Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015
Chia và Chung - Bút Nguyên Tử
Nhiều người và ngay nhiều cơ quan ngôn luận (báo, đài) thường dùng chia vui khi chúc mừng một điều gì đó. Kiểu nói năng này không ổn.
Thường khi gia đình người ta có tang ma, mình tới hoặc gởi lời chia buồn (phân ưu). Người ta gặp chuyện buồn lớn, mình chia sớt, giảm nhẹ bớt nỗi buồn cho họ. Khi người ta gặp chuyện rủi ro khác, mình cũng tìm cách an ủi, giảm thiểu nỗi buồn lo cho họ nhưng không gọi là chia buồn. Chia buồn chỉ dùng trong việc tang ma.
Người ta (hoặc mình) có chuyện vui, mình (hoặc người ta) được mời hay tự động tới chung vui. Gọi chia vui không hợp vì chia tức là bớt của người ta. Cái vui ai cũng muốn mà muốn thật nhiều, không bao giờ đủ, không bao giờ thừa, mình tới chung vui, đem vui thêm vào để vui được nhiều hơn. Bớt cái vui của người ta, chia vui thì không ổn chút nào, phải gọi là chung vui.
Thành ngữ “chia ngọt sẻ bùi” chỉ việc mình (hoặc người ta) tự nguyện chia sẻ một phần của cải, cái ăn cái mặc cho người khác là để mọi người cùng vui. Người chia bớt một phần vật chất nhưng được niềm vui tinh thần, người nhận thêm được phần vật chất và cũng thêm được niềm vui tinh thần, ai nấy đều vui. Đây là tự nguyện đem nguồn vui đến cho người khác và mình cũng được vui thêm chứ không phải chia bớt niềm vui người khác hoặc giảm niềm vui của mình.
Trong giao tiếp cần chú ý điểm này để dùng lời cho hợp. Có thành tâm thành ý mà dùng từ không hợp dễ bị chướng tai, đôi khi cũng mất vui.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)
Tạp Ghi và Phiếm Luận : Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ Ăn x ổi ở th ì,...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét