Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

Phan: CÁI ĐIỆN THOẠI LÀ CỦA SA TĂNG (T.Vấn Và Bạn Hửu )

 

               Ám Ảnh Thời Đại – Tranh: www.vice.com

V ợ chồng bạn tôi có ba đứa con nên nhà họ có năm cái điện thoại là chuyện bình thường trong đời sống bây giờ, nhưng nhìn kỹ lại không bình thường khi ba đứa con còn quá nhỏ. Đứa con gái lớn chừng mười ba tuổi nên đã có phản kháng khi cha mẹ đụng đến cái điện thoại của nó. Phản kháng nghĩa là hơn phản ứng, phản ứng là biểu hiện qua thái độ không muốn, nhưng phản kháng là thái độ kèm theo lời nói, đại khái như, “ba (hay mẹ)… sao coi điện thoại của con?” với vẻ khó chịu, nét mặt không vui. Con bé đã tự cho phép bản thân quyền sở hữu và quyền riêng tư về cái điện thoại của nó. Và phản ứng của cha mẹ nó (được xem là văn minh) với câu trả lời, “ba (hay mẹ) xin lỗi. Ba (hay mẹ) chỉ muốn xem lại bức ảnh gia đình mình chụp chung hôm trước ở nhà thờ…”

   Xét cho cùng tôi chỉ là người quen biết nên không tiện can thiệp vào chuyện riêng của gia đình họ. Nhưng tôi có quyền đặt câu hỏi, dù câu trả lời không hề được nói ra nên chỉ coi như suy nghĩ riêng tôi về việc nội dung bên trong cái điện thoại của cô bé mưới ba tuổi kia chứa đựng những gì? Mở con mắt tâm lý học ra để nhìn thì cá tính một con người bất kể giới tính, tuổi tác đã lộ ra ngoài một nửa thì cô bé này năng động, thích khám phá nhưng không có người quản lý chủ đề lứa tuổi được cho phép, nên khám phá của cô bé khá đáng ngại. Nhưng quyền tư hữu cái điện thoại từ đầu đã không được áp đặt, quy định rõ ràng từ cha mẹ. Nên có những nửa đêm về sáng, người mẹ phải rón rén qua phòng con xem nó ngủ chưa hay cứ miệt mài với cái điện thoại. Những lời cảnh cáo, trách mắng không có tác dụng, và việc tịch thu lại cái điện thoại là không thể vì tuổi này, nó có thể tự tử nếu bị tịch thu cái điện thoại. Ngưới mẹ chỉ còn cách xuống nước van xin, “khuya quá rồi con. Ngủ đi để mai còn đi học…” Câu trả lời không phải là “dạ mẹ” cũng không cự cãi cho mất thời gian nó đang say đắm với cái điện thoại. Hôm sau nó xin ba thay ổ khoá phòng nó để bên ngoài không tự ý mở cửa phòng nó được. Dĩ nhiên là ba nó không cho vì ai hiểu mẹ nó hơn ba! Cuối cùng nó sáng tạo ra cách dùng đồ vật trong phòng, tấn cửa lại từ bên trong cho bên ngoài không mở được. Mẹ nó chỉ còn biết đứng ngoài gõ cửa, việc nó mở hay không là tùy nó!

   Đứa em kế chín tuổi, thuộc loại người ít nói, không thích giao tiếp với bất cứ ai. Cô bé này không cự cãi cha mẹ nhưng thường thể hiện cá tính ương bướng, ai nói gì nói, nó chỉ biết làm theo ý nó. Nên mới chín tuổi đầu mà đêm cuối tuần thức với cái điện thoại tới sáng là thường. Ngày hôm sau ngủ đến mặt trời đứng bóng còn chưa muốn dậy để đi lễ nhà thờ. Nếu không quát nạt ép nó ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, đi tắm… thì nó không cần ăn vì không dứt ra được cái điện thoại. Dù biểu hiện cho thấy con bé này mê vẽ, mê nhạc, mê phim hoạt hình, chơi game không nhiều, chưa tò mò về những trang mạng người lớn.

   Đến đứa con trai út là ông vua con trong nhà, mới năm tuổi đã sở hữu một cái điện thoại vì không cho nó cái điện thoại riêng thì nó chiếm đoạt cái điện thoại của mẹ để chơi game bất kể ngày đêm sớm tối. Nó kè kè cái điện thoại bên người từ thức dậy tới đi ngủ, đem cả cái điện vào nhà tắm khi bị bắt đi tắm vì nó đã biết cái điện thoại của nó không vô nước. Nó chìm đắm trong game từ khi còn quá nhỏ, cũng không ai biết tương lai về sau ra sao của một con người không thèm giao tiếp với ai, không quan tâm tới bất cứ chuyện gì từ khi còn quá nhỏ. Trẻ con thường quan sát xung quanh để hiểu biết bằng muôn vàn câu hỏi làm nhức đầu người lớn, nhưng thằng bé này không quan tâm thế giới xung quanh. Bảo ăn thì nó ăn cho mẹ không làm phiền nó nữa, việc ăn món gì nó không quan tâm là tô cơm thịt kho hay miếng pizza. Nó không quan tâm đến quần áo giày dép trên người nó, tóc nó đã dài hay còn ngắn là việc của mẹ nó lo.

   Cha nó là người như thế nào mà để con cái còn nhỏ đã quá tự do với cái điện thoại? Anh ta đi làm thì không biết có xài điện thoại nhiều như ở nhà, nhưng ở nhà anh cũng dính với cái điện thoại suốt, anh ở nhà với cái điện thoại chứ không phải vợ con vì không đủ thời gian theo dõi thị trường chứng khoán, không kịp lên tiếng với nhóm bạn facebook đang bị nhóm cà chớn khác cà khịa, không đủ thời gian để xem vụ bê bối tình dục của chính khách mà anh không ưa, không theo dõi hết được viêc ăn chơi trác táng của nhóm đại gia trong nước mới nổi… Anh đã lên “phây” thì như người lên đồng bóng, thế giới thực bỏ mặc. Khi vợ lớn tiếng nhờ giúp anh mới can thiệp vào chuyện mấy đứa con, “Con có mẹ nói gì không? Tắt cái phone, đi tắm cho ba… (đi ăn cho ba)…” Anh liền trở lại với cái điện thoại trên tay anh. Con anh có đi tắm, đi ăn hay không thì trời biết đất biết chứ anh không biết.

   Vợ anh làm việc tại nhà nhưng cũng khá bận rộn với công việc đòi hỏi tính sáng tạo, người làm nghệ thuật thường thích yên lặng để tập trung nên tai chị bịt kín cái tai nghe để thoát ly ba con với một chồng còn thêm con chó phá như giặc, cắn xé lung tung. Nhưng đàn bà giỏi hơn đàn ông là khả năng làm hai, ba việc một lúc nên chị vừa làm việc vừa trò chuyện với người thân, bạn bè bên Việt nam, Mỹ, Úc, Canada… toàn cầu trong cái tai nghe nhỏ xíu chỉ chừa cái gia đình năm người năm điện thoại với một con chó không có trong mắt chị.

   Vấn để là đã nhiều năm qua, gia đình ấy vẫn tồn tại và phát triển như có phép màu cùng năm cái điện thoại ngày càng tinh vi hơn, thông minh hơn, pin lâu hết hơn… chỉ tội nghiệp con chó chết rồi.

   Đến cái điện thoại trong hãng xưởng, chẳng hãng xưởng nào cho dùng điện thoại trong giờ làm. Dĩ nhiên là không cấm tuyệt đối được vì cô giáo gọi cho cha mẹ đón con về nhà khi chưa hết ngày học vì cháu đã bị cảm cúm, cô giáo không giữ học sinh có triệu chứng cảm cúm trong lớp học để tránh lây lan. Hãng xưởng chỉ yêu cầu người có điện thoại khẩn cấp thì rời chỗ làm để nói điện thoại. Nhưng chẳng lẽ một người đi làm mà mỗi tiếng đồng hồ lại có điện thoại khẩn cấp nên việc lén xem điện thoại trong giờ làm không phải hiếm, không ít người bị cho thôi việc vì dùng điện thoại quá nhiều trong giờ làm, tại chỗ làm. Nên có người nghỉ hãng đang làm đi hãng mới lương thấp hơn một chút nhưng dùng điện thoại trong giờ làm không quá khó khăn. Cho thấy cái điện thoại ngày càng không thể thiếu trong đời sống thường nhật của con người, bất kể là ai.

   Đi làm hãng mới biết người làm chung hỏi mượn cái điện thoại để gọi cho người nhà như hồi mới có điện thoại di động, rồi dặn khi điện thoại anh reo thì cho em hay nha! Nửa tiếng, một tiếng sau điện thoại reo, cho cô ấy hay để cô ra cửa hãng lấy cái điện thoại hồi sáng đi làm cô ấy để quên ở garage nên phải gọi chồng hoặc con đem cái điện thoại đến hãng cho cô ấy. Nhưng cô ấy không chơi chứng khoán bao giờ, không thuộc nhóm khủng bố nào để cần điện thoại 24/24 để nhận chỉ thị của trùm khủng bố. Cô ấy càng không buôn bán chất cấm, hay buôn người gì hết, chỉ đơn giản cô ấy là Phật tử trong thời mạt pháp nên Phật tử chùa này không thể thua kém chùa kia, ngay trong chùa nhà thì nhóm Phật tử này cũng không chịu lép vế với nhóm Phật tử khác nên cần liên lạc với nhau 24/24 để kịp thời đối phó…

   Cái điện thoại trong nhà tôi. Một hôm tôi mua cái laptop mới vì cái cũ đã hơn hai mươi năm, bàn phím không còn thấy chữ, tắt tiếng đã lâu, màn hình lúc ẩn lúc hiện phù hợp cho việc viết kịch bản phim kinh dị. Đứa con lớn về nhà, thấy cái laptop mới của tôi, nó hỏi tôi mua bao nhiêu tiền? Sau đó nó bấm điện thoại một lát và nói với tôi, “Con đã mua cho bố cái laptop khác, cái này bố đem trả đi vì bố mua mắc quá mà cái laptop cũng không tốt. Người ta sẽ phạt bố 15% vì trả lại đồ điện tử, nhưng chịu thôi vì bố mua quá mắc và đồ không tốt. Từ nay, bố muốn mua gì thuộc về đồ điện tử thì cho con hay, con mua cho bố. Bố đừng tự mua nữa, vừa mắc, vừa dở.”

   Nó nói rồi trở vô nhà ăn uống, trò chuyện với mẹ nó. Tôi ngồi ngoài patio vui buồn lẫn lộn. Mới hồi nào mình nghiên cứu rồi theo dõi giá cả, tới cửa hàng đại hạ giá thấp nhất rồi thì lặn lội bao xa cũng đi mua cho con máy game Nintendo về chơi bắn vịt, hay cha con cùng nhau chơi game Mario cũng vui lắm. Khi thì săn tìm cái máy nghe nhạc, chiếc xe đua đồ chơi điện tử tốt đẹp nhưng giá cả phải chăng cho con nhưng tiết kiệm tiền cho bố. Nay con đã vô hình chung bảo bố già rồi, đã đến lúc con lo cho bố. Rồi không lâu sau nữa, nó đem chính cái laptop của nó về nhà cho bố luôn vì nó không sử dụng nữa. Với nó bây giờ, tất cả chỉ cần cái điện thoại là xong hết. Đơn giản, nhỏ gọn nhưng nhanh lẹ và mạnh mẽ là đủ cho thời đại của nó.

   Tôi ngồi mày mò cái laptop con không xài nữa nhưng với tôi lại quá hiện đại tới không biết đường đâu mà mò với quá nhiều “công năng đặc dị” tôi còn chưa biết tới. Chợt nghĩ đến việc: Nếu con người hiện tại không có cái điện thoại thông minh thì thế giới này ra làm sao? Xét về mặt tiện ích thì đời sống hiện đại không thể thiếu cái điện thoại thông minh cho mỗi người. Nhưng trước đây cái điện thoại thông minh chưa ra đời thì loài người vẫn sống, xã hội vẫn phát triển. Mặt hại của cái điện thoại thông minh là làm cho con người ỷ lại vào nó, bằng chứng là hồi xưa, ai cũng nhớ được vài số điện thoại của người thân để khi cần liên lạc thì ghé điện thoại cộng cộng gọi. Ai cũng nhớ được vài địa chỉ nhà của người thân. Bây giờ rơi mất cái điện thoại, mượn điện thoại của người khác thì lại không nhớ số điện thoại của người thân để gọi. Mỗi lần muốn đến nhà bạn thì bảo họ gởi cho địa chỉ nhà qua điện thoại, rồi bấm GPS và lái xe đi. Lần sau muốn đến lại yêu cầu gởi địa chỉ nhà y như lần trước. Theo khoa học thì bộ phận nào không xài trong cơ thể sẽ thoái hoá, vậy loài người đã thoái hoá trí nhớ đến đâu rồi từ khi có cái điện thoại thông minh?

   Nghĩ như vậy không sai nhưng chưa hết hai mặt lợi hại của cái điện thoại thông minh bây giờ! Nó hữu ích, giúp đỡ nhiều cho con người trong đời sống thường nhật. Qua cái điện thoại thông minh trong tay, chúng ta có thể biết hết mọi nẻo đường trong thành phố, trên cả nước, thậm chí là toàn cầu. Biết thời tiết khắp nơi, biết tiền trong nhà băng của mình còn bao nhiêu, có đủ trả tiền nhà, tiền xe, tiền điện nước, thẻ tín dụng… khi đã đến ngày tự động thanh toán. Một người quen, người thân vừa qua đời trong nước thì bên đây địa cầu chúng ta đã hay tin…

   Nhưng ai làm ra cái điện thoại thông minh? Ngoài ý nghĩa giúp ích cho đời sống con người, người sáng tạo ra cái điện thoại có mục đích gì khác?

   Hãy suy nghĩ từ vi mô tới vĩ mô trong thời đại toàn cầu hoá này. Vì sao phải toàn cầu hoá thay vì nhiều xã hội, nhiều chủng tộc, nhiều nền văn hoá khác nhau đã tồn tại trên hành tinh hằng nhiều ngàn năm. Văn minh nhân loại phát triển hài hoà với tự nhiên, vũ trụ đã không làm biến đồi khí hậu như bây giờ thì sao phải toàn cầu hoá là nối kết các xã hội lại với nhau, cùng nhau phát triển; nối kết nhiều dân tộc lại với nhau để không còn phân biệt chủng tộc; nối kết nhiều nền văn hoá lại với nhau để không còn sự khác biệt văn hoá… Nghe như chung tay xây dựng một xã hội đại đồng cho đến cuối cùng là không còn đường biên giới giữa các quốc gia để không còn di dân lậu, không còn đặc trưng của nền văn hoá nào nữa, không còn tôn giáo để các cuộc thánh chiến không diễn ra nữa. Nhìn vào mô hình ấy có phải là thiên đường cộng sản? Con người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu là tột đỉnh của văn minh nhân loại. Nhưng sao chủ nghĩa cộng sản lại đi kèm với từ “không tưởng”? Thử nhìn vào đất nước văn minh, giàu có, khoa học kỹ thuật đi trước thời đại như Hoa Kỳ thì những người không làm gì cả ngoài việc thụ hưởng phúc lợi xã hội có ăn ngon ngủ yên không, hay ăn trong lời nguyền rủa, ngủ trong ác mộng bị coi thường, khinh khi từ những người đóng thuế. Xã hội không tưởng là xã hội đạt tới tột đỉnh nhân văn, nhân bản tới làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Nhưng không tưởng là không có, Không ai chấp nhận được một xã hội chỉ gồm hai loại người là những người không làm gì cả và những người đi làm, đóng thuế để nuôi những người không làm gì cả. Nghĩa là không thể cộng sản, không thề toàn cầu hoá. Và nói ngược lại, toàn cầu hoá là ngụy lý, là thuyết âm mưu.

   Vậy giải thích làm sao cho một người, nhóm người chủ trương toàn cầu hoá. Mục đích xây dựng xã hội đại đồng, đem đến cuộc sống hoà bình và hạnh phúc cho nhân loại có bao nhiêu phần trăm khả tín, bao nhiêu phần trăm là những tham vọng bá quyền, mưu đồ đen tối, phi thực tế với bản năng sinh tồn của con người là nuôi sống bản thân, không có người ngồi mát xơi bát vàng. Bản chất của con người là ích kỷ, Chúa, Phật dạy mấy ngàn năm rồi về sự chia sẻ thì loài người vẫn tồn tại một phần trăm dân số thế giới chiếm giữ chín mươi phần trăm tài sản của địa cầu này. Một phần trăm ấy không những không chia sẻ mà lại còn muốn thống trị đồng loại, loài người thành một thứ tài sản của riêng họ như sở hữu nô lệ thời nô lệ.

   Đi thêm một bước là đặt giả sử một nhà tài phiệt giàu có, có thể dùng tiền mua một hòn đảo và sau đó tuyên bố độc lập, thành lập một quốc gia thì nhà tài phiệt đó muốn trở thành vua hay tổng thống tùy ý. Nhà tài phiệt giàu hơn nữa có thể mua một châu lục để trở thành vua nước lớn. Nhưng ở đây, họ muốn thống trị địa cầu và nhân loại, muốn làm bá chủ hành tinh này. Một nhà tài phiệt không đủ sức thì họ hợp sức nhau lại để chinh phục loài người trước, rồi họ cắn xé nhau sau để chỉ còn một bá chủ toàn cầu là mục đích của toàn cầu hoá!?

   Để thực hiện, trước hết họ phải tạo ra một cái gì chung cho toàn nhân loại gồm nhiều dân tộc khác nhau, nhiều nền văn hoá khác nhau nhưng đổng thuận hơn ngàn ngàn năm của lịch sử nhân loại đa sắc tộc chỉ có chiến tranh và những đường biên giới. Cái chung đó chính là cái điện thoại di động, điện thoại thông minh. Nhìn chung về cơ cấu của cái điện thoại chúng ta đang sử dụng đã đủ sức thuyết phục mọi người trên hành tinh vì nó trả lời được hầu hết những thắc mắc thông thường trong đời sống con người từ tài khoản ngân hàng tới thanh toán giao dịch, quan hệ xã hội, vấn đề tâm linh, thời tiết và vân vân… Nhưng cuối cùng của một âm mưu lớn vẫn không tốn đồng xu nào, thậm chí còn thu lợi kếch xù từ người tiêu dùng vì điện thoại phải mua bằng tiền, phải thuê bao số điện thoại, internet mới xài được. Một dịch vụ béo bở vào tay nhà mạng, một thành công to lớn hơn lợi nhuận tiền tài là làm thay đồi được nhận thức của nhân loại. Chiếc điện thoại thông minh chỉ cần hai thập niên đã thành công trong việc chồng nói vợ không nghe, cha nói con không nghe, thầy trụ trì nói Phật tử không tin, cha xứ nói, giáo dân… hỏi lại cái điện thoại sau lưng ghế nhà  thờ. Mục sư nói với tín đồ, chờ tôi một chút để xem lại… bằng cái điện thoại. Có phải nhân loại đã hợp nhất thần linh là cái điện thoại thông minh trong tay chúng ta bây giờ? Đã bao nhiêu ngàn năm con người tin vào sự công bằng, bác ái của các vị thẩn thì nay các vị thần phải tin vào sự cho phép của cái điện thoại thông minh! Cái điện thoại nói Chúa không có thật thì Thiên Chúa Giáo mấy ngàn năm cũng bằng không. Phật là giai thoại không có thật thì bao nhiêu Chư Phật cũng bằng không. Thánh Alla là tưởng tượng của các giáo sĩ Hồi giáo thì thánh Alla cũng bằng không khi loài người mặc nhiên tin vào cái điện thoại hơn thần thánh. Quan hệ gia đình, xã hội đều được kiểm chứng lại bằng cái điện thoại. “Ông xã tôi nói, nhưng trên mạng nói khác!” ; “Cha tôi nói… nhưng trên mạng nói khác…” ; “Bạn tôi nói… nhưng tôi coi lại trên mạng không phải vậy!” ; “Con tôi nói… không đúng với những trang mạng tôi đã xem qua…” Loài người đã nghiện điện thoại từ bao giờ, không khác gì người Anh, người Pháp đưa thuốc phiện vào đất nước Trung hoa để người dân Trung hoa chỉ còn biết thuốc phiện là trên hết, không còn sức chống đối, đấu tranh gì nữa khi đầu óc cả một dân tộc lớn mơ hồ trong thuốc phiện. Thì hôm nay của chúng ta là toàn nhân loại bị cái điện thoại thông minh thao túng.

   Trở lại với thế lực ngầm toàn cầu, có phải họ là chủ nhân của cái điện thoại thông minh. Họ không cần những đoàn quân viễn chinh đi chinh phục thế giới vì nhân loại đã hoàn toàn bị khuất phục,  tin vào cái điện thoại do họ làm ra thì bây giờ điện thoại nói Chúa không có thật thì mọi người tin Chúa không có thật. Phải chăng qua cái điện thoại họ đã chinh phục được loài người đến không có người chống đối, không có thế lực thù địch, không có phản động gì hết vì người, (ai) chống đối lại cái điện thoại sẽ bị chính những người xung quanh tiêu diệt kẻ chống lại cái điện thoại. (Không cần người chủ của cái điện thoại, người làm ra cái điện thoại, người âm mưu từ cái điện thoại ra tay.)

   Con người đã mất hết khả năng tư duy độc lập vì cái điện thoại đã hoàn  thiện hoá niềm tin của con người, cái điện thoại đã làm thay đổi xã hội loại người từ gốc rễ mỗi người là một chủ thể độc lập còn lại hai loại người là tin vào cái điện thoại và không tin. Người sở hữu cái điện thoại không quan trọng lắm về khoản tiền bỏ ra mua nó vì niềm tin sở hữu cái điện thoại là sở hữu trí tuệ nhân loại. Không ai hỏi ông Phật vì sao ông đi tu, vì sao ông đắc đạo? Niết bàn là nơi không có gì sao ông bất chấp sinh mạng để đến được đó… Tâm lý con người là không hỏi mà tôn thờ những dị biệt. Không ai hỏi quái vật dưới biển cả, trên núi cao từ đâu đến nhưng sẵn lòng lập miếu thờ để cầu an. Không ai hỏi cái điện thoại vì sao có, từ đâu đến, với mục đích gì? Sao cái điện thoại thông thái, hiểu biết tới không chừa cho ai một chút kiến thức… Họ thờ điện thoại, vài người không tin sẽ bị giập tắt, chết ngắc vì bị xem là vô thần. Cái điện thoại bây giờ là thần của các thần. Chúa bảo không nghe thì cái điện thoại có thể biến Chúa thành kẻ thù của nhân loại, Phật là hiểm hoạ của tương lai nếu không nghe lời cái điện thoại… “Tôn giáo là thuốc độc” Mao Trạch Đông nói câu ấy để đập chùa phá miếu bằng tay chân cuồng tín vô thần. Hôm nay cái điện thoại vô thần tinh vi hơn và thuyết phục hơn nên loài người ngoan ngoãn.

   Những đứa trẻ hơn mười tuồi thì hiểu biết bao nhiêu về giới tính nhưng qua cái điện thoại chúng hiểu về giới tính phi truyền thống; nhưng chủ nhân không lộ diện của cái điện thoại có đủ phương tiện truyền thông trong tay để những đứa trẻ tự tin là chúng suy nghĩ đúng, chúng có quyền chọn lựa giới tính mà không cần sự cho phép của cha mẹ hay bác sĩ chuyên khoa nào hết. Nhìn sâu vào vấn đề sẽ thấy sự hủy diệt loài người bắt đầu từ cái điện thoại thông minh đưa ra chân lý không cần chứng minh. Người ta hạch sách một ứng cử viên tổng thống, bắt phải hứa; rồi theo dõi sau khi đắc cử xem tổng thống có làm đúng lời hứa khi ra tranh cử không? Tổng thống loạng quạng là đưa ra quốc hội truất phế. Nhưng có ai hỏi cái điện thoại về những thông tin nó đưa ra, nguồn gốc của thông tin từ đâu? Ai chịu trách nhiệm với những thông tin chắc như đinh đóng cột nhưng không có chứng minh đi kèm!

   Theo KiTô Giáo, thân thể chúng ta là do Chúa tạo ra, tín đồ không được quyền tự hủy hay tự tử; Người KiTô giáo không được phá thai vì sinh linh trong bụng mẹ do Thiên Chúa tạo ra… Lời Thiên Chúa nói chỉ là lời nói, chính con người nâng lời nói ấy lên thành chân lý vì đúng đắn và nhân bản, chân lý ấy được loài người chứng nghiệm nên tôn thờ Thiên Chúa. Vậy hôm nay ngoài Sa tăng thì ai cổ xúy phá thai tự do. Ai đẩy lên sân khấu chính trị con qủy cái cười hô hố hô hào phá thai? Giết người đã không được tôn giáo nào chấp nhận thì việc người mẹ giết con mình ngay trong bụng mình là tội ác gấp bao nhiêu lần, nhưng không bị trừng phạt bởi pháp luật của Sa tăng cho phép phá thai. Hãy nhớ lại bao nhiêu người phụ nữ từng phá thai mà ta biết được, rồi trả lời cho mình thôi để thể hiện sự văn minh, những người phụ nữa ấy có kết quả tốt không? Tại sao ta nói, “không ai được quyền giết tôi.” Điều ấy đúng. Vậy trả lời đi, “Tại sao tôi được quyền giết người. Đặc biệt là con tôi trong bụng tôi?” Tất cả các tôn giáo hiện hữu trên hành tinh đều lấy “sanh” làm trọng để dĩ hoà vi qúy trong cuộc sống cộng sinh của nhân loại thì những người thờ Sa tăng đều lấy “giết” làm trọng, củng cố uy quyền và áp bức, áp đặt người khác. Họ mang nghiệp quả gieo gió gặt bão, ác lai ác báo. Những kẻ giết người phải đền mạng trong vũ trụ không bằng cách này thì cách khác diễn ra, giết con mình sẽ đền mạng hai ba kiếp luân hồi trong vũ trụ này. Có lọt sổ địa ngục đi đầu thai thì cũng sảy thai hay chết ngộp trong bụng mẹ năm lần bảy lượt không sinh ra đời nổi. Đau đớn vô biên, tội một lần gây trả vô lượng kiếp cho việc giết con mình trong bụng.

   Nhưng nhân loại đã cải đạo sang thờ cái điện thoại của Sa tăng nên họ làm chủ thân thể họ, có quyền phá thai, có quyền chuyển đồi giới tính theo ý muốn. Họ thờ điện thoại nên không còn nhận thức ý muốn không phải của họ mà của Sa tăng.

   Bước tiếp theo sau sự thành công của điện thoại là đè bẹp tôn giáo với sự ra đời của AI và ngày càng phát triển nhanh, mạnh làm cho con người ngày càng vô thần vì mất tự chủ khi thấy AI có sức làm việc không ngơi nghỉ, sự thông minh bỏ xa các vị thần thì con người tin ai có lợi hơn? Rồi đây con người muốn chuyển đổi giới tính không cần chất vấn bản thân về đạo đức, tính người, tôn giáo, không quan tâm ý kiến của cha mẹ khi bản thân đã thuộc về cái điện thoại thông minh với AI chủ đạo. Nó bảo làm đi thì làm. Nó bảo không thì không. Một ngày nó bảo giết chết cha mẹ mày đi vì thông tin nhập vào cho AI là người cha khó tính, người mẹ khắt khe. Vậy là người thờ thần điện thoại ra tay không suy tư về AI cũng chỉ là sản phầm do con người tạo ra. Người ấy là ai mà truy cùng giết tận con người? Người ấy là ây-ai cũng là “ai” theo tiếng Việt.

   Nhân loại đã bước sang kỷ nguyên nô lệ tự nguyện thì trách ai khi con người tự tìm đến sự nô lệ cho bản thân mình. Người thanh niên bên Trung quốc bán thận để lấy tiền mua cái iPhone. Bên nước Mỹ giàu có hơn thì nhà bao nhiêu người có bấy nhiêu cái điện thoại, thậm chí có người sở hữu tới ha, ba cái… Với một người hoài cổ không đáng tin đang viết bài về cái điện thoại của Sa tăng, nhưng lý lẽ của người này đưa ra có đáng suy nghĩ không? Nếu suy nghĩ kỹ rồi thì quan tâm đến đâu khi bữa cơm trong gia đình vẫn ăn chung món, ngồi chung bàn, nhưng mỗi người dán mắt trên cái điện thoại trước mặt khi từ những đứa bé bây giờ đã bán linh hồn cho chiếc điện thoại, người lớn dành thời gian cho chiếc điện thoại nhiều hơn cho con cái, gia đình; ông già bà cả tới đâu cũng hỏi password internet ở đó để khoe quan hệ của họ trên mạng xã hội với mọi người, nhằm chứng tỏ họ già nhưng không tuột hậu. Đúng vậy, cuộc chinh phục toàn nhân loại của cái điện thoại thông minh đã thắng, sự toàn thắng vẻ vang nhất của Sa tăng.

Phan


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

GIÀN BẦU TRƯỚC NGÕ , TG : Nguyễn Ngọc Tư

Tôi không thích khi cưỡi xe vào tận thềm nhà lại phải rạp mình dưới giàn bầu ấy. Chị và mẹ tôi lại ngại tóc rối. Cha tôi khó chịu khi phải d...