Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

LỄ VÍA ĐỨC NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN Ngày 22 tháng 6 Dương LỊch

Hằng năm, ngày 22 tháng 6  Dương LỊch là ngày Lễ Vía ĐỨC NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN, toàn thể tín đồ Đạo Cao Đài đểu thiết lễ tưởng niệm đến vị Thánh Lớn đã dầy công vun đấp mối Đạo Trời của Đức Chí Tôn, Đại Từ Phụ nơi quốc ngoại.

 
  Ngài là một trong Tam Vị Thánh cùng ký Đệ Tam Hòa Ước THiên-Nhơn Hiệp Nhứt mà chúng ta thấy bửu ảnh Ngài được vẽ nơi Hiêp Thiên Đài.
           Để hiểu rõ về Ngài, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vài nét tiểu sử của Đức Ngài qua Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp đọc tại Đền Thánh, ngày 22 tháng  5 năm Kỷ Sửu sau đây"

 " Đức Victor Hugo tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn là một Đấng Thiêng Liêng tại Quảng Hàn Cung. Khi tái kiếp Ngài sanh tại thành Besançon Pháp Quốc nhằm ngày 26-02-1802, Ngài từ trần tại Paris ngày 22-05-1885, hưởng thọ được 83 tuổi.

Từ buổi Đạo khai tại Tần Quốc, thì Ngài giáng cơ với danh hiệu là Chưởng Đạo Nguyệt Tâm, Chưởng Quyền Hội Thánh Ngoại Giáo, Ngài là một nhà thi sĩ trứ danh của nước Pháp trong thế kỷ thứ 19, lúc còn thiếu thời Ngài thường châu lưu ở nước Italie (Ý Đại Lợi), ở nước Espagne (Tây Ban Nha) kế trở về Paris. Khi lên 10 tuổi thì Ngài đã sẵn có tài thi văn đến lúc trưởng thành thì những văn từ thi phú Ngài làm đều là những tác phẩm lỗi lạc hoạt bát tình tứ cao thâm, nên trong trường đời Ngài đã nổi danh là thi bá, đứng đầu trong các bậc kỳ nhân trong thời buổi ấy. Lần hồi tên tuổi của Ngài đã nêu danh nơi Hàn Lâm Viện và Ngài trở nên một Đại Công Thần danh dự của Pháp Triều buổi ấy.

Đến sau cuộc cách mạng 1848 tại nước Pháp, Ngài đắc cử vào Hạ Nghị Viện lớn lao để bảo tồn nền chánh trị và luật pháp trong nước. Lúc Ngài lãnh trách nhiệm rọng yếu ấy, Ngài đã lắm phen trổ tài hùng biện và binh vực quyền lợi cho dân Pháp với những lẽ công chánh nhứt là sự tự do. Nước Pháp trong buổi ấy chưa yên, nên cách 3 năm sau ngày 2-12-1851 lại có cuộc nội biến. Ngài phải buộc lòng từ giã Paris ra ngoại quốc, mãi đến năm 1870 ngày 4-9 Ngài mới trở lại trường chánh trị. Lúc đó Ngài đặng 68 tuổi, từ ấy đến sau Ngài đã đem hết nhiệt tâm mà chuyên lo cần mẫn vì nước vì dân cho đến ngày qui vị.

Trong kiếp sanh của Ngài rất vinh diệu cho nước Pháp ngoài những chuyện sử thi văn kiệt tác đối với quê hương dân tộc Pháp, Ngài còn để dấu trong trường chánh trị một danh thể bất thủ. Vì vậy mà khi Ngài qui vị, đám táng Ngài rất long trọng, quan cữu và linh vị đặng hưởng đặc ân của nước Pháp để vào Công Thần Miếu (Panthéon).

Ấy vậy thật là một vĩ nhân và một Đại Công Thần nước Pháp đó vậy. Bần Đạo cũng nên cho toàn đạo hiểu rồi đừng lầm tưởng chúng ta ngày nay đương tôn sùng lễ bái kỷ niệm một vị vĩ nhân Công Thần của Pháp như trên đã nói đó là tôn sùng người Pháp.

Nghĩ vì Ngài cũng có công trình khai đạo từ sơ khai thọ mạng lịnh Đức Chí Tôn lãnh quyền Chưởng Đạo cầm đầu Hội Thánh Ngoại Giáo. Ngài thường giáng cơ giáo hóa và phong Thánh cho chư Chức Sắc Ngoại Giáo, huống chi chúng ta ngày nay cả thảy đều đặng hiểu biết tiền kiếp của Ngài trước kia tái kiếp nước Pháp thì Ngài đã có một kiếp sanh tại nước Việt Nam là Đức Nguyễn Du là một nhà thi sĩ, tác phẩm truyện Kim Vân Kiều mà ngày nay cả thế giới đều nhận bản tác phẩm ấy là vô giá, nhứt là chúng ta dân tộc Việt Nam càng vinh hạnh hơn hết."

 Tóm lại, đối vớ Đời, Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn là một vĩ nhân và  đại công-thần nước Pháp.

Đối với Đạo, Ngài được đắc lịnh Đức Chí Tôn lảnh Quyền Chưởng Giáo cầm đầu Hội Thánh NGoại Giáo. Ngài thường giáng cơ đạy Đạo và phong Thánh cho chức sắc Ngoại Giáo từ buổi khai Đạo tại Tần Quốc cho đến ngày nay,

Ngoài những thành quả lớn lao trên, Ngài còn để lại một sự nghiệp văn chương trứ danh, ảnh hưởng tới đời sống dân sanh và chính trị chẳng nhửng cho dân Pháp mà còn cho cả các dân tộc toàn cầu nữa.

Trước khi dứt lời, Tiểu Đệ xin mượn bài Thài hiến hể Đức Ngài thay cho lời kết luận sau đây : 

                                           Thi :

                   Nguyệt rạng đông thiên đã sáng soi,

                    Tâm linh chiếu thấu bốn phương Trời.

                     Chơn  truyền cứu thế xá tai ách,

                     Nhơn loại tuần hườn độ khắp nơi.- 


 Tài Liệu Từ Hồ Nguyễn

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận : CHÉN trong TRUYỆN KIỀU (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận  :                      CHÉN trong TRUYỆN KIỀU                                                                      ...