng có đồ dùng nào khả dĩ để nấu ăn, và cũng không có gì để che chắn hay để tự vệ đề phòng sự tấn công của dã thú. Thật may là có những rặng tre mọc hai bên bờ sông Hồng, và những người lính khố đỏ thì không rời tay khỏi những thanh mã tấu, một loại kiếm nhỏ hay dao dài bản địa. Với những thứ đó, ngài Đô đốc có thể yên tâm: ông sẽ có một chỗ nghỉ ngơi và ăn uống.
Không để mất thời gian, những người lính bắt tay ngay vào công việc. Chỉ trong vài phút, một hàng rào bằng tre dài và chắc chắn đã được dựng lên tạo thành một khu trại đủ rộng. Họ đã giải quyết được vấn đề dã thú. Sau đó ba chiếc lều được dựng, một cho ngài Đô đốc, một cho những sĩ quan, cái còn lại cho binh lính hộ tống. Ngài Đô đốc và những viên sĩ quan trong hoàn cảnh này đã có thể nghỉ ngơi thoải mái với những chiếc chõng tre, cao khoảng 40 đến 60 xăng-ti-mét và đàn hồi như một tấm nệm lò xo cùng những chiếc gối tiện dụng. Một ống tre lớn còn nguyên cả mắt, vốn chứa nước rất tốt, được khéo léo cắt từng khúc thành một cái gáo, cũng có thể coi là bát, xô hay chậu. Nhờ đó, trong khi những căn lều lán được dựng lên và hoàn tất, những người lính đi kiếm và lấy nước vào những gáo tre, nhóm lửa và chuẩn bị bữa tối. Gạo và đồ hộp được nấu trong những chiếc nồi kỳ lạ làm từ những cây tre. Vậy là chẳng khó gì để có được một bữa ăn, nhưng khi Đô đốc Pottier nhìn những thanh mã tấu trong tay của những người lính đẽo gọt ra những chiếc đĩa, thìa và cả những chiếc dĩa bằng tre cũng có ba răng y như dĩa thật, ông thấy đó quả là một sự khéo léo phi thường! Rất lâu sau khi trở về Pháp, ngài Đô đốc vẫn kể lại câu chuyện và rất vui vẻ khoe một chiếc chăn kỳ diệu, vốn được làm ra cấp thời cũng như căn lều và bữa tối của ông trong một thung lũng ở thượng lưu sông Hồng. Ông ghi nhớ những kỷ niệm về một buổi tối mà ông bất ngờ trải qua như thế cũng như về sự khéo tay đến kinh ngạc của những người An Nam.
Về tệ nạn trong hệ thống quan lại và thái độ của Pháp:
Triều đình An Nam vẫn hoạt động tốt gần giống với tình trạng trước khi bị nước Pháp chinh phục.. Hệ thống quan chế tại các tỉnh thành vẫn giữ nguyên; việc cai trị cũng vậy. Các quan lại sống tại những dinh thự đẹp đẽ được xây xựng theo kiểu hệ thống Vauban; họ cai trị, hành pháp và thu thuế dưới danh nghĩa triều đình. Quyền cai trị, hành pháp và thu thuế là những nguồn lợi trực tiếp của họ, là hối lộ biếu xén và mọi loại bổng lộc khác. Đương sự của các vụ kiện, những người nộp thuế và những kẻ nô dịch sẽ dâng lên tất cả những gì họ có; những viên quan to hay nhỏ đều cố gắng bòn rút tối đa từ dân, và phần được đóng vào quốc khố chỉ là phần còn lại mà bọn họ không thể ăn chặn được.
Đó là chế độ quân chủ quan liêu cũ trong đó các quan lại lạm dụng quyền hành trên mọi mặt, mà không có dáng vẻ trung thực tự tại như những quan lại xưa kia. Những khiếm khuyết và những tệ nạn trong hệ thống vẫn tiếp tục hoành hành. Sự kiểm soát từ cấp cao nhằm ngăn chặn tệ nạn này bùng phát bằng hình phạt nếu cần thiết, rốt cuộc đã bị vô hiệu hóa và tê liệt. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng hay một vấn nạn mà chính quyền Pháp cần quan tâm, cũng không phải là cái cớ để chúng ta can thiệp. Và như thế, vị Khâm sứ của chúng ta tại Huế hài lòng với việc giám sát Đức vua và triều đình, mà không cần hợp tác với họ; và ngay cả các Công sứ Pháp của chúng ta tại sáu hoặc tám tỉnh lớn vốn có nhiệm vụ đảm bảo việc duy trì trật tự mà không cần hợp tác với quan lại cũng không có nhiệm vụ kiểm soát các hành vi của quan lại. Chúng ta chỉ giới hạn ở mức bảo hộ cơ bản và đã không quan tâm đến việc cai trị cũng như tác động của nó lên sự phát triển kinh tế.
Có thể cho đến lúc đó chúng ta chưa thể làm tốt hơn và tiến xa hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì nhất định không thể để tình hình này kéo dài hơn nữa. Cho dù là vì lợi ích của nước Pháp hay là vì lợi ích của người dân An Nam, thì đều cần phải áp dụng những phương thức quản lý và những chính sách kinh tế của nền văn minh châu Âu vào đất nước này. Nhiệm vụ này đặc biệt thú vị, tất cả cần phải được thực hiện từ đầu và chúng ta có thời gian, chúng ta có thể phát triển một kế hoạch toàn diện và tiến hành nó một cách nhịp nhàng, có phương pháp, không hấp tấp, không phô trương.
Trích “Xứ Đông Dương”
Dịch bởi: Lưu Đình Tuân, Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long, Vũ Thúy
Nguyễn Thừa Hỷ hiệu đính
(Hoa Huỳnh chuyển)

