Trên đời có bốn cái ngu
LÀM MAI ,GÁ NỢ ,GÁC CU ,CẦM CHẦU !
Đây là một câu vè nói về tính thiệt thà trượng nghĩa và hào phóng của vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh .
1/ Làm Mai :
Ngày
xưa trai gái nên duyên chồng vợ , đều do mai mối , vì thời phong kiến
có câu : KHUÊ MÔN BẤT XUÂT , NAM NỮ THỌ THỌ BẤT THÂN ... nghĩa là người
con gái không được ra khỏi ngưỡng cửa gia đình nếu không
được phép hoặc có sự kềm cặp giám sát của người thân trong gia đình .
Thì làm sao hai người biết mặt nhau để mà làm quen hay hò hẹn , do đó
nam nữ tới tuổi cặp kê dựng vợ gã chồng đều phải qua bàn tay dàn dựng
sắp xếp của Ông mai bà mối , nếu hai người ăn
ở với nhau bền duyên cầm sắt , nên cửa nên nhà , làm ăn tấn tới nhiều
khi chưa chắc gì ông mai , bà mối được nhắc tới . Nhưng nếu mà trục trặc
trở ngại , tính nết không hợp , làm ăn không khắm khá , nhất là vướng
vô vụ lộn nài , tháo ống thì bao nhiêu cái
lỗi đều đổ trút vào một mình ông mai , bà mối lãnh đủ , mọi ưu phiền dù
rằng hôn nhân là do hai gia đình quyết định , cha mẹ sinh con , trời
sanh tính , làm sao ông mai bà mối ngờ tới được . Đó là cái dại thứ nhất
. Ngày xưa hỏi , cưới đa số đều có con heo
trong mâm lễ vật , phần cái thủ vĩ lợn gia chủ dành kiến cho Ông mai .
2/ Gá nợ : (Người Miền Nam gọi là Nhận Nợ
Câu
nầy xuất phát từ tính hào hiệp , thương người , khi thấy người quen
mình lâm vào cảnh khó khăn về tài chánh , mà mình muốn giúp nhưng đang
kẹt dù là mình thừa sức , do đó mới đứng ra thuyết phục người
quen , bạn bè cho họ vay mượn rồi nổi hứng lên tuyên bố : Nếu nó không
trả tao bán nhà trả nợ thay nó cho mầy .
Đây là một thức tế đối với tôi :
Hồi tôi còn đi làm cho Cty QG tôi có cho Cty mượn trên 100
triệu với lãi suất nhẹ nhàng là 2% một tháng . Khi tôi định nghỉ làm
nên bằng mọi cách xin rút vốn lại . 9 Oánh là bạn thân với Anh thứ Ba
của tôi . Mà cũng chơi khá thân với tôi . Biết
tôi mới vừa lấy về số tiền nói trên nên kêu tôi cho cô cháu vợ vay với
lãi suất 10% một tháng . Tôi lắc đầu và nói tôi không tham lời . Rồi hỏi
cách làm ăn của cô cháu vợ như sau : ổng nói cô cháu chở đá bụi từ An
Giang về giao cho Cty gạch men ĐT , cứ 100
triệu là lời 30 triệu . Tôi mới phân tích huỵch toẹt ra cho ổng biết về
thủ đoạn của giới làm ăn như sau :
Bỏ ra 100 triệu lời một chuyến 30 triệu . Nhưng tiền bán
có thanh toán liền hay không ,hay là ghi sổ để cả năm mới thanh toán
một lần hoặc trả nhỏ giọt ? Cháu anh vay tôi mỗi tháng 10% .lãi
một năm là 120% . trong khi một chuyến lời chỉ có 30% . Cty ĐT để một
năm mới trả thì cứ 100 triệu vốn cháu anh lỗ vài chục triệu một năm , đi
càng nhiều là càng chết cứng , người ta làm được vì người ta vốn mạnh ,
thay vì gửi nhà băng chỉ có lãi suất 1% một
tháng còn buôn bán thì dù có bị chiếm dụng vốn vẫn lời 3% một tháng .
Còn đối với Cty ĐT thì việc chiếm dụng vốn nói trên dù rằng có mua vật
tư cao nhưng trái lại còn rẻ hơn là đi vay ngân hàng hay vay nóng . Sau
này cô cháu đổ nợ , 9 oánh nghe lời tôi nói
đã rút vốn từ từ nên chỉ thiệt hại nhẹ ...và ổng đã nói : May mà mầy
khôn và không tham chớ mầy cho vay thì tao chắc bán nhà để trả nợ cho
mầy . Đó là cái ngu do lòng hào hiệp của dân Nam Kỳ lục tỉnh mới có .
3/ Gác Cu :
Gác cu miền Bắc có hay không thì tôi không biết , chớ hồi đó xóm tôi có hai người thích đi gác cu .
-Người thứ nhất là ông Bảy Gạo vì trước đó ông làm phu bốc vác gạo
mấy ghe chài Nam Vang cho mấy kho gạo ở kinh Tàu Hủ tức là bên bến Lê
Quang Liêm và bến Bình Đông . Khi rãnh rổi ông cũng xách cái lồng
có con Chim Cu mồi để đi kiếm chổ bắt Cu Gáy .
- Người thứ hai là anh Ba Đồng trước cùng chạy xe lam , sau nầy ảnh
lái xe đò Chợ lớn An Hữu Mỹ Thuận . Tôi có đi theo ảnh một vài lần , mà
chán lắm , quần mấy khu xóm có cây cối rậm rạp như xoài , mận
, mít ở miệt đường An Dương Vương Cầu Mỹ Thuận hôm nào đi xa thì qua An
Lạc Bình Chánh , đi thì đi xe đạp rồi vểnh tai nghe ngóng xem chổ nào
có tiếng Cu gáy mới dừng lại đặt cái lồng trong đó có con Cu mồi đã bị
cột chân vào lồng , sau đó mở cữa lồng để cho
con cu mồi gáy , cho con Cu khác chui vào lồng , nhiều khi mò tới bắt
bịt miệng lồng không kịp con Cu kia bay mất .
Tiếng kêu cù cúc cu nó buồn não nuột làm sao ,nhất là những
buổi trưa mùa thu trời hiu hiu gió thổi mát nó cũng làm cho con ngươi
sụp mí mở không lên . Nhiều khi nằm ngủ quên ngon lành một giấc , bị
kiến cắn là chuyện thường tình , vì hễ cây ăn
trái là có kiến vàng , nhiều khi gặp kiến bù nhót cắn là nhảy dựng luôn
.
Thời đó nhà cửa miệt thôn quê , nhà tắm thường làm đơn
giản bằng lá trầm cao cở khỏi vai , cửa thường được làm bằng một miếng
nylon giống như là vải treo cửa buồng . Do đó gió mạnh nhiều khi nó tốc
lên lộ hết trơn hết trọi dung nhan người
đang tắm . Chưa nói đến việc nhiều nơi không có nhà tắm cứ ra sau hè
xối nước xối xả tắm vì cứ đinh ninh là mình đang mặc trên người nguyên
bộ bà ba , mà bộ đồ ướt sủng nước nhất là bộ bà ba ba vải dù nó còn ác
liệt hơn là trống phốc . Trưa vắng có ai đâu
mà nhìn thấy , ai ngờ cha gác Cu ngồi một mình cười múm mím được mục sở
thị từ đầu tới cuối , có khi đang rình con Cu say đắm bị ăn trọn nguyên
thau nước đồ dơ mà ngậm câm không dám một lời hó he vì sợ bị nghi là
đạo tặc .
Con Cu hồi đó bẫy được nếu bán cũng hỏng có bao nhiêu tiền ,
nhưng vì là một thứ đam mê , mê Cu và mê những hình ảnh dí dỏm quanh
quẩn nơi mà con Cu đang gáy , hỏng tin gặp mấy ông gác cu hỏi xem lời
tôi kể có đúng không , bảo đảm mấy chả chỉ
cười múm mím mà thôi , ngu sao mà nói .
4/ Cầm Chầu :
Vùng đất Phương Nam thời xưa trù phú
lắm
, ruộng vườn phì nhiêu , cò bay thẳng cánh . Nên qua khỏi rằm tháng 2
AL là các địa phương vào lễ hội Kỳ Yên . Tức là cúng đình thần sở tại .
Thần là một vị quan nho nhỏ có công trong việc mở mang bờ
cỏi , trong những ngày đầu đến lập nghiệp tại địa phương , sau khi chết
đi người dân mới lập đình để thờ phụng . Có nơi đình thần được phong
sắc từ triều đình Huế , có nơi chưa hoặc không được sắc thần . Hồi đó
tôi có nghe các bô lão trong hội đình Phú Định
kể lại là một trong hai đình Phú Định và Hoà Lục có một đình chưa được
phong sắc thần . Sắc thần là một vải lụa màu vàng có mấy hàng chữ Nôm ,
nó như là công văn hay quyết định của vua ban phẩm tước ngày xưa nó được
để trong một cái khay bằng gỗ quí cẩn xà
cừ .
Thời trước đa số các đình khi cúng kỳ yên đều có rước
gánh hát bội , mà tuồng hát được biểu diễn nhiều nhất là tuồng Đổng Kim
Lân phò ấu chúa , hay San Hậu , Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê. Cúng kỳ
yên cũng như cúng đám giổ , ngày đầu là tiên
thường , ngày sau mới chính lễ , mà thông thường tuồng Đổng Kim Lân là
để hát trong ngày lễ chính .
Thời đó ở địa phương thì có Ông Hội Đồng ,rồi thầy Cai
Tổng đó là những quan thuộc hàng Phụ Mẫu Chi dân . Quan đầu xứ ,nên mỗi
khi cúng kỳ yên ,thì họ là những người thuộc hàng ăn trên ngồi
trước . Nên được giao cầm chịch cái trống chầu , mỗi khi đào kép hát
một đoạn hay một lớp tuồng hay là người cầm trống chầu nhịp gỏ trống
khen ,đồng thời quăng lên sân khấu một cái quạt giấy ,trong đó có kẹp
buộc sẵn tiền ,cũng xem như là khen thưởng . Người
đời cười ngạo là như vậy cầm chầu gỏ chỉ mỏi tay mà còn phải tốn tiền
túi chớ có lợi lộc gì đâu , nhằm nhò gì bởi họ là dân xứ Nam Kỳ
Lục Tỉnh nên phải chịu chơi thôi , nhưng mà so với Hắc Bạch Công Tử ngày xưa thì hỏng nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ...
-Ghi lại theo hồi ức ngày xưa qua lời kể của người lớn tuổi và các bậc đàn anh có gì sơ suất mong bà con lượng thứ .
CÁM ƠN
Saigon 20-09-2019
TonyNguyen chuyển
Bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa