Năm 1986, nhà độc tài Ferdinand Marcos và gia đình bị buộc phải rời khỏi Phi Luật Tân, máy bay trực thăng bốc họ ra khỏi điện Malacanang trong lúc dân chúng xuống đường biểu tình hàng hàng lớp lớp trên đường phố Manila. Tổng thống Marcos, sau 20 năm cai trị bằng bàn tay sắt đã bị dân chúng vùng lên lật đổ, qua một cuộc nổi dậy mang tên “cách mạng quyền lực nhân dân”.
Dân biểu tình tràn vào dinh thự bỏ trống, tìm thấy những gì gọi là gia sản của gia đình Marcos trong suốt 20 năm độc tài cầm quyền, đồ cổ tranh họa quý hiếm, vàng bạc nữ trang chất đầy không biết bao nhiêu hộp, đặc biệt hơn hết là bộ sưu tập giày đắt tiền vài trăm đôi của bà vợ đệ nhất phu nhân Imelda Marcos. Giới phân tích thời cuộc nói rằng, ngay từ sau khi gia đình Marcos bị lật đổ, họ đã nhen nhúm ý định trở lại Phi Luật Tân, trong tập tài liệu The Kingmaker, bà Imelda miêu tả ý định đó khi nói là, số mạng con trai bà sẽ trở thành tổng thống và bây giờ thì với cuộc bầu cử vừa qua, con trai bà đang trên con đường tới cái số mạng đó.
Ferdinand Marcos Jr. được dân chúng gọi là “Bongbong” học ở Phi Luật Tân rồi nội trú tại một trường ở Anh Quốc, chi tiết trích từ nhật ký của anh hé lộ gia đình anh không mấy tin tưởng về các đức tính cần thiết cho tương lai, vì theo họ, Bongbong lười biếng và cẩu thả, trong nhật ký cũng thêm, gia đình bảo anh ta kể từ khi họ có nhiều kẻ thù, anh phải chiến đấu mạnh mẽ trong một trận chiến mà cha anh Marcos Snr. đã chiến đấu trong quá khứ chống lại chính mình và chống lại mọi hoàn cảnh. Marcos Jr. bắt đầu học chính trị, triết và kinh tế tại Oxford, nhưng, theo hồ sơ của trường đại học, không hoàn tất và được cấp một văn bằng đặc biệt về xã hội học, Marcos Jr. cho là mình tốt nghiệp với bằng tương đương văn bằng cử nhân.
Sau khi xong đại học, Marcos Jr. trở thành Phó tỉnh trưởng quê nhà Ilocos Norte, một tỉnh nằm phía đông bắc đảo Luzon ở tuổi 23 và sau đó, là tỉnh trưởng. Anh ta 29 tuổi lúc cha anh, cố tổng thống Marcos bị lật đổ và gia đình rời đất Phi Luật Tân. Cố tổng thống Marcos chết năm 1989 trong đời lưu vong, tuy nhiên, gia đình Marcos được phép trở lại quê nhà năm 1990, lúc bấy giờ Marcos Jr. đã bắt đầu chuẩn bị đi vào con đường chính trị, một lần nữa, anh lại trở thành tỉnh trưởng tỉnh Ilocos Norte, địa bàn vững mạnh của gia đình Marcos, rồi một dân biểu và tiếp theo là thượng nghị sĩ. Năm 2016, anh ứng cử phó tổng thống nhưng thua Leni Robredo, sau khi không thành công khiếu nại ở tòa án. Năm 2022, Marcos Jr đã đánh bại Leni Robredo trong lần cuộc bầu cử tổng thống lần này.
Marcos Jr. kết hôn với luật sư Louise Araneta – Marcos, hay có tên là Liza, có ba con trai. Đứa lớn nhất, Ferdinand Alexander Marcos III hay Sandro, ra tranh cử dân biểu đơn vị quận nhất tại Ilocos Norter. Gia đình tiếp tục tranh tụng nhiều tòa vì chuyện tài sản, được ước tính khoảng chừng 10 tỷ đô la, Imelda đang kháng cáo bảy vụ án hình sự tội tham nhủng năm 2018. Marcos Jr. không tỏ vẻ xin lỗi gì về quá khứ của gia đình và phủ nhận những áp chế dưới sự cai trị của cha mình, anh còn ca ngợi ông ta là một thần đồng chính trị và mẹ anh là chính trị gia siêu đẳng trong buổi phỏng vấn với đài CNN ở Phi Luật Tân. Dưới luật thiết quân luật mà cố tổng thống Marcos ra lệnh năm 1972, hàng ngàn người chỉ trich ông đã bị bắt giam, tra tấn và giết chết.
Trong cuộc vận động tranh cử, với tiêu đề “cùng nhau chúng ta đứng lên nữa” Marcos hứa sẽ đoàn kết mọi người và một sự trở lại được vẻ lên như chân dung của một người vĩ đại. Ông cũng tuyên bố sẽ ưu tiên hóa chuyện công ăn việc làm, giảm hạ chi phí đời sống bằng việc hạ giá gạo mặc dù những người chỉ trích cho là không đưa ra được chi tiết cụ thể. Những người chống đối lo sợ việc trở lại cầm quyền của gia đình Marcos có thể đưa đến sự quay ngược những gì đạt được dân chủ từ khi chế độ của cha ông bị lật đổ năm 1986. Fredinand Marcos Jr. đã thắng lớn trong cuộc bầu cử tổng thống Phi Luật Tân, tạo nên một biến cố chính trị hiếm có của một trong những gia đình chính trị nổi tiếng nhất của nước này.
Những người ủng hộ Bongbong mặc áo thun đỏ, màu tranh cử của ông ta, tụ họp đông nghẹt bên ngoài tổng hành dinh tranh cử tại thành phố Mandaluyong hôm tối thứ Hai, ngày bầu cử, phất cờ Phi Luật Tân khi xe hơi chạy ngang qua bóp còi hoan hô. Marcos cám ơn nhũng người tình nguyện và các lảnh tụ chính trị gia đã bỏ phiếu cho ông ta trong một thông điệp trên truyền hình về khuya nhưng ngưng ở đó, chưa tuyên bố thắng cử, lên tiếng chờ cho tới khi kết quả rõ ràng, xong 100% số phiếu đếm, chừng đó sẽ ăn mừng.
Marcos cũng nói với những người ủng hộ ông ta, trong trang mạng Facebook, trang mạng đã dùng như diễn đàn chiến thuật tranh cử, ông hy vọng họ sẽ không mệt mỏi khi đặt niềm tin vào ông, chúng ta còn nhiều việc phải làm, ông thêm, khuyến khích mời gọi một sự tham gia, cố gắng rộng lớn chứ không phải chỉ liên hệ tới một người. Người đi bầu sắp hàng trước phòng phiếu trước 6 giờ sáng ngày thứ Hai và một số nhiều đã phải chờ tới hơn bốn tiếng đồng hồ giữa cái nắng nung người vì máy bỏ phiếu bị trục trặc, gây ra trễ nãi, cuộc bầu phiếu diễn ra sau bốn tháng tranh cử dữ dội giữa hai ứng cử viên mà bà Robredo, đối thủ của Marcos, có tới hai triệu tình nguyên viên vận động.
Tư cách ứng cử của Marcos được nhắc tới rộng rãi trong người dân, một số không tin là gia đình ông ta có mờ ám gì về tài sản của quốc gia mặc dù tòa án đã phán như vậy ở Phi Luật Tân cũng như ở ngoại quốc. Tại trường tiểu học Santa Ana ở một khu phố của thủ đô Manila, dùng làm phòng phiếu, Raquel Deguzaman, 59 tuổi, cho biết bà ủng hộ Marcos Jr. vì không tin là gia đình ông ta tham nhủng, tổng thống quá cố Marcos Snr. đã giúp Phi Luật Tân, ông thật sự rất tốt vì ông đã xây dựng nhiều hạ tầng cơ sở và bệnh viện.
Jack Drescher, 58 tuổi, đang trên đường tới phòng phiếu đồng thời cũng nhắc tới mấy cao ốc mà Marcos Snr đã cho xây lên là lý do mà ông ủng hộ con ông, Marcos Jr. Ông ta không lo lắng gì về chuyện tham nhủng của gia đình Marcos, khi nói là, Marcos có nhiều vàng cho nên ông sẽ không đánh cắp tiền bạc nào, chuyện này ông nghe nhiều trên trang mạng Youtube. Có nguồn tin cho là gia đình Marcos làm chủ số lượng lớn vàng loan truyền trên các trang mạng qua nhiều hình thức từ nhiều năm qua, gồm cả chuyện cho rằng, số vàng đó sẽ được hoàn trả lại cho dân chúng nếu gia đình Marcos trở lại một lần nữa nắm quyền. ý tưởng thịnh vượng và một thời bình yên của cố tổng thống Marcos được xem là có từ thế hệ của những cử tri vốn không sống trong ngày tháng thiết quân luật sắt máu của chế độ Marcos, bao gồm những người quá thất vọng với những tiến bộ, phát triển trong quá khứ 30 năm hay hơn nữa của các chính quyền kế tiếp sau ngày Marcos bị truất phế.
Cleo Anne Calimbahin, một giáo sư chính trị học tại trường đại học De La Salle Manila, nói rằng, kết quả cuộc bầu cử lần này không có gì gọi là phải ngạc nhiên nhưng nên xem đó là một sự ta thán của người dân, vốn phản ảnh một phần những chán chường, thất vọng của công chúng về các chính phủ trước. Và được xem là câu trả lời của công chúng trước những thất bại, đã có từ năm 1986, cô cũng nhắc cuộc cách mạng quyền lực nhân dân đã đưa đất nước Phi Luật Tân đi lên trên con đường dân chủ, nhưng sau đó không được tiếp bước theo một cách hiệu quả.
Người thắng cử, Marcos Jr sẽ nhậm chức tổng thống Phi Luật Tân vào ngày 30 tháng Sáu với nhiệm kỳ sáu năm.
Thuyên Huy
* Thông tin đăng lại bài viết của KANGAROO VIET Úc Châu.
Mời Xem :FM 974 Úc Châu đăng ngày 11/5/2022
CM Blog :Tây Hồi: Bom Cảm Tử Balochistan - Trung Cộng Khó Có Đất Sống
bài rất hay
Trả lờiXóa