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Thơ Mời Họa : HOA SẦU RIÊNG-Thơ Minh Thúy TN và Các Bài Họa


Bài Xướng:HOA SẦU RIÊNG
“Sầu Riêng “ rực thắm nhớ bao dường
Nhã nhặn hoa vàng tưởng cố hương
Lộng ý mùa thu gầy nỗi cảm
Lay hồn tiết hạ động niềm thương
Nghiêng trời mộng cũ say cây trái

Ngã lối cung xưa đắm quả vườn
Viễn xứ “ buồn chung “ đời tỵ nạn
Mơ màng cảnh vật phủ màu sương
Minh Thuý Thành Nội
Tháng 8/25/2020


 Họa :NGẮM TRÁI SẦU RIÊNG.
Người cũng như hoa, thật khổ dường
Nghĩ là sắc vẫn phải thua hương
Lỡ như có nhớ, thì quên khổ
Lầm tưởng mơ tàn, ấy đã thương
Tình vương cây cỗi thay mầu quả
Mộng vỡ cành khô đổi lá vườn
Một chút Riêng tư, càng thức tỉnh
Gai Sầu gẫy nửa vướng thềm sương...
Hawthorne 25 - 8 - 2020
CAO MỴ NHÂN 


Bài Họa:HOA TRÁI SẦU RIÊNG
Cây kết tràng hoa nguyện cúng dường
Ơn người chăm bón nụ khai hương
Nắng mưa gìn rễ không hư hoại
Khuya sớm giữ cành chẳng tổn thương
Nhọc thuở đất quê còn lạ giống
Vui nay trời phố cũng xanh vườn
Sầu Riêng nhẫn chịu,nên mùa trái
Thơm ngọt dâng đời vị gió sương…
Lý Đức Quỳnh
26/8/2020



Hoạ vận : Bông Trái Sầu Riêng
Gai góc sầu riêng lạ quá dường
Hoa vàng cũng đẹp với quê hương
Quen mùi, lục tỉnh bao niềm nhớ
Biết vị, miền Nam mấy nỗi thương
Mến kẻ dâng đời, mua tận gốc
Yêu ai tặng quả, hái trong vườn
Tình xưa, mới đó, già xồng xộc
Nghĩa cũ, giờ đây, tóc điểm sương !...
Mai Xuân Thanh
Ngày 26/08/2020




 Họa :Sầu Riêng Hương Sắc 
Màu hoa óng ánh toả thơm dường 
Tâm sự sầu riêng cảm sắc hương 
Lục tỉnh, Sài Gòn đều trộm nhớ 
Trung nguyên, Đà Lạt cũng thầm thương 
Trông anh gai góc miền quan tái 
Ngó bậu hiền lương đất miệt vườn 
Một tấm lòng Riêng em gửi gắm
Mà tình gắn bó tóc pha sương 
Mai Xuân Thanh 
Ngày 26/08/2020



 Họa :Sầu Riêng
Mùi thơm nồng thắm tỏa không dường
Đặc sản tuổi thơ đậm gió sương
Múi ngọt thấm dần chưa đủ thỏa
Vị bùi lắng đọng vẫn còn hương
Thẳng cây dầy lá vòng theo luống
Trĩu trái đầy hoa rợp mảnh vườn
Ngan ngát sầu riêng mùa quả mọng
Nhớ sao quá khứ rất thân thương
Thúy M
8/26/20



 

Họa :SẦU RIÊNG CẢM
(Thương họa bài Hoa Sầu Riêng của Minh Thuý)
Nhìn hoa rực rỡ vẻ như dường
Rang cả một đời đẹp sắc hương
Hà cớ “Sầu Riêng” nghe ảo não
Can chi “buồn lẻ” thấy ngùi thương
Vàng tươi cánh tỏa chùm đơm nhuỵ
Xanh ướm cành giao trái điểm vườn
Ngắm ảnh nhớ ơi ngày tháng cũ
Quê nhà giờ đã khuất màn sương
Phương Hoa - Aug 26th 2020


