KÍNH CHÚC :
Quí Thân Hửu, Quí Bạn Đọc:
Một Năm Mới BÌNH AN VÀ GIA ĐÌNH TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC
* Pu là Putin tên độc tài nước Nga
** Tập là Tập Cận Bình Trung Quốc
Thơ Họa :
1./ THƠ THẨN CUỐI NĂM
Thơ Thẩn cuối năm chuyện động trời,
Chiến tranh Nguyên tử chẳng là chơi.
Pu-Tin hiếu chiến thua tơi tả,
Lính tráng vô năng chịu nát bời.
Mong mõi U-k-raine tiến tới,
Khiến cho Nga-Hoàng-đỏ thua rời.
Cọp đi "ngáo ộp" theo đi tuốt,
Để "ẻm" mèo ngao... nhỏng nhẻo người !
Đỗ Chiêu Đức
12-28-2022
2./ Y ĐỀ
Thơ thẩn mà xem chuyện đất trời,
Cuối năm bão tuyết hết đường chơi.
Việt Nam lụt lội buồn xao xuyến,
Mỹ quốc trần ai lạnh rã rời !
Quý Mão hoà binh mong lắm nỗi,
Nhâm Dần chinh chiến chết bao người !
Chị Mèo yêu dấu đầy thân mến…
Chắc sẽ đời an hết rối bời !
Liêu Xuyên
3./ BAO GIỜ???
Nhiều lần ngồi giận, trách ông trời
- Hà cớ vì sao khéo … giỡn chơi !
Kẻ xấu đằc thời trèo chóp đĩnh
Thiện nhân lận đận rối bời bởi
Nhâm dần cọp rống gieo tai ách
Quý Mão mèo ngao báo hoạ rời
Bốn kỷ đi qua, xa cố quốc
Bao giờ cờ đổi!!! ấm lòng người ???
Kiều Mộng Hà
Dec28th2022
4./ NHÌN LẠI NĂM QUA
Nhiễu nhương thế sự khắp bầu trời
Báo động kinh hoàng chẳng phải chơi !
Tàn ác, Putin vung hủy diệt
Độc thâm, Tập Cận khuấy tan bời
Cô vi trở lại, già điêu đứng
Thất nghiệp tràn lan, trẻ rụng rời
Bất ổn nơi nơi, đời khốn đốn
Khổ thay thân phận của con người !
Sông Thu
( 29/12/2022 )
5./ TÁO MỸ BÁO CÁO:
Tháng Chạp hai ba Táo tấu Trời:
Hoa Kỳ khốn đốn, chẳng đùa chơi.
Phá thai vô đạo, ôi băng hoại
Trị quốc bất tài, quá rối bời!
Đảng Tượng quan phòng nền thịnh vương
Bầy Lừa phó mặc nước tan rời!
Cha Ông đất Mỹ dày công dựng,
Bỗng chốc "thằng đần" phá hoại người!!
DUY ANH
Dec.29th 2022
6./ TRƯỚC CỬA TRỜI.
Đoàn ngũ thế nhân trước cửa trời
Có tôi đùa rỡn giữa sân chơi
Muôn vì tinh tú soi nghiêng ngả
Vạn khách hoàn cầu sợ rối bời
Chúa vẫn xót xa nhìn khói toả
Phật luôn hỉ xả ngó mây rời
Hồi chuông sinh hoá vang Ngôi Cả
Ngài phất tay, hô: " về cõi người ..."
Utah 29 - 12 – 2022
CAO MỴ NHÂN
7./ LẠI CẠN NIÊN…
Thoi đưa thấm thoắt hết niên trời
Bát tiết quay vòng tựa giỡn chơi
Trố mắt soi gương, lòng hổ thẹn
Xòe tay đếm tuổi, dạ bời bời
Đường đời ngắn lại, mình trơ trọi
Năm tháng tàn phai, xác rã rời
Kinh khổ thì thầm ai nguyện giúp…
Kìa xuân nhẹ bước đến trêu người…
CAO BỒI GIÀ
29-12-2022
8./ CHÚC TẾT MỪNG XUÂN
Hàn huyên nói chuyện “ở trên trời”
Thời thế miễn bàn, giải trí chơi
“Súng nổ” chiến tranh gây hổn loạn
Bom rơi khói lửa tưởng chơi bời
Cọp đi mãn nhiệm về nơi ở
Mèo đến đăng cơ tiễn bạn rời
Mừng Tết cổ truyền dân tộc Việt…!
Chúc Xuân sum họp ở quê người…!
Mai Xuân Thanh
Dec. 29, 2022
9./ CUỐI NĂM LẨN THẨN
Cuối năm lẩn thẩn chuyện trên trời
Nguyên tử phơi bày dọa dẫm chơi
Chiến trận Pu Tin thua tả tớt
Ô quân lính lát bại tơi bời
Cô vi nở rộ Tàu tua tải
Sách lược hung hăng Tập rã rời
Cọp mãn phiên đi mèo bước tới
Ước mong phúc lạc đến bao người
Hương Thềm Mây
30.12.2022
(GM.Nguyễn Đình Diệm )
10./ NỖI NIỀM CUỐI NĂM
Chiều buông hiên vắng ngước nhìn trời
Nhạc cũ đàn cầm rỉ rả chơi.
Kỷ niệm từng thời tâm héo hắt
Dư âm mỗi bản dạ bời bời.
Cành trơ chiêm chiếp chim run rẩy
Nhạn lẽ kêu thương cánh rã rời.
Tờ lịch cuối cùng không dám liếc
Thời gian man mác xót xa người !!
Mailoc
12-29-22
11./ NĂM MỚI BÌNH AN TỚI
Thơ thẩn vào ra chuyện động trời,
Đau thương thấu xót tưởng trò chơi.
Putin gây chiến trường hung bạo,
Tập Cận Bình tung cảnh rối bời.
Quý Mão mèo ngao tên bạo trốn,
Nhâm Dần cọp thoát lũ ôn rời.
Xuân sang xóa hết Tàu Nga tặc,
Đem cảnh bình an đến mọi người.
HỒ NGUYỄN
(29-12-2022)
12./ LAN MAN CUỐI NĂM
Góp những tai ương trả lại trời
Theo dòng thiện mỹ lãng phiêu chơi
Đón trăng mười sáu đêm tròn vạnh
Xua tối ba mươi thuở rối bời
Tuế cựu Cọp làm cô-vít trốn
Niên tân Mèo tiễn hột- nhân rời
Dẫu Pu hay Tập bày chính chiến
Rước họa đơn thân chống biển người.
Lý Đức Quỳnh
30/12/2022
Tranh Trần Nguyên
Năm 2022 có thể sẽ trở thành năm bản lề trong lịch sử, đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên và bắt đầu một kỷ nguyên khác. Đại chiến quay trở lại châu Âu và quan hệ Mỹ – Trung vẫn là vấn đề nan giải.
12 tháng qua đã mang lại một số tin tốt, điển hình nhất là dịch Covid-19 đã dịu bớt ở nhiều quốc gia. Nhưng nhìn chung, năm qua mang đến nhiều tin xấu hơn là tin vui. Và những câu chuyện này có thể sẽ ngừng lại trong quãng ngắn vào những ngày cuối năm và nó sẽ tiếp tục vào năm sau.
Theo đánh giá của James M. Lindsay chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một tổ chức độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ, 10 sự kiện quốc tế nổi bật nhất năm 2022 bao gồm:
10. Sự hỗn loạn làm rung chuyển nền chính trị nước Anh
Vương quốc Anh – đất nước có đế chế từng trải rộng khắp thế giới trong năm qua có ba thủ tướng chỉ trong hai tháng và Nữ hoàng Anh Elizabeth II, vị quân chủ nắm giữ vương quyền lâu nhất trong lịch sử nước Anh, qua đời.
Giám đốc nghiên cứu CFR James M. Lindsay phân tích rằng, Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng hỗn loạn ở số 10 phố Downing là do hơn 50 thành viên trong chính phủ của ông Boris Johnson từ chức vào tháng 7 để phản đối chuỗi bê bối dưới thời ông. Ông đồng ý từ chức và kế nhiệm ông là bà Liz Truss. Tuy thế, nhiệm kỳ của bà chỉ kéo dài 45 ngày – nhiệm kỳ ngắn nhất của bất kỳ thủ tướng Anh nào trong lịch sử.
Dấu ấn lịch sử khác liên quan đến bà Lizz Truss là việc bà là thủ tướng Anh cuối cùng được Nữ hoàng Elizabeth II bổ nhiệm. Sau khi bà Liz Truss từ chức, kế nhiệm bà là ông Rishi Sunak và ông trở thành người gốc Ấn đầu tiên trở thành thủ tướng Anh.
9. Ba cuộc khủng hoảng ở Pakistan
Theo nhà nghiên cứu của Mỹ Lindsay, Các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và khí hậu đã tàn phá Pakistan vào năm 2022.
Vào tháng 4, Thủ tướng Imran Khan thua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội, và tiếp tục trở thành 1 trong những thủ tướng của đất nước không hoàn thành đủ nhiệm kỳ 5 năm. Tuy nhiên, ông Khan đã không lặng lẽ nghỉ hưu. Thay vào đó, ông lãnh đạo những người ủng hộ mình trong các cuộc tuần hành phản đối ở thủ đô Islamabad nhằm tìm cách lật đổ người kế nhiệm, Thủ tướng Shehbaz Sharif. Vào tháng 11, ông Khan bị thương trong một vụ ám sát bất thành.
Khi những người ủng hộ Imran Khan đang theo chân ông tuần hành, thì các quan chức Pakistan chật vật giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của đất nước, khối nợ quá lớn cùng dự trữ ngoại tệ quá thấp đến mức khiến Pakistan đứng trước bờ vực vỡ nợ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã thông qua gói cứu trợ vào tháng 8 để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế của Pakistan.
Pakistan nợ riêng Trung Quốc khoảng 30 tỷ USD và phải trả tổng cộng khoảng 2 tỷ USD khoản vay nước ngoài vào năm 2023.
Vào tháng 8, những trận lũ lịch sử làm trầm trọng thêm những tai ương về chính trị và kinh tế của Pakistan. Một phần ba đất nước bị ngập lụt và hơn một triệu ngôi nhà bị phá hủy.
Ba cuộc khủng hoảng khiến 225 triệu dân của Pakistan có khả năng phải đối mặt với một năm 2023 đầy khó khăn.
8. Khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng
Theo nhà nghiên cứu của Mỹ Lindsay cho rằng, Cuộc xâm lược Ukraina của Nga tập trung sự chú ý vào những người Ukraina chạy trốn khỏi đất nước để tìm kiếm sự yên ổn ở nước ngoài. Cuộc khủng hoảng nhân đạo này được coi là nghiêm trọng nhất trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo và người tị nạn ở những nơi khác trên thế giới.
Tình hình nhân đạo ở các quốc gia như Syria, Afghanistan, Nam Sudan và Yemen vẫn không có bất kỳ dấu hiệu khả quan.
Chỉ riêng Syria đã chiếm 1/5 số người tị nạn trên thế giới.
7. Châu Mỹ Latinh dịch chuyển sang cánh tả
Theo nhà nghiên cứu của CFR. Lindsay đánh giá, Ứng viên trung tả Alberto Fernández tuyên bố đắc cử tổng thống Argentina vào năm 2019. Ứng viên cánh tả Luis Arce đắc cử tổng thống Bolivia vào năm 2020.
Xu hướng cánh tả tiếp tục vào năm 2022 khi gần đây nhất là chiến thắng của cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva. Ông Lula da Silva trở lại vị trí tổng thống sau khi đánh bại tổng thống cánh hữu đương nhiệm Jair Bolsonaro.
Trong giới quan sát đã có tranh luận về việc liệu xu hướng “thủy triều hồng” có dấy lên như vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 hay không, khi đó các chính trị gia như Hugo Chavez, Lula và Evo Morales thắng cử và thúc đẩy các cuộc tranh luận về “thủy triều hồng” – cụm từ được sử dụng trong phân tích chính trị hiện đại để mô tả cảm nhận chống Mỹ ngày càng gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Mỹ Latinh.
6. Người Iran biểu tình
Các chế độ sinh ra từ biểu tình cũng có thể bị biểu tình lật đổ. Thực tế đó có thể ám ảnh các nhà lãnh đạo của Cộng hòa Hồi giáo Iran vào năm 2022 kể từ khi họ lên nắm quyền vào năm 1979. Các cuộc biểu tình bắt đầu nổi lên khắp cả nước kể từ tháng 9 khi “cảnh sát đạo đức” ở Tehran bắt giữ Mahsa Amini, một cô gái 22 tuổi người Kurd khi cô đến thăm thủ đô của Iran, vì không che tóc đúng cách.
Tính đến tháng 12, đã có 450 người biểu tình thiệt mạng dưới sự đàn áp của lực lượng an ninh Iran.
5. Xóa bỏ chính sách COVID
Đại dịch cuối cùng sẽ kết thúc. Ba năm sau khi COVID bùng phát, thế giới dường như đã xoay chuyển tình thế đối với đại dịch toàn cầu đầu tiên trong một thế kỷ.
Vào tháng 9, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố ngày kết thúc đại dịch “không còn xa”. Thực tế đó thể hiện rõ qua việc nhiều quốc gia bãi bỏ các biện pháp phòng chống dịch COVID. Một ngoại lệ cho xu hướng này là Trung Quốc. Nước này theo đuổi chính sách không khoan nhượng và áp đặt các biện pháp hà khắc chống dịch dẫn đến vào cuối năm 2022, người dân Trung Quốc bắt đầu nổi dậy.
4. Lạm phát trở lại
Bất cứ ai sống qua những năm cuối thập niên 70, đều trải qua cảm giác lạm phát ăn mòn tiền lương. Vòng xoáy lạm phát chỉ bị phá vỡ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất và gây ra một cuộc suy thoái tàn khốc. Trong bốn thập niên kể từ đó, thế giới đã sống trong môi trường lạm phát thấp. Nhưng đến năm 2022, lạm phát gia tăng trên khắp thế giới do được thúc đẩy bởi hàng loạt vấn đề.
Vấn đề là, cách chữa trị chính cho lạm phát chính là tăng lãi suất. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và các ngân hàng trung ương khác hy vọng sẽ tạo ra “cuộc hạ cánh mềm” cho nền kinh tế. Tuy nhiên, ngay cả khi họ thành công, lãi suất cao hơn đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nợ cho nhiều nước nghèo.
3. Biến đổi khí hậu gia tăng
Bốn mươi năm trước, khi các nhà khoa học lần đầu tiên cảnh báo về một thảm họa khí hậu có thể xảy ra, người ta cho đó là một vấn đề ở tương lai. Và đến năm 2022 người ta thấy rằng tương lai nguy hiểm đó đã đến.
Một loạt các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hiếm thấy đã xuất hiện. Châu Âu trải qua những đợt nắng nóng kỷ lục đốt cháy rừng và làm khô cạn các dòng sông.
Pakistan chưa kịp hồi phục sau trải qua nắng nóng tàn khốc đã tiếp tục hứng chịu những đợt mưa lũ nhấn chìm nhiều vùng của đất nước.
Vùng Tây Nam Hoa Kỳ chịu đựng đợt hạn hán kỷ lục làm thu hẹp các hồ chứa nước ngọt như hồ Mead, một trong những hồ chứa nước ngọt lớn nhất nước Mỹ, nằm giữa hai bang Arizona và Nevada và làm giảm năng suất cây trồng, bão Ian tàn phá Florida và gần đây nhất là đợt bão tuyết cả đời mới xuất hiện một lần.
Trung Quốc vào tháng 10 đã trải qua đợt hạn hán bất thường, hiếm thấy ở lưu vực sông Trường Giang.
2. Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng
Cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang diễn ra đầy đủ.
Chính quyền tổng thống Joe Biden vào tháng 10 đã công bố Chiến lược An ninh Quốc gia, thẳng thừng đưa ra quan điểm: “Trung Quốc nuôi dưỡng ý định và ngày càng có khả năng định hình lại trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho mình, làm nghiêng sân chơi toàn cầu vì lợi ích của Trung Quốc,” và Hoa Kỳ có ý định “chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.”
Chính quyền Mỹ chỉ ra việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, ủng hộ việc Nga xâm lược Ukraina, nỗ lực đe dọa Đài Loan và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ tràn lan của họ là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh buộc Hoa Kỳ phải từ bỏ chính sách chào đón sự trỗi dậy của Trung Quốc.
1. Nga xâm lược Ukraina
Theo ông Lindsay tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại CFR, Đôi khi các cơ quan tình báo giống như nàng Cassandra trong thần thoại Hy Lạp, dự đoán chính xác các sự kiện nhưng không được ai tin.
Cuối năm 2021, các quan chức Hoa Kỳ và Anh bắt đầu cảnh báo rằng Nga sẽ xâm lược Ukraine.
Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, trong đó có Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky, bác bỏ ý tưởng chiến tranh.
Nhưng vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga phát động cuộc chiến xâm lược Ukraina.
Trước sự ngạc nhiên của Điện Kremlin và các chuyên gia quân sự, Ukraina đứng vững trước cuộc tấn công dữ dội ban đầu và sau đó bắt đầu đẩy lùi các lực lượng Nga. Bên cạnh đó, cuộc xâm lược của Nga đã khiến các quốc gia phương Tây sát cánh cùng nhau tập hợp phía sau Kyiv.
Trung Quốc và hầu hết các quốc gia ở Nam bán cầu thì không, mặc dù họ khăng khăng rằng biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm. Một số thậm chí còn đổ lỗi cho cuộc xâm lược là do NATO mở rộng về phía đông – một vấn đề sống còn đối với Nga.
Tuy nhiên, những người đổ lỗi không giải thích được rằng vì sao một liên minh đã trải qua 30 năm trong trạng thái rệu rã nay lại bất ngờ đe dọa Nga.
Khi năm 2022 kết thúc, một lệnh ngừng bắn khó có thể xảy ra.
Quý vị vừa nghe qua bài phân tích- của James M. Lindsay chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một tổ chức độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ, đánh giá về 10 sự kiện quốc tế nổi bật nhất năm 2022.
Liên Thành (DKN.News )
Mời Xem Thơ Nguyễn Quốc Nam :
Trong 18 năm, kể từ khi Mark Zuckerberg bắt đầu xây dựng Facebook trong phòng ký túc xá Harvard, Facebook đã không ngừng phát triển. Thông qua các vụ bê bối, phản ứng dữ dội, áp lực pháp lý và các mối đe dọa cạnh tranh, sản phẩm này đã không ngừng tăng trưởng – cho đến nay.
Ngày 29.1.2022, Meta – tên mới của công ty từng được gọi là Facebook, đã báo cáo rằng Facebook lần đầu tiên có số người dùng hàng ngày giảm so với quý trước. Trong khi toàn bộ công ty, bao gồm cả các ứng dụng Instagram và WhatsApp, tiếp tục phát triển, thì mạng xã hội hàng đầu Facebook – được gọi là ứng dụng màu xanh dương lớn (big blue app) trong nội bộ – chỉ dừng lại ở mức 2 tỷ lượt đăng nhập mỗi ngày.
Tin tức nói rằng Facebook có thể đạt đỉnh vào năm 2021 chỉ là điểm dữ liệu mang tính biểu tượng nhất trong một báo cáo thu nhập doanh nghiệp ảm đạm đã đưa cổ phiếu của Meta vào một kỳ giảm giá lịch sử và hoành tráng – giảm 220 tỷ đô la so với giá trị của nó và ám chỉ rằng sự thống trị của Facebook đối với mạng xã hội trực tuyến có thể không duy trì được lâu.
Đối với các nhà đầu tư, càng có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại hơn liên quan đến nỗ lực của công ty trong việc kiếm tiền từ sản phẩm video dạng ngắn Reels của Instagram. Đây là câu trả lời của họ trước đối thủ TikTok của Trung Quốc; với việc ngăn chặn truy cập quyền riêng tư, Apple đã hạn chế khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo trên iPhone của Facebook; và chi phí tăng vọt trong nỗ lực ấn tượng của công ty để xây dựng một tương lai thực tế ảo mà công ty gọi là “Metaverse”.
Bản thân việc sử dụng ứng dụng Facebook đã dần dần chững lại trong nhiều năm. Và 2 tỷ lượt đăng nhập hàng ngày vẫn là một con số khổng lồ, gần như không thể tưởng tượng nổi. Nó lớn hơn dân số của bất kỳ quốc gia nào.
Nhưng đó không phải là những gì Facebook hướng tới. Mục tiêu của Facebook là kết nối tất cả mọi người – toàn bộ thế giới, ngay cả những người chưa có quyền truy cập Internet. Mặc dù có thể Facebook sẽ tiếp tục tăng trưởng theo một số hình thức trong tương lai, nhưng sự sụt giảm hàng quý về chỉ số được đánh giá cao nhất của mạng xã hội, được gọi là số lượng người dùng hoạt động hàng ngày, là một dấu hiệu cho thấy giấc mơ của Zuckerberg khó có thể thành hiện thực, ít nhất là theo cách mà anh đã từng hình dung.
Đối với người dùng Facebook bình thường, điều này có thể không có nhiều ý nghĩa trong ngắn hạn. Facebook vẫn rất rộng lớn, không thể thiếu đối với nhiều người và sẽ không sớm biến mất. Đây không phải là “khoảnh khắc Myspace” của Facebook, ít nhất là chưa có dấu hiệu tàn lụi.
Thay vào đó, việc này báo hiệu về một sự thay đổi đang diễn ra tốt đẹp ở Menlo Park, nơi mà Facebook không còn là trung tâm của sự chú ý của Meta hay là trung tâm của những đổi mới quan trọng nhất, mà là một sản phẩm kế thừa có lợi nhuận cần được duy trì lâu dài. Việc suy giảm truy cập này có thể trấn an những người lo lắng về tác động của Facebook đối với quyền diễn đạt và dân chủ, nhưng nó có thể cắt giảm theo cả hai chiều: Việc suy giảm này có thể khiến việc xây dựng các chính sách nội dung ngày càng phức tạp và hệ thống kiểm duyệt trở nên ít được ưu tiên chiến lược hơn theo thời gian.
Đồng thời việc này giúp nhấn mạnh rằng Instagram, WhatsApp và ngày càng là Reality Labs – bộ phận được giao nhiệm vụ phát triển phần cứng và phần mềm thực tế ảo và tăng cường – là tương lai của Meta. Meta sẽ làm mọi thứ có thể để có thể tiếp tục phát triển, chống lại các đối thủ và tìm cách làm người dùng sử dụng Facebook nhiều hơn và kiếm nhiều tiền hơn từ các nhà quảng cáo.
Khi xây dựng Facebook, Zuckerberg và công ty của anh không chỉ muốn xây dựng mạng xã hội lớn nhất. Họ bắt đầu xây dựng một thứ gì đó thực sự phổ biến, thứ mà tất cả mọi người sẽ sử dụng, thứ mà sẽ trở thành một phần của cấu trúc xã hội toàn cầu – thứ mà mọi người đều phải sử dụng, chỉ đơn giản là vì những người khác đều đã dùng nó. Và họ đã đạt đến gần mục tiêu hơn so với trí tưởng tượng của hầu hết mọi người. Chỉ là chưa đến cuối con đường mà thôi.
Để hiểu mức độ tăng trưởng không thể thiếu – vốn là bản sắc của Facebook, bạn nên xem lại một bản ghi nhớ mà giám đốc điều hành Andrew “Boz” Bosworth, hiện là CTO của Meta, đã gửi cho công ty vào năm 2016.
“Trạng thái tự nhiên của thế giới là không được kết nối với nhau,” Bosworth viết trong bản ghi nhớ, được BuzzFeed tiết lộ và xuất bản vào năm 2018. “Thế giới là không thống nhất. Nó bị phân mảnh bởi biên giới, ngôn ngữ và ngày càng nhiều bởi các sản phẩm khác nhau. Sản phẩm tốt nhất sẽ không giành được chiến thắng. Sản phẩm mà mọi người đều sử dụng sẽ chiến thắng. ”
“Điều tối thượng” của Facebook, theo lời Bosworth nói – đó là sản phẩm mà mọi người đều sử dụng, là công cụ cuối cùng hợp nhất một thế giới loài người đang bị phân mảnh trong một mạng lưới rộng lớn. Và Facebook sẽ theo đuổi mục tiêu đó bằng bất kỳ giá nào, thậm chí chấp nhận bỏ mặc tính mạng của người dùng, “bởi vì đó là những gì chúng ta đang làm”, ông viết. “Chúng ta kết nối mọi người.”
Sau khi bản ghi nhớ này bị rò rỉ ra ngoài, Bosworth sau đó khẳng định rằng anh đã viết nó trên tinh thần tranh luận, và anh không thực sự tin những gì mình đã viết. Zuckerberg cũng nói như vậy. Tuy nhiên, các hành động của Facebook đã chứng tỏ tinh thần của bản ghi nhớ này trong nhiều năm.
Việc Facebook sẽ kết nối tất cả mọi người trên thế giới bằng kết nối Internet thậm chí vẫn còn chưa đủ. Vào năm 2013, trước khi tốc độ tăng trưởng người dùng bắt đầu chậm lại trên toàn cầu, Zuckerberg – người luôn có suy nghĩ dài hạn, luôn lường trước mối đe dọa tiếp theo – đã thấy trước rằng Facebook cuối cùng sẽ bị hạn chế bởi thực tế rằng khoảng một nửa thế giới này không có truy cập Internet đáng tin cậy. Vì vậy, anh đã nghĩ ra kế hoạch kết nối “5 tỷ người tiếp theo” bằng cách cung cấp phiên bản Internet giới hạn, tập trung vào Facebook miễn phí cho người nghèo trên toàn thế giới.
Được gọi là internet.org và sau đó được đổi tên thành Free Basics, ý tưởng này của Facebook phần lớn không đạt được dấu ấn của mình. Nó tạo ra lợi nhuận ở một số thị trường chính nhưng lại tụt dốc ở những thị trường khác vì sự thiếu tin tưởng của công chúng, chủ nghĩa dân tộc trên nền kỹ thuật số và cách tiếp cận quá tự tin của công ty. Tuy nhiên, Facebook vẫn tiếp tục phát triển khi ngày càng có nhiều người trên thế giới lên mạng mà không cần Facebook và công ty đã nỗ lực rất nhiều để thu hút nhiều người dùng quốc tế hơn vào năm 2014. Ngay cả vào năm 2018, khi việc sử dụng Facebook ở Hoa Kỳ và Canada lần đầu tiên giảm sút, trên toàn cầu số người dùng Facebook đã tăng do sự tăng trưởng ở những nơi khác.
Nhưng báo cáo thu nhập hôm 29.1 cho thấy rằng sự phát triển của Facebook đã bị đình trệ ở mọi nơi. Sự sụt giảm lớn nhất trong việc sử dụng hàng ngày không phải ở Hoa Kỳ mà là ở một khu vực mà nước này gọi là “phần còn lại của thế giới”, bao gồm Châu Mỹ Latinh và Châu Phi. Meta nói thêm rằng việc tăng giá gói dữ liệu ở Ấn Độ vào năm ngoái cũng góp phần làm tăng trưởng của Facebook chậm hơn dự kiến.
Tất cả những điều đó tạo nên sự đổi tên ấn tượng của Facebook và xoay trục để “xây dựng metaverse” theo một cách nhìn mới. Zuckerberg đã biết từ trước rằng mạng xã hội không còn đủ để duy trì vị thế của công ty. Giờ đây, anh đang cố gắng tạo ra một tầm nhìn mới to lớn về một thế giới kỹ thuật số, trong đó tất cả chúng ta đều có một cuộc sống ảo diễn ra thông qua các hình đại diện mà sinh sống trong một không gian và thế giới ảo.
Zuckerberg có một bảng thành tích dài trong việc tái tạo lại Facebook và đã bù đắp cho sự sụt giảm tốc độ của nó trong một thời gian. Vài năm trước, công ty nhận ra rằng họ đã đạt đến mức bão hòa của người dùng tại Hoa Kỳ và Canada, và công ty đã sửa đổi lại thuật toán News Feed cốt lõi của mình để ưu tiên sự tương tác – khiến cho người dùng Facebook hiện tại dành nhiều thời gian hơn khi vào ứng dụng.
Công ty cũng đã mua Instagram và WhatsApp, vốn là các tài sản của Facebook vẫn tiếp tục phát triển ngay cả khi sản phẩm Facebook mà Zuckerberg xây dựng khi còn là sinh viên đại học đang đạt đỉnh. Và việc mất người dùng không có nghĩa là mất tiền trong ngắn hạn: doanh thu tính trên mỗi người dùng của Facebook vẫn tiếp tục tăng so với quý trước.
Để lấy lại vị thế của mình, Meta sẽ phải tăng cường tập trung vào việc phát triển và kiếm nhiều tiền hơn từ Instagram. Công ty sẽ phải thực hiện các kế hoạch để làm cho các dịch vụ khác nhau của mình có thể tương tác tốt hơn ở giao diện và tầng tương tác ngầm – ví dụ như cung cấp cho những người sử dụng Messenger khả năng kết nối với người bán hàng trên Instagram.
Thành công của Meta ở các khu vực tăng trưởng tiềm năng như châu Phi, nơi Facebook cực kỳ phổ biến, cũng vẫn phụ thuộc vào việc mở rộng truy cập Internet. Theo GSMA, tổ chức công nghiệp cho các nhà khai thác mạng di động trên toàn thế giới, dưới một nửa số người ở châu Phi cận Sahara có điện thoại thông minh và nhiều người bị hạn chế băng thông trên điện thoại trả trước.
Meta đã báo cáo trong ngày 29.1 rằng Reality Labs đang phát triển nhanh chóng, mặc dù chi phí của nó cũng đang tăng nhanh hơn. Có lẽ một ngày nào đó, cuối cùng nó sẽ là metaverse của Facebook mà sẽ kết nối tất cả chúng ta.
Tuy nhiên, sự kết thúc của kỷ nguyên tăng trưởng của Facebook đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của mạng xã hội và Internet. Nếu Zuckerberg không thể kết nối toàn thế giới với Facebook, dù cho anh có tất cả các nguồn lực và động lực khổng lồ cũng như đam mê mà anh có, nhiều khả năng là không một mạng xã hội nào có thể làm được việc này.
https://www.washingtonpost.com/technology/2022/02/03/facebook-user-growth-zuckerberg-connect-world
崔涂 Thôi Đồ
崔涂 (854~?)字礼山,今浙江富春江一带人。唐僖宗光启四年(
THÔI ĐỒ ( 854-? ) , tự là Lễ Sơn, là người ở đất Phú Xuân Giang, thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay. Ông đậu Tiến Sĩ năm Quang Khải thứ 4, đời Đường Hi Tông. Cả đời phiêu bạc, lãng du các xứ Ba Thục, Ngô Sở, Hà Nam, Tần Lũng... nên thơ của ông phần nhiều lấy đề tài tả cảnh sống phiêu bạc giang hồ, tình tiết âm điệu thê lương. "Toàn Đường Thi" còn giữ được một tập thơ của ông. Sau đây là bài thơ Trừ Dạ Hữu Hoài của ông .
Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (1) Như ta đã biết, để chuẩn bị ...