Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023
ĐÁM CƯỚI “CHƠI NGÔNG” BẬC NHẤT ĐẤT VIỆT: RẢI THIỆP CƯỚI BẰNG MÁY BAY, AI BẮT ĐƯỢC ĂN MIỄN PHÍ
Thương Về Những Ngày Xưa - Lê Trung Ngân
Mời Xem :
Chiếc Võng Quê - Lê Trung Ngân
Khám phá Labuan Bajo - quê hương của rồng Komodo
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra từ ngày 9/5 - 11/5 tại Labuan Bajo, Indonesia. Đến với Labuan Bajo, các đại biểu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN, các nhà báo, giới truyền thông đưa tin về sự kiện sẽ có cơ hội khám phá quần thể động vật hoang dã phong phú, trong đó có loài rồng Komodo nổi tiếng.
Kể từ khi Tổng thống Joko Widodo chỉ định Labuan Bajo là một trong 5 điểm đến du lịch ưu tiên vào ngày 15/7/2019, việc phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn đã được thực hiện tại thủ phủ của Khu tự trị Tây Manggarai, tỉnh Đông Nusa Tenggara. Bốn điểm đến còn lại là Hồ Toba ở Bắc Sumatra, Đền Borobudur ở Trung Java, Mandalika ở Tây Nusa Tenggara và Likupang ở Bắc Sulawesi.
Tổng thống Joko Widodo chỉ định Labuan Bajo là một trong 5 điểm đến du lịch ưu tiên của Indonesia vào ngày 15/7/2019Theo dữ liệu từ Tổng cục Dân số và đăng ký hộ tịch của Bộ Nội vụ Indonesia, năm 2021, Labuan Bajo có 6.973 người sinh sống. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2022, Labuan Bajo đón khoảng 60.770 khách du lịch quốc tế, thấp hơn rất nhiều so với năm 2019 khi có 256.609 lượt khách du lịch quốc tế đến đây.
Do đó, việc Indonesia chọn Labuan Bajo là nơi tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN 42 vào ngày 9-11/5 là một trong những động thái nhằm khôi phục danh tiếng của Labuan Bajo như một điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới.
Labuan Bajo nằm trên bờ biển Flores, ở phía Tây của đảo Flores, hòn đảo lớn nhất (13,79 km2) trong 3 đảo chính của tỉnh Đông Nusa Tenggara bên cạnh Sumba và phần phía Tây của Timor.
Được dịch từ tiếng Anh-Labuan Bajo là một thị trấn đánh cá nằm ở cuối phía tây của hòn đảo lớn Flores thuộc vùng Nusa Tenggara, phía đông Indonesia. Đây là thủ phủ của Quận trưởng Tây Manggarai, một trong 8 khu vực chính quyền là các đơn vị hành chính chính của Flores.
Labuan Bajo có một khu bảo tồn nổi tiếng thế giới là Công viên quốc gia Komodo với các hòn đảo chính là đảo Komodo, Rinca, Padar, Gili Motang, Nusa Kode và một số đảo nhỏ khác. Trung tâm bảo tồn nằm ở tiểu khu Komodo. Với cảnh sắc tuyệt vời và thiên nhiên kỳ thú, không có gì đáng ngạc nhiên khi Công viên Quốc gia Komodo - một quần thể các đảo núi lửa và rạn san hô ngoài khơi đảo Flores của Indonesia - được UNESCO công nhận là di sản thế giới.Rồng Komodo
“
Loài rồng Komodo (tên khoa học: Varanus komodoensis) là một loài thằn lằn khổng lồ thời tiền sử hay "hậu duệ khủng long" thời hiện đại, đã tồn tại khoảng 40 triệu năm. Chúng là thành viên của Chi Kỳ đà thuộc họ Varanidae với chiều dài cơ thể có thể đạt tối đa 3m, nặng khoảng 70kg. Loài này nằm trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) do có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Hiện tại, có khoảng 2.793 con rồng Komodo (so với khoảng 4.000-5.000 vào năm 1980) và chúng chỉ được tìm thấy trên Đảo Rinca (1.336 cá thể), Đảo Komodo (1.288), Nusa Kode (86) và Gili Motang (83).
Loài rồng Komodo (tên khoa học: Varanus komodoensis) là một loài thằn lằn khổng lồ thời tiền sử hay "hậu duệ khủng long" thời hiện đại, đã tồn tại khoảng 40 triệu năm. Chúng là thành viên của Chi Kỳ đà thuộc họ Varanidae với chiều dài cơ thể có thể đạt tối đa 3m, nặng khoảng 70kg. Loài này nằm trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) do có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Hiện tại, có khoảng 2.793 con rồng Komodo (so với khoảng 4.000-5.000 vào năm 1980) và chúng chỉ được tìm thấy trên Đảo Rinca (1.336 cá thể), Đảo Komodo (1.288), Nusa Kode (86) và Gili Motang (83).
Đến với Labuan Bajo, du khách không thể bỏ qua Pink Beach (bãi biển màu hồng hay còn gọi là bãi biển đỏ). Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất xung quanh Labuan Bajo, với điểm đặc trưng là bờ biển chuyển màu hồng rất đẹp do sự kết hợp của các động vật siêu nhỏ và các mảnh san hô đỏ.
Pink Beach tại Labuan Bajo.Ngoài ra, bạn cũng có thể đi bộ xuyên rừng trên Đảo Padar và tận hưởng khung cảnh bình minh nơi đây. Bạn sẽ có qua cơ hội trải nghiệm cảm giác leo bộ với độ khó trung bình để có thể chiêm ngưỡng khoảnh khắc mặt trời mọc tuyệt đẹp.
Đến với Labuan Bajo, du khách đừng bỏ qua Hang Rangko, hay còn được người dân làng Rangko gọi là Hang Cá sấu, là một trong những hang động có hệ thống thạch nhũ vô cùng đẹp mắt. Bên trong Hang Rangko cũng có một hồ bơi 'riêng' mà bạn có thể tận hưởng để thư giãn. Bể bơi nước mặn này được nối thẳng ra biển và trông sẽ rất đẹp khi những tia nắng mặt trời xuyên qua khe nứt của hang động.
Đã cất công đến với Labuan Bajo, hòn đảo lớn nhất trong ba đảo chính của tỉnh Đông Nusa Tenggara, bạn nên thu xếp thời gian tới thăm những địa điểm tuyệt đẹp khác như: Đồi Gili Lawa, Thác nước Oenesu, Công Viên quốc gia Kelimutu, Làng Wae Rebo…
Các công ty lữ hành cũng tư vấn cho du khách loại hình du lịch kiểu Island Hopping (nhảy đảo) khi đến với Labuan Bajo và ghé thăm Vườn quốc gia Komodo.
Cụ thể, Padar, hòn đảo lớn thứ 3 của công viên sau Komodo và Rinca, là nơi bạn có thể ngắm cảnh mặt trời mọc trên các rặng núi được “điêu khắc” tuyệt đẹp bởi nắng gió, phóng tầm mắt về những vịnh biển uốn lượn quanh co.
Trong khi đó, đảo Kelor - một hình nón nhỏ với bãi cát trắng mộng mơ, mang đến khung cảnh 360 độ của những mỏm núi lửa sừng sững trên Biển Flores. Hay để có những bức ảnh selfie hoàn hảo, du khách ghé thăm đảo san hô cát trắng Karang Makassar, nơi được bao quanh bởi làn nước màu ngọc lam nhạt.
Quang cảnh từ một ngọn đồi trên đảo Padar, nằm giữa đảo Komodo và Rinca trong Vườn quốc gia Komodo.Tiếp đến là Pink Rock, một mỏm núi lửa siêu thực màu hồng pha vàng cam có các đường vân độc đáo của quặng sắt.
Khi hoàng hôn buông xuống, nhiều con thuyền chọn neo đậu qua đêm ngoài khơi đảo Kalong, nơi có những khu rừng ngập mặn là nơi cư trú của loài dơi quạ. Trong ánh chạng vạng cuối chiều, đàn dơi trên đảo lao ra tạo thành một khối xoáy như làn khói đặc, thi nhau tìm kiếm trái cây trên đảo Komodo, Rinca và Flores. Đây quả là cảnh kết thúc ấn tượng cho một ngày ngập tràn trải nghiệm ngoạn mục ở Labuan Bajo.
Các tuyến đường di chuyển đến Labuan Bajo
Đường hàng không
Nếu xuất phát từ Jakarta, bạn có thể đến Labuan Bajo bằng một số hãng hàng không như: Batik Air và Citilink. Lịch trình khởi hành giữa buổi sáng và buổi chiều.
Thời gian di chuyển từ Jakarta đến Labuan Bajo chỉ khoảng bốn giờ.
Đường bộ
Lộ trình đường bộ chỉ dành cho người thực sự thích mạo hiểm. Lộ trình di chuyển bắt đầu từ Flores, Bajawa, Ruteng, Nancar, Mboera, cho đến khi đến Labuan Bajo.
Một lộ trình khác là từ Flores, đến Riung, Wera, Ruteng, Nancar và Mboera trước khi kết thúc ở Labuan Bajo. Chuyến đi đường này có thể mất tới 12 giờ.
Một tuyến khác, du khách có thể đi xe buýt từ Bali đến Mataram, Lombok. Từ đó, du khách tiếp tục hành trình đến Bima và sau đó tiếp tục đến Sape. Khi đến Sape, du khách có thể đi phà đến Labuan Bajo.
Đường biển
Di chuyển bằng đường biển đến Labuan Bajo là một lựa chọn thật sự xứng đáng. Du khách có thể đi tàu Leuser từ PELNI khởi hành từ Makassar, Nam Sulawesi hoặc tàu PELNI KM Binaiya khởi hành từ Denpasar (Benoa) đến Labuan Bajo. Du khách có thể tìm thấy lịch trình tàu chi tiết đầy đủ tại www.pelni.co.id
Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023
Mừng Lễ Qui Thiên của ĐỨC PHẠM HỘ PHÁP.
Mừng Lễ Qui Thiên của
ĐỨC PHẠM HỘ PHÁP.
LỄ mừng Ngự Mã đã qui Thiên,
VÍA Phật đắc ngôi tại thê´miền.
ĐỨC độ thương sanh nên Đạo nghiệp,
HỘ dân giáo hóa phổ Chơn truyền,
PHÁP luân thường chuyển xây cơ tạo,
PHẠM nghIệp quảng khai giữ mối giềng.
CÔNG quả lớn lao lo cứu chúng,
TẮC tuyên chủ nghĩa Hòa Bình yên.
LVN
(25-05-2023i
Kính Họa Vận : KỶ NIỆM ĐỨC HỘ PHÁP (10/4 Âm Lịch)
KỶ nguyên Đại Đạo Cửu Trùng Thiên
NIỆM Phật Tôn Sư hữu huệ miền
ĐỨC độ thuận hòa tiên học hỏi
HỘ nhân giáo hóa hậu lưu truyền
PHÁP môn chân lý tùy cơ bút
PHẠM luật Hiệp Thiên giữa láng giềng
CÔNG cán tiền khai phong chức sắc
TẮC thời Ngự Mã giáng linh yên…!
MAI XUÂN THANH
May 26, 2026
Mời Xem 1 số Ảnh : HT LVN chuyển
Lễ kỷ niệm ngày ĐỨC HỘ PHÁP QUI THIÊN
Hồi 12:00 AM, ngày 18-05-2023 (ÂL 10-04 Quý Mão), CTS LÊ VĂN CHÚT, QĐTĐ Little Sai Gòn, đã cử hành Lễ Tưởng Niệm ngày ĐỨC HỘ PHÁP Qui Thiên, Đệ Bát Cửu cho Cố ĐH Võ Thành Long, cầu an cho Vị Trần Thị Kim Dung, tại Thánh Thất California, số 8791 Orangewood Ave, Garden Grov, CA 928401,
18 thế dưỡng sinh trị liệu_Đinh Quốc Hùng
18 thế dưỡng sinh trị liệu
Ban biên tập xin giới thiệu bài tập cho sức khoẻ do tiến sĩ châm cứu Đinh Quốc Hùng hướng dẫn .
TS Hùng có giấy phép hành nghề về châm cứu do tiểu bang Californioa, USA cấp. Hiện nay Đinh Quốc Hùng đã nghĩ huu và giải nghệ
Mồi lần tập 3 thế cho đến khi thành thạo rồi tập 3 thế tiếp theo và cứ thế mà luyện cho đủ 18 thế .
Hít vào: Chầm chậm hít vào | Thở ra: từ từ thở ra |
· Khi đưa tay lên | · Khi đưa tay xuống |
· Khi giang tay ra | · Khi khép tay vô |
· Khi đẩy tay ra | · Khi kéo tay vào |
1. Điều tức:
Hai tay dũi thẳng ra và song song với mặt đất. Nhún mình lên xuống nhịp nhàng với hai tay.
Khi tay đưa lên, các ngón tay chỉa xuống đất, lòng bàn tay hướng vào trong thân hình
Khi lên đến tận cùng, ngón tay lật ngược chỉ lên trời, lòng bàn tay hướng ra ngòai trước khi chùn xuống
Hít: khi đưa tay lên
Thở: khi hạ tay xuống và chùn đầu gối
2. Thượng khai:
Đưa tay lên (bàn tay úp xuống) ngang lòng ngực. lật hai bàn tay từ trong ra ngoài, mặt bàn tay đối diện nhau và dang rộng hai tay
Hít: khi đưa tay lên cho đến khi hai tay hoàn toàn mở rộng, lòng bàn tay hướng về trước
Thở: Khi hai tay khép vào giữa và chùn gối khi thấp xuống
3. Cầu Vòng:
Hai tay đánh vòng cung đưa lên đỉnh đầu (1/2 vòng) rồi hạ xuống song song với chân (1/2 vòng còn lại), từ phải sang trái và ngược lại. (tay bên nào chân bên đó duỗi thẳng)
Hít: Hai tay từ bên trái (phải)về bên phải (trái), đưa lên đỉnh đầu. (1/2 vòng)
Thở: Khi hai tay từ đỉnh đầu xuống mặt đất (1/2 vòng còn lại)
4. Phân mây:
Hai tay khuỳnh vào nhau (như ôm 1 vật) với lòng bàn tay hướng lên trời, lưng bàn tay song song với mặt đất
Hít: nâng hai tay lên khỏi đầu theo tư thế đánh cầu vòng
Thở: Hai tay khuỳnh ra đánh vòng xuống và chùn đầu gối
5. Xoay mình đẩy kéo:
Tay phía nào xoay người về phía đó. Xoắn mình càng nhiều
càng tốt.
Hít: khi đưa tay lên, chân ngược với
tay nhón lên và xoay mình (tay phải thì chân trái; tay trái thì chân phải)
Thở: khi kéo tay về , xoay mình lại và dừng lại trước ngực, chân trở về vị trí đứng thẳng
6. Chèo thuyền:
Hai bàn tay ngữa lên trời, đánh vòng lên phía đầu rồi úp lòng bàn tay xuống khi hạ xuống
Hít: khi đưa tay lên , lòng bàn tay ngữa lên
Thở: khi đưa tay xuống, lòng bàn tay úp xuống và chùn chân
7. Xoay mình ngắm trăng 1:
Hít: đưa tay từ phải sang trái trong lúc xoắn người, chân phải nhón lên và lòng bàn tay đối diện mặt
Thở: kéo tay về
Lập lại động tác trên với tay trái.
8. Soi mình ngắm trăng 2:
Làm y như soi mình ngắm trăng1 nhưng thế này tập hai tay 1 lúc
9. Đẩy kéo:
Lòng bàn tay 90 độ với mặt đất khi đẩy ra, xoay và ngữa bàn tay khi rút về
Hít: khi đẩy ra từ trái sang phải hay ngược lại từ phải sang trái. Thân hình phải xoắn.
Thở: khi kéo về
10. Xoay mình xem gương:
Lòng bàn tay hướng vào mặt và phải ngang tầm mắt khi di chuyển
Hít: Tay phải bắt đầu từ bên phải sang trái. Thân hình phải xoắn.
Thở: Tay trái bắt đầu từ bên trái sang phải . Thân hình phải xoắn
11. Bắt cá tung lên trời:
Chân đứng hình chử đinh. Hai bàn tay như kiểu múc nước
Hít: hai lòng bàn tay hướng lên trời, đưa từ dưới lên qua khỏi đầu và chân trước nhón lên
Thở: hai lòng bàn tay hướng xuống đất, hai tay đưa xuống như tóm (grab) con cá và chân sau nhón lên
12. Đẩy sóng:
Hai chân đứng thế bước đi (1chân thẳng với mặt đất, 1 chân 45 độ về phía trước)
Hai tay song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng xuống đất. Thế này thân hình nhịp nhàng như kiểu đập lúa
Hít: hai tay từ ngoài kéo vô và ngã người, bàn chân nâng lên như đánh nhịp nhạ
Thở: hai tay đẩy từ sau ra trước như đẩy sóng biển.
13. Tạt sóng:
Hai chân đứng thế bước đi (1chân thẳng với mặt đất, 1 chân 45 độ về phía trước)
Hai tay dang ra và kéo vào nhưng không vắt chéo, lòng bàn tay đối diện nhau
Hít: hai tay dang ra, chân trước nhón lên
Thở: hai tay khép vào, chân sau nhón lên
14. Nắm tay đấm xoáy kiểu Teakwondo:
Bàn tay nắm chặt theo thế Tea Kwon do
Hít: Tay phải xoay trong lúc đấm từ phải sang trái, chân phải nhón lên
Thở: Tay phải xoay trong
lúc kéo về từ phải sang trái, chân phải nhón lên
Lập lại tư thế này với tay trái:
Hít: Tay trái xoay trong lúc đấm từ
trái sang phải, chân trái nhón lên
Thở: Tay trái xoay trong lúc kéo về từ trái sang phải, chân trái nhón lên
15. Tung bay:
Lòng bàn tay song song với ngực, tay trong, tay ngoài
Hai lưng bàn tay đối nhau khi tung lên trời
Hít: Bắt đầu ở vị trí như khoanh tay , hai tay chồng lên nhau như muốn chạm vai, từ từ dang ra và xoay cho lưng bàn tay đối nhau đưa lên khỏi đầu
Thở: hai tay đưa xuống, chân chùn, hai tay như khoanh tay về vị trí bắt đầu
16. Bẻ lái:
Thế này như vặn tay lái xe.
Bắt đầu bằng tay phải, khi tay phải qua hết bên trái thì chân phải nhón lên;
kế tiếp bằng tay trái, khi tay trái qua hết bên phải thì chân trái nhón lên
Hít: khi di chuyển vòng cung từ thấp lên cao
Thở: khi di chuyển vòng cung từ cao xuống thấp
17. Vòng banh
Tay và chân ngược nhau: tay trái di chuyển đồng bộ với chân phải và ngược lại tay phải di chuyển đồng bộ với chân trái
Hít: tay trái (phải) và chân phải (trái) đưa lên và hạ xuống . Nín thở lúc này (chân chạm đất)
Thở: tay phải (trái) và chân trái (phải) đưa lên và hạ xuống
18. Rũ cánh:
Tư thế nhàn hạ (relaxing). Hai tay ở hai bên thân hình, lòng bàn tay hướng xuống đất
Hít: hay tay di chuyển từ thấp lên trên qua khỏi đầu
Thở: hay tay di chuyển từ phía sau đầu xuống thấp
Sau khi tập xong:
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa đầu
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa trán
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa mũi
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa miệng
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa má bụng
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa tay
xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa chân
Nguồn
Tâm sự NKĐ : HƠN THUA,KHÔN LƯỜNG..SỢ RẰNG..
Mời Xem :
Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023
CÁ NGÁT !
Trang Thơ Trần Chu Ngoc : GÓP NHẶT NỖI BUỒN,MƯA NẮNG MỘT ĐỜI
Mời Xem :
Trang Thơ TranChuNgoc : ĐI QUA MÙA NẮNG HẠ,CÒN ĐÓ NHỮNG NGÀY XƯA, VẺ KỶ NIỆM XƯA
GIÁNG SINH NGUYỆN CẦU - Thơ Duy Anh Và Bài Họa Của Các Thi Hửu
GIÁNG-SINH NGUYỆN CẦU Giáng-Sinh nguyện trước quảng trường nầy Rực rỡ cây Thông đèn đóm đầy. Tiếng vọng tình thương vơi ác chiến Lời truyền ...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...