Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2024

BÙI THO - CHUYỆN TẦM PHÀO CHUYỆN BIA – CHUYỆN RƯỢU)


Khoảng thập niên 1950, có xuất bản một số tập sách nhỏ thường viết một bài vọng cổ hay một tuồng cải lương ngắn như quyển Tô Ánh Nguyệt,…Tôi có đọc một tập, mà phần mở đầu bằng 4 câu vè như sau :
 
***Hiu hiu gió thổi đầu non,
Mấy người uông rượu là con ngọc Ahoàng,
Ngọc hoàng ngồi ngự bệ vàng,
Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi ****.
 
Hai câu đầu coi như tôn vinh người uống rượu. Nhưng hai câu sau thì rỏ ràng nói lên cái tệ hại uống rượu.
Trong cái sự nghiệp uống rượu, ta thường gặp sự khíêu khích thuộc về giới tính, để tung hô một món ăn chơi. Dành cho đàn ông .“Nam vô tửu như kỳ vô phong ,
Rồi đến ca ngợi tôn vinh một nghệ thuật, một thú chơi tao nhã ngày xưa “ Cầm kỳ thi họa “ nay là “ Cầm kỳ thi tửu “ ? cho mang tính hiện đại.
Tửu là rượu, là một chất nước cất có men uống vào kích thích tâm thần đã có từ xa xưa. Nào là “ Tửu nhập tâm, như hổ nhập lâm “ rượu vào người thì con người trở thành mạnh mẻ, như cọp vào rừng ? “Rượu vào lời ra” Uống rượu thì nói nhiều, nói to… dẫn tới nói xằng nói bậy .
Thời vua chúa đã dùng : “ ngự tửu “, trong lễ nghi của tôn giáo cũng có dùng đến rượu “ rượu lễ “. Trong cúng tế có “trà châm “, “tửu châm “ là dâng trà dâng rượu….
Nói riêng về ngự tửu, rượu vua dùng, vua có quyền, dùng bao nhiêu cũng được, thế mà ta thường thấy thể hiện trong các tuồng cổ, khi vua nhắp ba chung rượu nhỏ là say túy lúy rồi ! Rượu nặng hay là cung cách như thế ? có phải đây là chuẩn mực mà vua muốn thế hiện giữa tiệc tùng cùng quần thần, như là một lệnh ngầm chăng ? rượu chỉ được phép nhấp 3 chung thôi ?
Bia được nhập từ phương tây, là nước giải khát lên men, lên men là có độ cồn độ rượu, như vậy bia rượu cùng anh em cùng một họ, ngôn ngữ dân chơi gọi là một “giuộc “ mà thôi.
Tôi nhớ một bài viết trong quyển “ Giáo Khoa Toàn Thư “ được học ở lớp ba có câu chuyện “ một vị thần , đã ra lệnh cho một anh thanh niên thực hiện ba điều : Một là về giết mẹ mình . - Hai là về đốt nhà mình – Ba là uống rượu,
Phải chọn và thực hiện một trong ba điều đó còn không sẽ bị chết.
Anh ta Nghĩ “ mẹ sinh ra ta, nuôi nấng ta lòng nào ta giết mẹ ! Còn nhà mẹ ta, anh em ta sinh sồng, sao lại đốt đi !
Cuối cùng anh ta chọn uống rượu. quá dễ .
Vượt qua cay đắng lúc ban đầu rồi dần dà thấy ngon thấy ngọt, thành ghiền, thành bợm… cuối cùng đốt nhà và giết luôn mẹ mình .
Bài học nhằm nói về sự Độc Hại của Rượu !
Được biết trong thời Pháp thuộc đã cổ súy dân ta uống rượu và thuốc phiện cố làm cho tinh thần người mình bạc nhược để bề cai trị.
Cũng được biết rằng trước đây tại Sài Gòn có nhà máy bia gần Chợ Lớn, trên đường Trần Hoàng Quân nhà máy bia này sản xuất cho cả ba nước Đông Dương là Việt, Miên, Lào thời ấy bia uống không hết.
Ngày nay toàn nước chắc có hơn 100 nhà máy bia sản xuất ra như chừng dân mình uống không đủ? có nhiều người kháo nhau rằng hiện giờ nước ta đứng đầu về uống bia trên thế giới ? Sướng quá phải không ?
Nhớ cái thời tem phiếu, ai hút thuốc lá thì mới bán thuốc lá, ai uống rượu thì mới bán rượu, nên có anh em không hút thuốc cũng ráng bập bập vài hơi trước anh trưởng phòng đới sống, để có tiêu chuẩn thuốc lá tháng gồm 4 gói thuôc thơm ( Sài gòn Giải Phóng, Tam Đảo, Thăng Long ..) và 10 gói thuốc đen ( Hoa mai, vàm cỏ, nông nghiệp…). Đem bán lại cho tư thương cũng được ít tiền.
Còn rượu thì mỗi tháng được một xị. Công việc này đã giúp cho số người hút thuốc và uống rượu gia tăng. Thuốc lá , ngoài thuốc điếu, thuốc gói ta còn thấy thuốc sợi bán kí-lô được gọi là thuốc rê, còn rượu thì một số bà con nấu rượu cung cấp cho thị trường coi như một hoạt động kinh doanh vừa có sản phẩm để bán vừa có phế phẩm là hèm để nuôi heo, nên có một cụm từ ngữ “ nấu rượu nuôi heo “. Rượu thì có rượu nếp, rượu gạo, rượu bắp, rượu củ sắn ( củ mì) có thể nói gạo thiếu chứ rượu không thiếu.
Ở xứ tôi ở cái thời “ bao cấp” khi các loại bia chưa ra đời thì rượu đã chiếm ngự trong các buổi liên hoan, tiệc tùng, cúng giỗ và đám cưới…rượu cũng len vào trường học trong các buổi tổng kết, các buổi trại ngày thanh niện, liên hoan ở các lớp cấp 2 trở lên thì phải có rượu cho quí thấy, đôi lúc học sinh cũng tham gia.
Có giai đoạn nhóm thợ hồ thợ mộc, làm cho một nhà nào đó. Thường thì cuối ngày nhà chủ thưòng chiêu đãi một tiệc rượu nho nhỏ với vài lít rượu,vài dĩa lòng,một nồi cháo… với thâm ý, muốn thợ làm tốt cho căn nhà đang xây dựng của mình, kể cả việc tận dụng thêm sức thợ, vì khoảng gần 5 giờ chiều thấy chủ đã chuẩn bị mâm cỗ thì anh em cố gắng làm tốt, làm thêm để đợi chủ mời , đôi lúc kéo đến 6 giờ mới thấy mời rửa tay uống chén rượu . Và ngày nào cũng thế , thành lệ chiêu đãi. Nhưng quái ác ở chỗ là từ đó tạo ra một đám dân nghiện, bợm rượu…Ở thôn quê cũng không thoát sau giờ đồng áng thì đến với bạn bè, loanh quanh chai rượu. Tôi đã từng nghe tâm sự của những người con gái lấy chồng nước ngoài “…em lấy chồng nước ngoài may ra được đổi đời, chứ trai tráng trong làng lúc nào cũng chè chén say sưa, không chịu làm ăn…”
Uống rượu vì cung cách lễ nghi,vì vui thú.. cũng chỉ nên uống chừng mực. Uống cho đã, cho say trở thành nghiện như ta đã thấy bản thân không tự chủ, gia đinh xào xáo, thiên ha cười chê vậy mà có ai thấy ai biết để chừa ? Buồn cũng uống, vui cũng uống.
Nhớ loại rượu gọi là quí là Minh-Mạng-Thang tạm hiểu là rượu của vua Minh Mạng dùng, bây giờ người ta lại đề cao một chuyện khác, là loại rượu giúp ich trong chuyện phòng the, lại thêm một chiêu bài mới cổ súy cho các đấng mày râu tìm đên rượu ?. Cũng như thuốc ngâm rượu A Ma Công một chế phẩm của một già làng ở Buôn Ma Thuột, tôi đã từng chứng kiến một bà vợ lên tiếng than thở khi thấy chồng mình mua một số thang thuốc trên, nói rằng . “ hễ thấy nó thì cứ tươm tướp mua, mà thấy có được gì đâu ? “
Suốt thời đi học của tôi, chỉ có lúc làm lễ tốt nghiệp cao đẳng Sư Phạm mới được dùng bia trong tiệc chia tay tại quán bò bảy món Duyên Mai ở Phú Nhuận, do thầy Trần Thiện Chu tổ chức. Đó là lần đầu tiên tôi biết được mùi vị của bia, biết được thế nào là say rượu, dù hôm đó đâu có uống được nhiều .
Bây giờ ra đường đâu đâu cũng thấy nhậu, ở vỉa hè ở quán cóc, ở nhà hàng..mồi thì bò, gà, heo rửng, dê, ốc, rắn, ếch nhái, cá mực, Món uống gồm : Bia ngoài hàng trăm loại bia đóng chai đóng hộp còn có thêm bia hơi bia tươi., bia đen bia đỏ…
Rượu thì cũng chẳng kém rượu mạnh có Whisky, vang của Mỹ, Pháp, Chi lê, Úc… rồi Vodka, Đế vương, Sa Kê, Men’s ,, Rượu nhẹ có champgne, rượu Sữa Baileys
Rượu đế, có đế pha Artichaud, pha máu rắn, máu dê. Rượu ngâm thì có chuối hột, rể đinh lăng, rắn, cao hổ cốt..nhộng ong, thuốc bắc, thuốc nam, thập toàn đại bổ, củ sâm, mới đây có thêm một danh tửu nữa là rượu Đông Trùng Hạ Thảo…
Rượu đế thì có rượu gạo rượu nếp, nếp than, bách nhật, …và một loại rượu gì mà được gọi tên “ ông uống bà khen”.. ôi thôi đủ thứ. Tên tuổi thì nghe nhắc đến ngoài Bắc có rượu làng Văn , Bình Định có Bầu Đá, Long An có Gò đen, Cần thơ có Xuân Thạnh, Tây Ninh có Bầu Đồn….Còn phải kể đên rượu Chanh, rượu gừng, rượu mít, rượu sim, rượu dâu tằm, rượu tỏi
Từng đó bia từng đó rượu đủ để kích thích tò mò của tuổi trẻ, thỏa mãn ở tuổi cao, cho nên phong trào bia rượu của ta càng ngày càng phát triển, đang là lúc cao trào..
Nói về rượu rắn, là rượu ngâm với rắn có loại “thất xà hay Cữu xà “ rượu ngâm có 7 hay 9 loại rắn. Chuyện kể rằng: cuối cùng cuộc nhậu trong một quán đặc sản rắn là một cuộc ẩu đả tán loạn, người thì mồm hét, tay thoi, chân đá loạn xạ…rồi bổng cả đám ba chân bốn cẳng bỏ chạy ra sân hết, vì trong lúc đánh đâm túi bụi đó một chiếc ghế đẩu hay vật gì đó ném trúng cái thẩu rượu to vở tan thì mấy con rắn nào là hổ mang, lục, mai gầm,… vùng ra loằn quăn bò tứ phía. Khi định thần nhìn kỷ thì ra đó là những con rắn ấy bằng cao su, lần này thì hận thù hai bên được hóa giải, hai bên cùng bắt tay hè nhau vào phá tan tành cái quán mà trước giờ họ uống toàn rượu rắn giả.
Ngoài các dịp dùng đến rượu bia như nghi thức cúng tế cưới hỏi, tiếp tân xã giao uống có tính chừng mực, ngoài phạm trù đó thì đều được xếp vào hàng ăn nhậu cả. nào là đám giỗ, đám cưới, Thôi nôi, đầy tháng, sinh nhật, tân gia… hình như chưa đủ còn sinh thêm những hoạt động mới như rủa xe mới mua, hấp hôn ( kỷ niệm cưới nhau) luân phiên nay anh A mai anh B..nhất là vào ngày thứ bảy cuối tuần quan chức nhà nước chủ nhật nghĩ , xả láng . Thợ thầy tích cực làm việc trong một tuần, ngày cuối lảnh lương chủ thâu chiêu đãi, cũng xả láng. Sau tiệc nhậu là karaoke’ là tươi mát…. Khốn nỗi, ở các trường học thường họp phụ huynh vào sáng chủ nhật, các đấng mày râu sau thời ăn nhậu vui vẻ đêm qua làm sao dự họp được ? thế là các bà mẹ phải đi, tội cho các bà quá nào là cơm áo gạo tiền bây giờ thêm cái công việc lẽ ra người chồng phải làm là chuyện học hành cho con. Quá tội !
Có phải uống rượu là đặc quyền của đàn ông thời bây giờ ? là một nhu cầu không thể thiếu cho những người công nhân viên chức ? về khoản tiếp khách ?Tôi đã nghe những phân trần than thở “ khổ quá tiếp khách hoài, ngày nào cũng bia rượu….không biết uống rượu thì làm sao làm việc được ? Rồi cụm từ văn hóa , có văn hóa du lịch, văn hóa trà, văn hóa biển, văn hóa giao thông, bây giớ là văn hóa ăn nhậu.
Trước đây nghe nói có bàn đến quốc phục, quốc hoa và kèm theo quốc tửu chưa ngã ngũ ra sao nhưng cái đường ăn nhậu đang trên đà phát triển quá dữ dội, đâu đâu cũng thấy nhà hàng, quán nhậu…trên ti vi , phim ảnh lúc nào cũng có ảnh uống rượu, nhậu nhẹt… hình ảnh bạn bè trao nhau qua ảnh chụp ảnh rửa, qua facebook thường ngồi trong bàn tiệc không cầm chai thì cũng nâng ly… như chừng bia rượu nó dính chặc vào người mình rồi. Thế là rượu bia đã ngập tràn mọi ngóc ngách của cộng đồng, bất kể nàm phụ lão âu, bất kể công tư, bất kể thời gian không gian,
Tôi bổng nghĩ đến một đại gia đình vô cùng hạnh phúc với Tứ Đại Đồng Đường, trong một ngày giỗ tổ, Hàng ông cố uống rượu đông trùng hạ thảo, hàng ông nội thưởng thức rượu sâm nhung, hàng cha mẹ chơi Whisky, Champagne, các con thì bia Tiger, hennecken.. các cháu thì rượu sữa .Baileys.
Thiệt là vui !
*BÙI THO.
<ảnh muợn trên mạng>

 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÙI THO - CHUYỆN TẦM PHÀO CHUYỆN BIA – CHUYỆN RƯỢU)

Khoảng thập niên 1950, có xuất bản một số tập sách nhỏ thường viết một bài vọng cổ hay một tuồng cải lương ngắn như quyển Tô Ánh Nguyệt,…...