 Họa :SẦU RIÊNG LỮ THỨ
Sầu Riêng gai góc lắm như dường
Tua tủa mà tràn ngập sắc hương
Da xấu sần sùi che mỹ thuật
Ruột bùi dễ cảm dấu tình thương
Lừng danh bổ dưỡng loài hoa trái
Khét tiếng thơm tho đám miệt vườn
Khách trọ đang chờ phiên thưởng thức
Quên đường vạn dặm gió và sương…

Paris, 26/08/2020
TRỊNH CƠ



 Họa :ĐẤT SẦU RIÊNG
Sầu riêng vời vợi cứ theo...dường...
Bỗng thấu hương tình đó quốc hương...
Cây nhánh xanh tươi đầy mến cảm 
Chùm bông vàng ánh kết yêu thương
Nhuỵ trang cánh mỏng tô màu nghệ
Hoa nở trái vương điểm sắc vườn
Viễn xứ hoài suy đêm ấm rụng.
Thơm sao hồn đất chẳng mù sương.
Đặng Xuân Linh

  Họa :   HƯƠNG VỊ SẦU RIÊNG
Mùi thơm quyến rũ khiến ta dường
Cứ muốn đắm mình trong bể hương
Những mảng vàng tươi phô dáng mến
Những chùm vẩy nhỏ ướp hơi thương
Cuối năm hoa nở tưng bừng xóm
Gọi đám ong bay rộn rã vườn
Hai tiếng sẩu riêng huyền bí ấy
Một trời ngon ngọt ẩn màn sương.
Trần Như Tùng

Họa :MỘT THỜI ĐỂ NHỚ...
Một thời qúa khứ đã mù sương
Biết thế nhưng em cứ ngỡ dường...
Khép mắt...chập chùng cây với trái
Nghiêng đầu...thoáng nhẹ gió và hương
Không màng áo bó...ăn đầy bụng
Chẳng ngại giày cao...chạy khắp vườn
Xấu xí sầu riêng...ôi dễ nghiện
Xa rồi kỷ niệm vẫn còn thương !
Thy Lệ Trang

Họa :SẦU RIÊNG ẨN NGỌT
Nhìn dáng sầu riêng xót thắm dường,
Xa xôi gợi nhớ chốn quê hương.
Tim lòng thắm ngọt thân gây nhói,
Gai nhọn sắt đưa vị ẩn thương.
Sầu chứa đáy hồn cam nhận phận,
Buồn vươn thấu ruột vẫn ươm vườn.
Trót sanh một kiếp đời cô quạnh,
Thảm não sầu riêng trải gió sương.
HỒ NGUYỄN
(27-8-2020)

 Họa :HOA TRÁI SẦU RIÊNG
(Họa đảo vận)

Vườn đêm tĩnh lặng giữa màn sương
Theo bước chân cha rảo khắp vườn
Ngắm cánh hoa vàng cho dạ nhớ
Mơ mùi trái mọng để lòng thương
Nâng từng nhụy ngát lừng bông thắm
Chăm mỗi đài đơm tỏa sắc hương
Mong đợi sầu riêng vừa chín tới
Sang Chùa…Mẹ hái Cúng Dâng Dường
Thanh Song Kim Phú
CA 08/27/2020


 Họa :MÙA SẦU RIÊNG
Mùa trái sầu riêng, đẹp lạ dường
Về đêm hoa nở ngát thơm hương
Nhẹ nhàng cánh mỏng, màu trong trắng
Mềm mại nhụy hồng, dáng dễ thương
Cách trở trùng dương, còn nhớ bóng
Xa vời sông núi, chửa quên vườn
Miền Tây vời vợi tình non nước

Quê mẹ bao giờ hết gió sương...?
Thanh Trương





Họa :CÓ PHẢI ĐỜI SẦU RIÊNG
Đọc Xuôi :
Đời thảm “sầu riêng” quá lạ dường,
Nhọn gai đầy khổ ngửi buồn hương.
Khơi hờn tủi kiếp xưa tàn luỵ ?
Cảm hận rầu thân lắm bại thương !
Tơi tả duyên hồng đau má phấn ?
Rã rời son sắt rũ hoa vườn !
Xơi ngon lại thích thêm mùi ngọt…
Đó vậy… tình kia đẫm gió sương !

Đọc Ngược :
Sương gió đẫm kìa… tình vậy đó,
Ngọt mùi thêm thích lại ngon xơi.
Vườn hoa rũ sắt son rời rã,
Phấn má đau hồng duyên tả tơi !
Thương bại lắm thân rầu hận cảm,
Luỵ tàn xưa kiếp tủi hờn khơi !
Hương buồn ngửi khổ đầy gai nhọn…
Dường lạ… quá riêng sầu thảm đời !
Liêu Xuyên

Cách chữa 46 loại bệnh tật bằng mẹo không dùng thuốc

  Lưu lại khi cần mọi người nhé! 1. Đi gặp bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè: Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè...