Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Lịch Sử Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLAO * (Từ FB Blao Bùi )

 

Năm 2005 kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục. Để kỷ niệm Trường, tôi nghĩ không có gì hay hơn là những đứa con của Trường thương yêu, đoàn kết và tương trợ nhau. Dưới đây, tôi xin tóm lượt lịch sử thành lập và phát triển của Trường để chúng ta thấy rằng mình là anh chị em một Trường. Dù có nhập học ở cấp khác nhau, địa điểm và thời điểm có khác nhau trong 20 năm từ 1955 đến 1975, chúng ta cùng phát xuất từ một Trường, học cùng Thầy, là đồng môn, đồng nghiệp và còn có tình thầy trò. Một số các anh chị học lớp trên, sau khi ra Trường, đi học thêm, rồi trở lại Trường dạy các lớp đàn em.
Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục được thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955 do Nghị Ðịnh số 112-BCN/NÐ của Bộ Canh Nông.
Trường tọa lạc trên một thửa đất phì nhiêu ước lượng khoảng 500 mẩu, trên quốc lộ 20, phía Tây Thị xã Bảo Lộc. Quanh Trường là núi, rừng và các đồi chè xanh, nên phong cảnh rất hữu tình. Trường QGNLM nguyên thủy được biết dưới tên Trường QGNLM Blao. Cho đến khi Thị xã Blao đổi tên là Bảo Lộc, Trường mới có tên Bảo Lộc. Theo nghị định thành lập, Trường là một trường cao đẳng gồm có:
-một cấp cao đẳng
-một cấp trung đẳng
-và những lớp theo mùa, không học kỳ và hạn định.
Khóa 1 cấp trung đẳng khai giảng ngày 12 tháng 12 năm 1955 trong một buổi lễ long trọng. Sau 3 năm học tập, Khóa 1 tốt nghiệp năm 1958 với 63 sinh viên được cấp văn bằng kiểm sự 3 ngành Canh Nông, Thủy Lâm và Mục Súc. Trường QGNLM đào tạo được 8 khóa trung đẳng với gần 600 chuyên viên các ngành nông, lâm và súc.
Khóa cao đẳng đầu tiên của Trường QGNLM khai giảng trong niên học 1959. Nghị Định số 286 BCN/NĐ/HC ngày 6/8/1959 ấn định tổ chức cấp cao đẳng với học kỳ 3 năm và gồm 3 ban Nông Khoa, Lâm Khoa và Súc Khoa. Sau đó, Trường trải qua một loạt biến đổi như sau:
1. Năm 1963, Nghị Định số 1184 GD/HC đổi tên cấp cao đẳng Trường QGNLM ra Trường Cao Ðẳng Nông Lâm Súc với học kỳ 4 năm. Sau khi đào tạo được 5 khóa cao đẳng tại Bảo Lộc, vì lý do an ninh, Trường được dời về Sàigòn tại địa điểm đường Cường Ðể.
2. Năm 1967, Trường CĐNLS được đặt trực thuộc Bộ Giáo Dục do Nghị Định số 483 GD ngày 23/3/1967.
3. Năm 1968, Bộ Giáo Dục đổi tên Trường thành Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp với 3 trường Cao Đẳng Nông Nghiệp, Cao Đẳng Thú Y Chăn Nuôi và Cao Đẳng Thủy Lâm do Sắc Lệnh số 158 SL/VHGD ngày 9/11/1968.
4. Năm 1972, Trung Tâm QGNN đổi tên là Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp do Sắc Lệnh số 174 SL/GD ngày 29/11/1972.
5. Năm 1974 Học Viện QGNN được xát nhập vào Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức với tên mới là Đại Học Nông Nghiệp do Sắc Lệnh số 10 SL/VHGDTN ngày 11/1/1974.
Trường QGNLM (Trường CÐ NLS Bảo Lộc + Trung Tâm QGNN + Học Viện QGNN + Ðại Học NN Sàigòn) đào tạo được tổng cộng 16 khóa cao đẳng với trên dưới 2000 kỹ sư các ngành nông, lâm và súc. Khóa 16 nhập học năm 1974 và tốt nghiệp năm 1980.
Cũng năm 1963, cấp trung đẳng Trường QGNLM biến thành một trường trung học nông nghiệp và lấy tên là Trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc. Trường tiếp tục đào tạo chuyên viên cấp trung đẳng từ năm 1963 cho đến năm 1975. Không biết bao nhiêu sinh viên đã tốt nghiệp Trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc. ………….
Phí Minh Tâm.
SV QGNLM Blao

GÕ LÊN CÁNH CỬA THỜI GIAN - Trần Mộng Tú (Văn Việt )

Tạp bút Trần Mộng Tú

Từ miền Tây Bắc Washington tôi vừa đi xuống miền Nam California thăm người chị dâu ở tuổi 80 đang bị bệnh. Nhân dịp này, anh Phạm Phú Minh thu xếp với anh Đỗ Quý Toàn cho tôi cùng đi thăm những người bạn văn cao niên: Nhà văn Doãn Quốc Sỹ 98 tuổi và nhà văn Linh Bảo 95 tuổi.

Anh Minh liên lạc với con gái của anh Doãn Quốc Sỹ là cháu Cẩm Liên đưa Bố tới nhà chị Linh Bảo. Chúng tôi cùng gặp nhau ở nhà chị.

Đến thăm người già là Gõ Lên Cánh Cửa Thời Gian, cánh cửa mở ra ta ghé đầu nhìn vào, ta nhìn được những gì trong căn nhà đó. Mỗi một con người chính là một ngôi nhà riêng tư, khi mở cánh cửa ta nhìn thấy cách trưng bày đồ đạc, khác nhau. Nhưng khi căn nhà đã nhiều năm thì tất cả các đồ đạc trong đó nhìn rất giống nhau vì cùng phủ một lớp bụi bên ngoài,

Trong căn nhà đó chúng ta đôi khi, tìm được một món gì đó rất quý. Một cái hộp gỗ chẳng hạn, ta cầm lên, thổi lớp bụi đi, mở ra. Ta nhìn thấy một vật lấp lánh, lấp lánh như viên ngọc. Bỗng lòng rưng rưng.

Cô con gái nhẹ nhàng đặt nhà văn Doãn Quốc Sỹ ngồi xuống ghế, rồi gắn cái máy trợ thính vào tai cha. Chiếc ghế của Doãn Quốc Sỹ được kéo gần sofa nơi nhà văn Linh Bảo ngồi với chúng tôi. Hai nhà văn luống tuổi ngồi cạnh nhau trông thật cảm động.

Người đàn ông tóc trắng
Nghiêng đầu mỗi khi nghe
Ai gọi tên cuốn sách
Mắt sáng ngời đỏ hoe

Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều
Viền một đường chỉ đỏ
Gió hình như vừa thổi
Qua Khu Rừng hoa Lau

(tmt)

Nụ cười hiền hòa luôn luôn nở trên môi, nhà văn Doãn Quốc Sỹ nghiêng đầu nghe chúng tôi nhắc đến tên những tác phẩm của mình. Cụ nhớ hết, không quên một tác phẩm nào, Cụ nhớ cả thời gian nào cụ viết truyện đó. Số tác phẩm khá nhiều của Doãn Quốc Sỹ vẫn nằm nguyên trong bộ nhớ của Cụ.

Những người yêu chữ nghĩa văn chương ở Việt Nam thời 1954-1975 ở miền Nam Việt Nam không ai là không đọc những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ. Những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ cho người đọc thấy yêu quê hương, yêu gia đình, bạn hữu hơn mặc dù trong những dòng chữ đó không hề nhắc đến một bổn phận nào.

Sức sáng tác của Doãn Quốc Sỹ trong khoảng thời gian 20 năm của nền Việt Nam Cộng Hoà rất phong phú: Ông sáng tác KHU RỪNG LAU gồm bốn tập: Ba Sinh Hương Lửa - 1962, Người Đàn Bà Bên Kia Vỹ Tuyến -964, Tình Yêu Thánh Hóa - 1965 và Những Ngã Sông – 1966. Ngoài ra còn một số sách rời, truyện ngắn của ông được đón nhận rất nồng nhiệt như: Gìn Vàng Giữ Ngọc, Mình Lại Soi Mình, Dấu Chân Cát Xóa, Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều, Dốc Sương Mù, Đàm Thoại Độc Thoại, v.v.

Độc giả yêu những tác phẩm của ông vì người ta tìm thấy lòng yêu nước, yêu người, trung hậu và bao dung của ông, ông cho độc giả nhìn thấy văn hóa Việt Nam và cái thiện của con người. Ông là một nhà văn bao dung cho cả những sai trái, những cái ác.

Ông bị tù Cộng Sản 14 năm, sang Mỹ năm 1995. Ông từng nói: “Nhà giáo là nghề, nhà văn là nghiệp”.

Tổng số tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ là 25 cuốn.


Trần Mộng Tú, Linh Bảo, Đỗ Quý Toàn, Phạm Phú Minh, Doãn Quốc Sỹ




Nhà văn Doãn Quốc Sỹ

Nhà văn Linh Bảo ngồi bên cạnh Doãn Quốc Sỹ, một cụ bà đẹp như một bức tranh Tàu. Tóc trắng như sương, da mặt hồng hào, hàm răng như ngọc vụn và cặp mắt vẫn còn long lanh trong vắt.

Những năm đầu tị nạn 1975, tôi gặp và thân với nhà văn Linh Bảo nhờ cùng cộng tác với Nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại của Luật sư Đinh Thạch Bích ở San Diego chủ trương, về sau có thêm nhà văn Nhật Tiến cộng tác.

Linh Bảo nổi tiếng với các tác phẩm: Tàu Ngựa Cũ, Gió Bấc, Những Đêm Mưa, Mây Tần…

Cuốn Tàu Ngựạ Cũ của Linh Bảo được giải văn học 1961.

Tác phẩm của Linh Bảo không nhiều như của Doãn Quốc Sỹ nhưng chỗ đứng của Linh Bảo trong giới cầm bút đáng được trân trọng. Người ta nói:

Tài năng và cơ hội để thành danh Linh Bảo có cả hai.

Bà được cả ba nhà văn nổi tiếng: Nhất Linh (Bắc), Võ Phiến (Trung) và Bình Nguyên Lộc (Nam) đều khen ngợi Linh Bảo là một nhà văn có tài.

Trong một lá thư gửi Linh Bảo sau khi nhận được tác phẩm Gió Bắc, Nhất Linh đề nghị sửa là Gió Bấc, Nhất Linh đã viết thư cho Linh Bảo, có đoạn:

“Chị đã có cốt cách nhà văn, cứ thế mà tiến, yên tâm mà tiến, còn nhiều rực rỡ về sau đợi chị.”

Võ Phiến nhận xét về Linh Bảo như sau:

“Trong số những người đàn bà viết văn ở ta hiện nay, có lẽ Linh Bảo có tài nhất: có tài quan sát, lại có tài diễn tả một cách thông minh những điều mình quan sát. Quan sát và phân tích tâm lý, Linh Bảo đã trình bày được mỗi nhân vật với một hình dạng, một cá tính rõ ràng, một lối sinh sống và ăn nói riêng biệt… Linh Bảo thường hay tìm ra cơ hội để làm người đọc mỉm cười, dù là trong những trường hợp buồn thảm: nhà ngập lụt, vợ chồng giận nhau. Giữ được nét mặt tươi tắn cả trong khi buồn, đó là một lối làm đẹp rất khéo của đàn bà, nhất là đàn bà ‘lịch sự’: vì vậy mà cái cười do Linh Bảo gợi lên lắm lúc có chua chát, người đọc vẫn dễ có cảm tình với giọng văn của tác giả.”

Bình Nguyên Lộc với lời khen thành thật của một người miền Nam:

“Tôi ngạc nhiên lắm. Bề ngoài chị rất là đờn bà, nhưng sao văn chị như văn đờn ông thế. Đọc xong bốn kỳ Những Đêm Mưa, tôi ngán sợ chị ghê lắm, sợ cái tài quan sát nội tâm và ngoại cuộc của chị rất là bất ngờ, mà nhất là sợ cái cười bình thản của chị vô cùng. Sợ đây không phải là phục. Đành là phục rồi, khỏi phải nói, mà sợ bị chị quan sát và cười, mặc dầu chỉ cười thầm thôi…”



Nhà văn Linh Bảo – 2004


Con người đa tài này có một thời niên thiếu rất sôi động.

Nhà văn Linh Bảo, tên thật là Võ Thị Diệu Viên, sinh 14 tháng 4, 1926 trong một gia đình quan lại triều đình Huế. Cha Võ Chuẩn nguyên tổng đốc Quảng Nam, mẹ gốc hoàng tộc Tôn Nữ Thị Lịch. Linh Bảo xa gia đình sớm, Bà sống qua nhiều quốc gia ngoài Việt Nam: Trung Hoa (Nam Kinh, Quảng Châu), Hương Cảng, Anh, Pháp, và Mỹ. Linh Bảo còn có hai tên khác: Lại Cẩm Hoa, Vũ Trung Thư. Các bức thư nhà văn Nhất Linh gửi Linh Bảo khi còn ở Hương Cảng đều gửi với tên Lại Cẩm Hoa.

Linh Bảo rất nổi tiếng trước 1975 trên văn đàn. Tập truyện Gió Bấc in năm 1953 khi tác giả mới 27 tuổi đã làm nổi bật tên tuổi tác giả vào thời điểm đó.

TÁC PHẨM:


Trừ truyện dài Gió Bấc và truyện nhi đồng Chiếc áo nhung lam được in từ 1953, các tác phẩm chính của Linh Bảo đều được xuất bản trong thời kỳ 1954-1975.

Gió Bấc, truyện dài, NXB Phượng Giang, 1953

Chiếc áo nhung lam, Sách Hồng, NXB Đời Nay, 1953

Tàu Ngựa Cũ, tập truyện ngắn, NXB Đời Nay, 1961 (*)

Những Đêm Mưa, truyện dài, NXB Đời Nay, 1961

Con Chồn Tinh Quái, truyện Nhi đồng, NXB Ngày Mới, 1967

Những Cánh Diều, tập truyện ngắn, NXB Trí Đăng, 1971

Mây Tần, tuyển tập đoản văn, NXB Việt Nam Hải Ngoại, 1981

(*) Tác phẩm Tàu Ngựa Cũ được trao Giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc 1961.

Ngô Thế Vinh từng viết: “Ngọn bút của Linh Bảo thông minh, sắc sảo, giễu cợt lật ra những mặt trái của cuộc sống, một cách tàn nhẫn với giọng nghịch ngợm, tinh quái bất cần đời nhưng cũng thật là chua chát. Người phụ nữ trong tác phẩm Linh Bảo tuy cứng rắn, chịu đựng nhưng vẫn luôn luôn là nạn nhân đáng thương của những hoàn cảnh”.

Những năm sau này, không viết nữa, Linh Bảo vẽ. Linh Bảo là một họa sĩ tùy hứng, Bà vẽ những bức tranh rất đẹp. Tranh sáng tác, tự họa hay copy những họa phẩm nổi tiếng, Linh Bảo vẽ chân dung những người thân như Cha, Mẹ, em, con, cháu. Vẽ lại những bức tranh nổi tiếng như Mona Lisa của Leonardo da Vinci, tranh Iris của Van Gogh, rất giống và rất đẹp.

Mấy năm trước khi tới thăm Bà, tôi thấy Bà còn sở thích may những tấm chăn vá (Quilts) Nhìn những miếng vải màu sắc khác nhau bà cắt ra rồi vá chúng lại, mảnh nọ đặt sai chỗ sang mảnh kia để làm thành một tấm chăn mới. Tôi bâng khuâng tự hỏi: Chắc Bà muốn vá lại từng mảnh đời mình.

Gió Bấc thổi về nghe lạnh quá

Chiếc Áo Nhung Lam đủ ấm không

Những Cánh Diều bay trong dĩ vãng

Lòng quê chợt chạnh áng Mây Tần

(tmt)

Chúng tôi, tuy không còn trẻ nữa, nhưng kém hai nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Linh Bảo từ 12 tới 15 tuổi. Chúng tôi được hưởng bao nhiêu điều tốt đẹp từ hai vị tiền bối này. Từ cái đẹp của tâm hồn, tới cái đẹp của văn chương. Họ như những viên đá quý cất trong những cái hộp rất cũ, cái hộp lại giấu trong ngôi nhà chỉ một cơn gió nhẹ cũng có thể lung lay.

Ngọn gió thời gian có thể thổi căn nhà cũ sập xuống nhưng những viên đá quý cất giấu trong cái hộp cũ kỹ thì luôn luôn tồn tại.

Chúng tôi tới, gõ cửa, tìm vào và chúng tôi nhận được sự ấm áp lấp lánh tỏa ra từ hai viên đá quý: Doãn Quốc Sỹ và Linh Bảo.

Tháng 6-17-2021
Trần Mộng Tú


MỜI XEM :     🌸 Thầy Doản Quốc Sỷ


                            🌸🌸  LINH BẢO VÀ ÁO MỚI

Biến chủng Delta đe dọa trẻ em toàn cầu (Từ vn.express)

 Dù thế giới đang tăng tốc tiêm chủng Covid-19, hầu hết chưa đồng ý tiêm cho trẻ em, khiến đây trở thành đối tượng tấn công của biến chủng Delta.

Tại Anh, nơi năm học kéo dài tới giữa tháng 7, 250.000 trẻ em đã phải nghỉ học từ tuần trước do dương tính với nCoV. Nhiều trường học cũng đóng cửa, đánh dấu tuần học bị gián đoạn nhiều nhất kể từ khi đất nước tái mở cửa hoàn toàn các lớp học từ hồi tháng 3, nhờ chiến dịch tiêm chủng Covid-19 thành công.

Israel, quốc gia dẫn đầu thế giới về tiêm chủng, nhưng mới chỉ tiêm cho 2-4% trẻ em từ 12-15 tuổi, cũng chứng kiến số ca nhiễm nCoV trong hệ thống giáo dục tăng gấp ba lần. Nguyên nhân phần lớn được cho là bởi biến chủng Delta, lần đầu xuất hiện tại Ấn Độ, len lỏi trong các trường học.

Các bác sĩ cho biết những người đã tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ có mức độ an toàn cao trước biến chủng nCoV mới này. Tuy nhiên, trẻ em dưới 12 tuổi chưa đủ điều kiện tiêm.

Các học sinh trong một lớp học tại thành phố Allentown, bang Pennsylvania, Mỹ, hôm 13/4. Ảnh: Reuters.

Các học sinh trong một lớp học tại thành phố Allentown, bang Pennsylvania, Mỹ, hôm 13/4. Ảnh: Reuters.

Theo giáo sư dịch tễ học Joshua Petrie tại Đại học Michigan của Mỹ, cùng với tỷ lệ tiêm cho thanh thiếu niên thấp, sự trỗi dậy của biến chủng Delta có thể làm gia tăng nguy hiểm đối với những trẻ em chưa tiêm chủng. "Hiện nay, trẻ em có lẽ là nhóm dễ bị nhiễm virus nhất", Petrie nhận định.

"Đây là một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất trong đại dịch đối với những người chưa tiêm chủng, bao gồm số lượng lớn dân số nhỏ tuổi", Taylor Nelson, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Missouri của Mỹ, nêu quan điểm đồng tình.

Mỹ, nơi đã tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 cho 2/3 dân số, cũng không tránh khỏi sự tấn công nhanh chóng của Delta, biến chủng có khả năng lây nhiễm cao hơn 60% so với biến chủng Alpha xuất hiện lần đầu tại Anh.

Biến chủng Delta giờ đây chiếm 20% số ca nhiễm mới tại Mỹ, tăng mạnh so với mức 10% hai tuần trước. Giới khoa học còn đang lo ngại một biến chủng mới được xác định gần đây có tên Delta Plus, cũng xuất hiện ở Ấn Độ, thậm chí có thể lây nhiễm mạnh hơn.

"Virus lan như cháy rừng tại những cộng đồng có ít người được tiêm chủng hơn", Nelson nhận xét. Tại khu vực phía nam bang Missouri mà Nelson sinh sống, biến chủng Delta được cho là nguyên nhân khiến số ca nhiễm nCoV nhập viện tăng gấp 6 lần tại một trung tâm y tế.

Sau một đợt bùng phát ở hạt Mesa, Colorado, giới chuyên gia ước tính hơn một nửa tổng số ca nhiễm nCoV chưa bình phục tại bang này hiện nay là do biến chủng Delta. Theo Sở Y tế Cộng đồng và Môi trường Colorado, hơn 90% ca nhiễm nhập viện chưa tiêm vaccine Covid-19.

Tình trạng lây nhiễm đáng báo động thúc đẩy chính quyền Tổng thống Joe Biden ngày càng nỗ lực tăng tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 cho thanh thiếu niên, đặc biệt sau khi Nhà Trắng tuần trước thừa nhận họ có thể không đạt mục tiêu tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 cho 70% người trưởng thành Mỹ tính đến ngày quốc khánh 4/7.

Một số chuyên gia y tế đặc biệt lo ngại cho các học sinh tại những bang phía nam. "Rất nhiều khu vực ở phía nam vừa có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn, vừa ghi nhận số ca nhiễm biến chủng Delta ngày càng tăng. Đây lại là nơi trẻ em sẽ trở lại trường học sớm hơn những khu vực khác. Tất cả yếu tố đó kết hợp lại khiến trẻ em có nguy cơ lây nhiễm cao hơn", Rebecca Wurtz, giáo sư chính sách y tế tại Đại học Minnesota, giải thích.

Bất chấp mối đe dọa từ biến chủng Delta, Robin Lake, giám đốc Trung tâm Đổi mới Giáo dục Cộng đồng thuộc Đại học Washington, cho rằng các lớp học trực tiếp vẫn nên là ưu tiên vào năm học tới, bởi việc giảng dạy từ xa sẽ để lại những lỗ hổng kiến thức trầm trọng. "Chúng ta phải đưa trẻ em trở lại trường học càng sớm càng tốt", Lake nêu ý kiến.

Để điều này diễn ra một cách an toàn, khi năm học mới khai giảng vào mùa thu, giáo sư Petrie đánh giá cần áp dụng những biện pháp phòng dịch vốn đã trở nên quen thuộc, được triển khai trong suốt năm học 2020-2021, dù thực tế là nhiều bang và địa phương đã gỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang.

"Chúng tôi vẫn sẽ áp dụng tất cả biện pháp như trong một năm rưỡi qua, như đeo khẩu trang và thông gió", chuyên gia cho hay, đồng thời nhấn mạnh mức độ lây nhiễm virus trong cộng đồng tại địa phương sẽ giúp xác định chính xác biện pháp phù hợp.

Tuy nhiên, bất kể tình hình đại dịch ở địa phương ra sao, chuyên gia Nelson vẫn cho rằng tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em, ít nhất là đối với nhóm đủ điều kiện tiêm vaccine Covid-19. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng dự kiến mở rộng quy định sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 cho trẻ em vào mùa thu năm nay hoặc đầu năm sau.

"Đáng tiếc thay, tôi nhận thấy chúng ta không phải đang ở giai đoạn cuối của đại dịch, nên cần tăng khả năng miễn dịch cho trẻ em càng nhiều càng tốt", Nelson khuyến nghị.

Ánh Ngọc (Theo The 74)

🍃🍃🍃🍃🍃🍃🍃🍃

Xem Thêm :Biến chủng Delta phơi bày lỗ hổng chống dịch của Australia


NHƯỜNG - Thơ Từ Nguyên Họa : Nam Le,Mai Xuân Thanh


NHƯỜNG

Nhường chia dũng khí hạnh người tu,
Nhường nhịn thánh tâm bậc trượng phu.
Nhường nói gìn duyên người nội tướng,
Nhường công lập vị bạn đồng tu.
Nhường cơm sẻ áo hòa an lạc,
Nhường bước thi ân xóa hận thù.
Nhường chốn lao xao tầm vắng vẻ,
Nhường an cửa Đạo phước thiên thu.
Từ Nguyên (Oregon)
(14/06/2021)



Họa vận :NHỊN


Nhịn dũng không sân lập chí tu.
Nhịn nhường trau đức ráng công phu.
Nhịn ngôn cẩn hạnh yên gia đạo,
Nhịn việc nghiêm hành giúp bạn tu.
Nhịn mặc giản đơn đời lạc thú,
Nhịn xài phung phí nghĩa đền thù.
Nhịn tranh chốn đọa tìm thanh tịnh,
Nhịn lợi gìn tâm phước vạn thu.
Nam Le.
15-06-21


Họa Vận : Nhường Nhịn

Nhường nhịn đồng môn chí thú tu
Nhường nhau tụng niệm mới công phu
Nhường người quân tử lòng trung thực
Nhường đứa tiểu nhân dạ tối mù...
Nhường bước anh em mà tự chủ
Nhường tình bạn hữu mới quên thù
Nhường không tranh chấp mong hòa thuận
Nhường nhịn thành tâm trải mấy thu ?
Mai Xuân Thanh
June 15, 2021




Biết ơn -Chuyện xảy ra trong một thiền-viện.

 


Một vị thiền-sư già nọ thấy trong đám môn-đệ của mình có một thiền-sinh nhỏ tuổi bỏ ăn tối, và cứ ngồi đó mà khóc i ỉ. 

Ông bèn gọi thiền-sinh nọ vào phòng, và dịu-dàng hỏi, "Tại sao con khóc?" 
Thiền-sinh sụt sùi, "Bẩm Thầy, sáng nay con đi mua giày, cửa hàng thách sáu đồng một đôi, con vừa mới trả có một tiếng bốn đồng thì nó bán ngay!"
Thiền-sư cười, "Chỉ có như thế mà con bỏ ăn, chỉ có như thế mà con cũng khóc được sao?"
Thiền-sinh thút thít, "Bẩm Thầy, nhưng một đôi giày y hệt như thế mà hàng kế bên chỉ đòi có hai đồng thôi ạ !"
Thiền-sư gục gặc đầu, thông-cảm, "Một đôi giày đáng giá có hai đồng mà con phải mua với giá bốn đồng! Ta hiểu. Nhưng này con, hãy nghe ta nói đây: HAI đồng hay BỐN đồng, đó chẳng qua cũng chỉ là một con số. Điều quan-trọng ở đây là con nay thực đã có một đôi giày để mang. Điều này không làm cho con sung-sướng sao?"
Thiền-sinh vẫn còn ấm ức, "Nhưng bẩm Thầy, nếu con cẩn-thận hơn, đi dò hỏi giá cả trước, thì với số tiền đó con đã mua được hai đôi giày rồi! Phải chi con cẩn-thận hơn...!" 
Nói xong, thiền-sinh lại òa khóc nức nở, cứ như cha mẹ của nó là người Tô-cách-lan hay Do-thái vừa mới chết. 
 
Đến đây thì quá lắm. Thiền-sư gằn giọng,"Hừ, cẩn-thận với lại không cẩn-thận! Ta đây này, sư-phụ của nhà ngươi đây này, ta há đã chẵng cẩn-thận sao? Nói về tuổi tác, kinh-nghiệm, sự già dặn và thận-trọng trong cuộc sống, thử hỏi ta hơn ngươi biết bao nhiêu lần? Vậy mà ta đã từng bỏ cả một ngày trời, mang tiền đi mua giày, kén chọn mãi, để rồi cuối cùng mua về một đôi giày không mang được! Và cả năm nay, nhà ngươi có nghe ta than vãn một lời nào không?"
Rồi trước sự ngơ ngác của thiền-sinh, thiền-sư mở tủ, lôi từ trong bọc giấy ra một đôi giày còn mới toanh, với hai chiếc giống hệt nhau, cùng một bên. 
 
Qua câu chuyện hài-thiền trên, mỗi người trong chúng ta, tùy cách nhìn, có thể thấy một cái gì đó quen thuộc với bản-thân mình, đã xảy ra trong cuộc sống của từng người khi quá kén cá chọn canh. Giày chỉ là một chuyện nhỏ, rất nhỏ.
 
Nhưng chắc chắn có một điều rỏ nét nhất mà ai trong chúng ta cũng đều nhìn thấy ngay qua câu chuyện trên là hình-ảnh của một ông chủ tiệm giày, buồn rất là buồn, ngày nào cũng mỏi mắt ngóng về ngọn núi có cái thiền-viện kia, chỉ mong vị thiền-sư già nọ mang giày ra đổi, để ông ta có thể bán được đôi giày còn lại, cái đôi giày có hai chiếc cùng một bên mà cả năm nay để đó không ma nào chịu mua. 
Dù đã clearance sale. Ba lần! 
😊
Lê Xuân Cảnh 

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Cấm tắm, ép khóc và những phong tục cưới hỏi kỳ lạ trên thế giới

 

Bắt trói, đổ hỗn hợp bẩn lên người, cắm tắm 72 giờ trước đám cưới, xé váy cô dâu để nhận may mắn… là những phong tục cưới hỏi khó hiểu của các nước trên thế giới.

Ở Kenya, lễ cưới của người Massai có phần kỳ quặc nhưng là tục lệ không thể thiếu tại nơi này. Trong đám cưới, các tân nương phải cạo trọc đầu rồi bôi dầu ăn và mỡ cừu lên đầu. Cha họ sẽ chúc phúc bằng cách nhổ nước bọt lên đầu và ngực của con gái để mong cô có của cải dư thừa, gặp may mắn trong cuộc sống. Sau đó, cô dâu sẽ rời đi theo chồng và không được quay đầu lại vì sợ bị biến thành đá. “Lời chúc phúc” đặc biệt này tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất mà cha mẹ muốn mang đến cho con gái.

Tại Tidon, Malaysia, những cặp uyên ương sắp cưới sẽ không được ra khỏi nhà trong suốt 3 ngày 3 đêm. Thậm chí, họ không được phép tắm, đi vệ sinh hoặc bị bỏ đói trước đám cưới. Vì thế, cả hai phải cố gắng nhịn ăn, nhịn uống để hạn chế đi đại tiện. Cô dâu, chú rể sẽ bị những người thân trong gia đình sẽ giám sát trong suốt 72 giờ. Nếu một trong hai người bỏ qua nghi thức này, đây sẽ được xem là điềm gở. Người dân tin rằng nếu cả hai vượt qua được, họ sẽ có hôn nhân bền chặt và viên mãn.

Trái với các quốc gia khác, ở Scotland, phong tục cưới hỏi ở nước này gắn liền với những thứ bốc mùi. Đây là một nghi thức cổ xưa và được gọi là “Blackening of the Bride” (tạm dịch: làm bẩn cô dâu). Thay vì nhận những lời chúc phúc từ người thân, bạn bè trong không khí thật lãng mạn, cô dâu, chú rể sẽ bị bắt trói và đổ những chất bẩn lên người như sữa hỏng, cá chết, thực phẩm thối, trứng, lông vịt… Sau đó, đôi uyên ương không được tắm rửa mà phải diễu hành quanh khu mình ở. Tuy nhiên, phong tục này không phải để bôi nhọ cô dâu, chú rể mà được xem là hình thức trừ tà. Người Scotland tin rằng chất bẩn đổ lên người đôi vợ chồng mới cưới là lời nhắc nhở về những sóng gió, thử thách đang đợi họ.

Theo phong tục của người Thổ Gia (Trung Quốc), cô dâu phải khóc trong lễ cưới để thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn và đức hạnh của mình. Ngoài ra, tiếng khóc còn được xem là lời chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân của các nàng dâu. Tiếng khóc càng sầu thảm, hôn nhân càng hạnh phúc. Nghi thức này xuất phát thời Chiến Quốc (năm 475-221 TCN) và được duy trì đến ngày nay. Trước lễ cưới một tháng, cô dâu phải tập khóc mỗi ngày. Mười ngày đầu tiên, các cô gái sẽ phải tập khóc một tiếng. Sau 10 ngày, mẹ cô dâu sẽ tham gia khóc cùng và 10 ngày tiếp theo là đến bà ngoại. Nếu ai không khóc hoặc khóc ít sẽ bị trách mắng và chê bai.

Ở Ấn Độ, cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình thay vì ngón áp út như các nơi khác. Chiếc nhẫn này được làm bằng bạc và chú rể phải tận tay đeo nhẫn vào chân trái của cô dâu. Các đôi uyên ương phải tránh nhẫn vàng, vì vàng là biểu tượng của nữ thần Lakshmi. Việc đeo vàng vào ngón chân được xem là thiếu tôn trọng nữ thần.

Tại Thụy Điển, trong lễ cưới, chú rể phải tạm lánh mặt để các chàng trai trẻ chưa vợ hôn cô dâu. Điều này cũng được áp dụng tương tự với chú rể và những cô gái còn độc thân. Nghi lễ này được diễn ra với sự bằng lòng của cặp uyên ương và các khách mời. Ngoài ra, người Thụy Điển còn có phong tục đặt tiền xu vào giày của cô dâu. Người bố sẽ đặt một đồng xu bằng bạc vào giày trái của con gái, còn mẹ thì đặt đồng xu bằng vàng vào giày phải.

Để xua đuổi ma quỷ, tà ma, các cô dâu, chú rể ở Đức thường tổ chức “Đêm đập phá” (Polterabend) cùng khách mời vào buổi tối trước lễ cưới. Những thứ dùng để đập là đồ gốm sứ như bát đĩa nhưng tuyệt đối không làm vỡ ly hay cốc thủy tinh. Sau đó, cả hai sẽ cùng nhau dọn dẹp và rửa số bát đĩa vỡ. Phong tục này hơi kỳ lạ nhưng là một trong những nghi thức được mong chờ nhất trong các đám cưới tại Đức. Người Đức tin rằng việc này sẽ giúp đôi vợ chồng chào đón một cuộc sống mới tốt lành và mang đến may mắn cho họ.

Trong đám cưới ở Australia, các khách mời đến dự phải nắm chặt viên đá đồng tâm trong suốt thời gian hôn lễ diễn ra. Đến khi lễ cưới kết thúc, họ sẽ thả viên đá của mình vào một vật dụng đẹp đẽ mà cô dâu và chú rể đã chuẩn bị sẵn. Nghi lễ này có tên là “Unity Bowl”. Sau đó, cô dâu, chú rể sẽ đem toàn bộ số đá về nhà và bảo quản kỹ lưỡng. Đây được xem là biểu tượng cho tình yêu và lời khích lệ của bạn bè, người thân dành cho cặp vợ chồng mới cưới.


Theo phong tục xưa tại Italy, các khách mời đến dự lễ cưới sẽ tham gia xé rách váy cô dâu để nhận được nhiều may mắn. Ngày nay, nghi thức này được điều chỉnh để phù hợp và lịch sự hơn, thay vì xé váy, khách mời sẽ xé mạng che đầu của tân nương. Bên cạnh đó, cô dâu, chú rể cũng cùng nhau đập vỡ một lọ hoa hoặc chai rượu và đếm số mảnh vụn. Người dân Italy cho rằng số mảnh vụn càng nhiều thì hạnh phúc càng đong đầy.

Theo phong tục xưa tại Italy, các khách mời đến dự lễ cưới sẽ tham gia xé rách váy cô dâu để nhận được nhiều may mắn

Theo Khoa học


Euro 2020: Vì sao nhân loại luôn sẵn sàng điên dại vì bóng đá ?

 TS Nguyễn Hữu Liêm

Gửi tới BBC từ San Jose, Hoa Kỳ

Một trong những trận đấu cổ nhất được ghi lại: Scotland gặp England (xứ Anh) ở sân Oval, London năm 1878. Scotland thắng 3-1.


Nhà bình luận thể thao Mỹ Lawrie Mifflin từng nhận xét trước trận chung kết của World Cup năm 1982:

"Một trận bóng đá cũng giống như là vở kịch ở hí trường, với câu chuyện lớn được kể qua phương cách trình diễn từ những màn diễn nhỏ, bao gồm kịch tính của những thanh niên vờn nhau trên sân cỏ, từng cặp quấn quýt lẫn nhau theo từng bước chạy, hiển lộ những kết cuộc bất thường."

Bóng đá (soccer hay football, fútbol) là hoạt cảnh đầy hương vị, đầy sinh động, chất đầy từng phút giây, mà những ai đã rơi vào màn kịch này thì khó mà thoát ra được.

Cho dù suốt cả trận bóng với kết quả không có một điểm phá lưới nào, trận chiến túc cầu vẫn cứ hấp dẫn. Cái khoái lạc của bóng đá là sự liên tục, không ngừng nghỉ của tác hành lừa bóng - mà vở kịch điêu luyện của các cặp giò cứ như đang ở bên bờ cho một kết quả ngoạn mục và không tiên đoán được.

Bóng đá có từ đâu và lúc nào?

Khởi thuỷ của bóng đá là trò chơi sút lưới bằng trái cầu - quả bóng da, nhồi lông gà vịt, của nhà Hán, Trung Hoa, ở thế kỷ III trước Tây lịch. Ở Nhật Bản, cũng ở thời kỳ này có một trò chơi tương tự.

Ở Tây phương thì bắt đầu từ Hy Lạp. Người Hy Lạp cũng từng có trò chơi thể thao cạnh tranh, gọi là "Episkyros" mà mỗi đội banh đã lên đến 27 cầu thủ. Đế quốc La Mã, trong thời cực thịnh ở những thế kỷ đầu sau Công nguyên, cũng chơi trò "Harpastum", với trái banh nhỏ hơn bây giờ, giữa một sân banh hình chữ nhật, có vẽ lằn thành hai phía ở giữa sân, và hai đội banh cố sút banh vào lưới goals của phe bên kia.

Người La Mã giới thiệu cái nghệ thuật lừa banh bằng chân, hay là đánh banh bằng đầu và ngực, và hoàn toàn không được sử dụng tay. Mỗi cầu thủ La Mã được huấn luyện nghệ thuật lừa banh bằng chân khác nhau, bằng những thủ đoạn ngoạn mục, có vẻ như lường gạt, đã được họ nâng cao đến trình độ xuất chúng. Chính cái thủ đoạn như là nghệ thuật của cách lừa banh và cướp hay cắp banh đã trở nên tính chất hấp dẫn đầy kịch tính của bóng đá.

Huyền thoại trái banh đầu lâu

Ở giai đoạn đầu Tây lịch, khi Đế quốc La Mã cai trị các đảo xứ Anh quốc ngày nay, họ đã đem món thể thao này đến với người bản địa. Nhưng với tất cả những gì của trò chơi Harpastum của La Mã, nó cũng chưa chính thức trở thành bóng đá như bây giờ.

Bóng đá hiện đại là sáng kiến của người Anh. Football, như người Anh gọi nó, bắt đầu khoảng thế kỷ III, bằng những trò của binh lính Anh mà có sách nói là đá đầu lâu của lính Đan Mạch.

Chuyện kể rằng, sau một trận đánh lớn mà quân đội Anh đánh bại quân Đan Mạch, họ chặt đầu một ông hoàng Đan Mạch bị bắt, và lấy cái đầu lâu đầy máu me, hai mắt trợn trừng của ông ta ra làm trái banh để mừng chiến thắng.

Trong tiếng Anh từ đó có câu "kicking the Dane's head", nhưng có những trang về lịch sử bóng đá cho rằng chuyện này không có thật, chỉ là truyền kỳ (Legend has it…)

Dù sao đi nữa, lịch sử bóng đá - ngoài tính chất nghệ thuật lườn léo, sút banh, cướp bóng bằng chân - cũng không thiếu phần man dại và bạo hành.

Từ lúc chiếc đầu lâu của ông hoàng Đan Mạch được sút vào lưới ở Anh cho đến nay, lịch sử bóng đá chưa bao giờ có cơ hội ngoảnh mặt nhìn lại quá khứ.

Ở thời đó, qua rất nhiều thế kỷ, người Anh đã chơi túc cầu như điên dại. Có những nơi, nhiều trận đánh hỗn loạn, có lúc cả trăm cầu thủ, đủ mọi thành phần, tràn ra sân để giành banh, suốt cả ngày cho đến tối. Bạo hành, kể cả giết nhau, xé xác đối thủ vì thua banh, trở thành cơm bữa.

Cái nạn hooligans ngày nay, so với chuyện giết chóc ngày xưa trong bóng đá, chỉ là trò đùa trẻ con mà thôi. Tình trạng bạo hành bóng đá này đã có lúc đến mức không chấp nhận được.

Năm 1331, vua Edward III đã ra chiếu chỉ cấm chơi túc cầu. Ở Scotland thì vua James I, năm 1424, đã tuyên bố ở nghị trường rằng, "No man shall play football" (Không ai được chơi túc cầu).

Khi bóng đá trở nên văn minh hơn

Tuy nhiên, tính chất man dại của túc cầu Anh rồi cũng được văn minh hóa lần đầu bằng quy luật của trò chơi, chính thức giới thiệu bởi đại học Eton và sau đó bởi đại học Cambridge, nay được gọi là quy tắc Cambridge. Thomas Arnold, một trưởng lão môn bóng Rugby, vào năm 1846, cũng đóng góp nhiều cho sự hình thành của quy tắc bóng đá thế giới hiện nay.

Khởi đầu, quy luật chơi bóng rất dễ dàng. Các cầu thủ có quyền đá thẳng vào cặp giò của đối thủ từ đầu gối xuống. Và phương pháp lừa banh bao gồm cả cách ôm banh dưới nách mà chạy, giống như môn rugby vậy.

Cho đến năm 1863, thì trò ôm banh dưới nách đã bắt đầu bị cấm. Đây chính là thời điểm mà túc cầu được phân biệt hẳn hòi ra khỏi trò rugby.

Bóng đá lăn ra toàn cầu

Tổ chức Bóng đá Thế giới đầu tiên được thành lập từ năm đó, 1863, và cho đến năm 1872 thì trận tranh tài mở màn cho lịch sử túc cầu thế giới được bắt đầu giữa Anh (England) và Scotland. Tổ chức này biến hóa theo thời gian, và cho đến năm 1925, thì số quốc gia hội viên đã lên đến 36.

Honduran airforce pilots and planes in 1969

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty

Chụp lại hình ảnh,

Honduras và El Salvador dùng phi cơ từ thời Thế Chiến II để dội bom lẫn nhau trong trận chiến ngắn vì mâu thuẫn bóng đá

Giải Bóng đá Thế giới Football World Cup đầu tiên được chơi năm 1930 (có nhiều giải World Cup khác của rugby, cricket).

Ngày nay, Liên đoàn Bóng đá Thế giới, Federation Internationale de Football Association, hay là FIFA, có đến 204 quốc gia hội viên. Thế là một trò chơi chiến tranh của dân La Mã, trộn với máu man dại và văn minh quy tắc của người ở đảo Anh thời cổ đại, ngày nay đã hớp hồn cả nhân loại, từ Tây sang Đông.

Thức ăn cho Mặt Trăng?

Tôi và bạn có thể hỏi, thế thì vì cái cơ sự gì, cho mục tiêu Tạo hóa nào, mà trò chơi bóng đá đang khích động và nắm lấy tim óc con người ngày nay?

Theo Geoge Gurjieff, một huyền nhân gốc Amernia vào tiền bán thế kỷ trước, đã nói theo ý của triết gia Đức, Martin Heidegger, rằng bóng đá, đối với nhân loại thời nay, là một sự "đánh trống lãng" đối với cuộc đời - nó là một thứ distraction from being - lãng quên với hiện hữu.

Trong cuốn Chuyện kể của Beelzebulb cho đứa cháu của George Gurdjieff, ông viết rằng:

"Cái lạ lùng của con người ngày nay là hắn sợ con chuột nhiều hơn là sợ cái chết của hắn".

Theo Gurdjieff thì người ta bây giờ không thể thấy được, cảm nghiệm tới vấn nạn cơ bản, cái lớn lao nơi số phận làm người. Hắn chỉ thấy và cảm nhận toàn là chuyện nhỏ nhặt, tào lao.

Theo đó thì bóng đá - với tất cả những năng lực vô bờ của nhân loại đang đổ vào đó - chẳng qua chỉ là một trò đánh trống lãng vào một chuyện vô bổ, tào lao, chẳng hay ho gì, thiếu thực chất, thuần cảm giác thân xác. Con người, qua sự bận tâm vào thú vui hồi hộp nhỏ bé của trò chơi đó lại càng minh định cái ý chí hiện sinh vô bổ, vô ích của hắn.

Cũng theo Gurdjieff, tất cả những năng lực được thoát ra từ các trận chơi này với cả tỷ linh hồn nhân loại - mà mỗi thân thể là một nhà máy phát nhiệt lượng từ xúc cảm - là chỉ để "nuôi Mặt Trăng," vốn đang trưởng thành bởi "thức ăn" đến từ khổ đau, cái chết, và năng lực tiêu cực của con nguời trên hành tinh đầy nước mắt này.

Gurdjieff nói rằng con người ta có cái bệnh của thói quen là ưa phung phí năng lực vào cảm giác. Từ rượu say, tính dục vì khoái lạc, hút sách, âm nhạc, văn chương kích thích bi đát, cho đến nghi thức tôn giáo đầy cảm tính.

Và nhất là chiến tranh. Tất cả đều là thể hiện cho ý chí phung phí năng lực của con người. Và ai gặt hái năng lực này? Thưa rằng, đó là Mặt trăng - Gurdjieff nói thế.

Cũng theo Gurdjieff thì bệnh lý say sưa bóng đá một cách hoang dại như bây giờ là hiện tượng điên loạn - hình như - của riêng giới đàn ông, thanh niên. Không như nam giới, người phụ nữ có thể giải hóa cái thói "thèm ăn" năng lực tiêu cực của Mặt Trăng bằng chu kỳ kinh nguyệt của họ - và do đó, họ được quân bình.

Còn đàn ông, thanh niên, vì không có cơ năng thân xác tự giải hóa năng lực tiêu cực và ẩn ức, họ bị làm nô lệ cho Mặt Trăng trên bình diện cảm xúc. Mỗi thằng đàn ông là một thằng điên trong nguyệt lực luna - họ là những lunatics (kẻ điên cuồng).

Đua xe máy - và chiến tranh - sau mỗi trận bóng đá

Có năm nào đó tôi về Việt Nam, sau nửa khuya, lúc đang ngủ say ở một khách sạn nhỏ ở trên đường Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, tôi đã bị đánh thức bởi một cuộc đua xe máy của giới trẻ.

AFF CUp

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images

Niềm vui bóng đá ở Việt Nam

Bước ra lan can, nhìn xuống đường, tôi thấy cả gần trăm xe máy, đua nhau chạy tối đa tốc lực, âm thanh máy nổ rú lên hoang dã, với tiếng kèn chát chúa, tiếng người la hét kinh hoàng, trộn lẫn là tiếng cổ võ, cười vang dội.

Thật là một cảnh tượng kỳ lạ, thất kinh, ngoạn mục. Tôi hỏi ra thì giới trẻ đang đua xe sau một trận bóng World Cup. Cả Sài Gòn bị hớp hồn và điên dại vì bóng đá. Một hiện tượng nhân loại lạ lùng.

Nếu không có dịch bệnh lan truyền và đòi hỏi giãn cách xã hội như hiện nay, chuyện đua xe máy nửa đêm sau các trận bóng đá chắc sẽ vẫn diễn ra ở khắp các thành phố lớn ở Việt Nam.

Bạn hãy thử tưởng tượng trong một đêm trăng tròn, đội bóng nước ta thắng sít sao một đối thủ Âu Châu để vào bán kết World Cup vào năm 2022. Cái gì sẽ xảy ra trên đường phố Sài Gòn - kể cả có lệnh giới nghiêm!

Mà không chỉ có Việt Nam, ở các cộng đồng người Việt, hay người Latino ở Mỹ cũng thế. Hễ đến mùa Euro hay World Cup, nếu ai đi ngang qua các quán café Việt Nam hay Mexican đều sẽ nghe tiếng hò reo của những đám thanh niên trước các trận bóng đá.

Chắc các bạn đã từng nghe đến cuộc "Chiến tranh Túc cầu" -The guerra del fútbol - kéo dài đúng 100 giờ năm 1969 giữa hai nước El Salvador và Honduras. Bom đạn, máu xương cuồng loạn đã xảy ra cũng một phần vì tranh chấp bóng đá giữa hai quốc gia.

Có lần, ở Sài Gòn, khi nghe tiếng rò heo cổ võ bóng đá, tôi đã ngửa mặt nhìn lên cao, cố tìm ra Mặt Trăng đâu đó giữa bầu trời mây mờ. Tôi hình dung mơ hồ thấy như rằng nàng Nguyệt đang mỉm cười khoái lạc để tiếp nhận, háo hức cuốn hút nguồn năng lượng từ tình cảm điên loạn của đám nhân loại điên rồ với bóng đá vốn đang cống hiến một cách vô thức và hoan hỷ cho Nàng từ Trái Đất.

Tôi lại nghĩ đến Gurdjieff và tự vấn: "À, thiên hạ luôn khao khát và điên rồ từ tranh chấp, thế nên, biết đâu cái điên loạn bóng đá thuần vô bổ này sẽ thay thế cái điên loạn đầy ngu xuẩn của chiến tranh!"


DungHoKhanh chuyển

SỐNG VÀ NGẪM


 

Cũng Thiên Thu Một Con Đường - Thuyên Huy


Người ngồi đếm tuổi thiên thu

Thiên đường trước mặt cứ mù mờ xa

Một mai trời đất cũng già

Chuyến xe đời đến sân ga cuối cùng

Muộn màng níu kéo hư không

Dài tay cố giữ ngược dòng tử sinh

Khép hồn giữa chốn lặng thinh

Nghe đâu đó trổi đoạn kinh gọi mời

Trước sau biết tạ ơn đời

Cuối cùng trả hết nợ người nợ ta

 

Thuyên Huy

Tháng sáu trời có mưa 2021  

🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿

Mời Xem :Chuyến Tàu Đời - Thuyên Huy (Thơ phỏng dịch)

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

ĐÀN BÀ DẠI & ĐÀN BÀ KHÔN



  1. Đàn bà dại chỉ chăm chăm vào khuyết điểm của đàn ông.

    Đàn bà khôn tán thưởng ưu điểm của đàn ông, không lưu ý đến điểm yếu.

2. Đàn bà dại thường cãi nhau với đàn ông mọi lúc mọi nơi, khiến cho đàn ông mất mặt.

    Đàn bà khôn luôn giữ thể diện cho đàn ông trước mặt người ngoài, t t nhc sau.

3. Đàn bà dại không ngừng bới móc quá khứ của đàn ông khiến họ luôn nhức nhói.

                                                              Đàn bà khôn cùng đàn ông tạo dựng 

tương lai.

4. Đàn bà dại thích so sánh với người đàn ông của họ với người  đàn ông khác; cô ta không biết đây là đang giết chết tình yêu.

    Đàn bà khôn biết hoàn cảnh của đàn ông. Cô ta hiểu rằng đấy là tạo động lực cho đàn ông cùng mình đi ti.

5. Đàn bà ngu ngốc tự cho mình nhìn thấy bản chất đàn ông.

    Đàn bà thông minh sẵn lòng thông cảm tha thứ cho đàn ông, nếu thật sự họ có yếu điểm.

6. Phụ nữ ngu ngốc sẽ nói: ”Anh cút đi!”.

    Phụ nữ thông minh sẽ nói: ”Anh không được phép rời bỏ em”.

7. Đà bà dại luôn xem đàn ông như cung tên, kéo càng căng, mũi tên bay càng xa, sẽ vuột mất khỏi vòng tay.

    Đàn bà khôn xem đàn ông như cánh diều, thong thả giữ lấy dây diều trong tay t t s là ca mình.

8. Đàn bà dại thường quá đề cao cái tôi của bản thân mình.

    Đàn bà thông minh luôn khôn khéo gửi gắm và dựa dẫm vào đàn ông.

9. Đàn bà dại không rời đàn ông nửa bước.

    Đàn bà khôn hiểu được lúc nào cần gần lúc nào nên xa cho yên ổn cả hai.

10. Đàn bà dại chỉ biết giặt giũ nấu ăn, nhưng quên mất làm đẹp bản thân.

      Đàn bà khôn cũng biết giặt giũ nấu ăn, nhưng không quên làm đẹp bản thân.

11. Đàn bà ngu ngốc luôn mang đến cho đàn ông áp lực và kìm nén.

      Đàn bà thông minh đem đến cho đàn ông động lực và hứng thú.

12. Đàn bà dại khiến đàn ông thất bại trong những giọt nước mắt của cô ta.

      Đàn bà khôn khiến đàn ông thành công trong nụ cười rạng rỡ của cô ta.

13. Đàn bà dại luôn đả kích đàn ông.

      Đàn bà khôn cổ vũ đàn ông tiến tới.

14. Đàn bà dại đọc ý kiến đàn ông xong trề và bĩu môi.

      Đàn bà khôn đọc xong sẽ chia sẻ và lưu lại để học dần.

(Tài liệu sưu tầm)

Sưu tầm, trình bày và chuyển từ Phạm Minh và Hồ Xưa_____________________

GIÁNG SINH NGUYỆN CẦU - Thơ Duy Anh Và Bài Họa Của Các Thi Hửu

GIÁNG-SINH NGUYỆN CẦU Giáng-Sinh nguyện trước quảng trường nầy Rực rỡ cây Thông đèn đóm đầy. Tiếng vọng tình thương vơi ác chiến Lời truyền ...