Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

LỊCH SỬ CHỢ LONG HOA- Hồ Nguyển

                         

       
                                          Chợ Long Hoa nhìn từ trên cao

        Chợ LONG HOA là một ngôi chợ trù phú và lớn nhất của tỉnh Tây Ninh, nằm cách Tòa Thánh Cao Đài về phía Nam chừng một (1) cây số, do Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc của Đạo Cao Đài ra lịnh xây dựng từ ngày 12 tháng 11 năm Nhâm Thìn  (DL: 28/12/1952).
        Vào thời điểm đó, khu vực nầy còn là vùng rừng rú, hoang dã, có nhiều loài thú như nai, heo rừng, mễn, thỏ sóc…và cây cối, gò mối um tùm, rậm rạp. Khi đang khởi công xây dựng, thú rừng thỉnh thoãng cũng chạy ra đường. Có một lần, một con mễn chạy ra sụp lỗ cống ở khu chợ cũ bị dân chúng bắt được. Chỉ hai tháng sau, chính tại nơi con mễn bị bắt xãy ra vụ cháy nhà làm chết một cụ già người Hoa đang kẹt trên gác, phía sau tiệm cà phê Thái Nguyên ngày nay. Lúc đó người viết bài nầy đang học lớp Một (Đồng Ấu) trường Cực Lạc Cũ.
        Ngôi chợ Long Hoa đầu tiên, thường được gọi là Chợ cũ, nằm gần nơi mới và cách Báo Quốc Từ hơn hai trăm mét, khi ấy dân chúng theo Đạo sống quanh vùng còn ít. Vào năm 1952, tình hình chiến tranh, giặc giã càng khốc liệt, người dân theo Đạo hay không có Đạo phải rời bỏ xứ sở nhà cửa, chạy về sinh sống trong vùng Thánh địa dưới sự che chở bảo vệ của Đạo nên Hội Thánh theo lời chỉ dạy của Đức Hộ Pháp, chọn khu đất còn rừng rú rộng 47 mẫu nầy để thành lập chợ mới Long Hoa. Chính Đức Hộ Pháp tự đi thăm dò, quan sát địa điểm, chọn nơi đặt chợ, tự vẽ kiểu, đặt tên Long Hoa và giao sơ đồ cho Ban Kiến Trúc ở Tòa Thánh xây cất.
         Chợ Long Hoa gồm có ngôi nhà lồng hình chữ thập (+) nằm trên lô đất vuông, chung quanh có 8 cửa, hướng ra 8 con đường, mang ý nghĩa là Thái Cực sanh Lưỡng Nghi (Âm Dương), Âm Dương sanh Tứ Tượng; Tứ Tượng sanh Bát Quái; Bát Quái sanh ra Càn Khôn Vũ Trụ, vạn linh, nhơn loại và thú cầm. Ý nghĩa danh từ Long Hoa là chỉ thời kỳ khai mở Hội Long Hoa, do Đức Di Lạc Vương làm Chủ khảo, là kỳ thi phán xét cuối cùng trong Kỳ Hạ Ngươn để tuyển phong Phật vị.  Các cửa chánh chợ Long Hoa gồm: Cửa Một phía Bắc chạy về hướng Tòa Thánh, cửa Ba phía Tây chạy về hướng chùa Gò Kén - sông Tây Ninh, cửa Năm phía Nam chạy về vùng Giang Tân hướng về Sài gòn, cửa Bảy phía Đông chạy về Trí Huệ Cung. Tám cửa mang ý nghĩa Bát Quái Đồ Thiên. (Xin xem hình nhìn từ trên cao)
          Vào ngày lễ khởi công (12-11-Nhâm Thìn)-  theo lời kể của Ngài Thừa Sử Phan Hữu Phước hồ sơ còn lưu giữ- Đức Hộ Pháp có mời các vị sau đây đến chứng kiến gồm:
-         Nhà bác vật Lưu văn Lang, nhà bác vật nổi tiếng nhứt của Việt nam.
-         Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa.
-         Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng.
-         Chơn Nhơn Trịnh Phong Cương.
-         Thừa Sử Phan Hữu Phước.
-         Tổng Giám Ban Kiến Trúc Võ văn Khuê.
-         Trưởng Tộc Phạm Môn Phạm văn Út.
-         Và Ban nhiếp ảnh Tòa Thánh.
        Đức Hộ Pháp có hỏi Bác vật Lang về đia lý nơi định cất chợ như thế nào thì Bác vật Lang trả lời: “Ngài định chỗ thật tốt, có thể Ngài đã biết trước nên mới định chỗ đúng ngay mạch nước Bát Long Dẫn Thủy, lại có Tứ Hổ Phục Triều. Địa cuộc nầy có nhiều sanh khí, sau nầy Long Hoa Thị sung túc, trở nên kỳ quan ở Đất Thánh. Nếu giữa lồng chợ được lấy nước fontaine (từ dưới đất lên) thì đủ sức xài vì mạch nước lớn và tốt.”          

                         
                                              Chợ Long Hoa ngày trước

                     

                          Chợ Long Hoa ngày nay

           Lúc mới cất chợ Long Hoa, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc có bảo ông Phạm văn Út (Phạm Môn) và Chơn Nhơn Trịnh Phong Cương lo xây cất 20 cái Bar dọc theo hai bên đường ở cửa Một, chạy dài về Báo Quốc Từ, mỗi cái 2 tầng, vuông mỗi bề 4 mét, cách xa nhau, chuyên để bán đồ chơi trẻ em, bông hoa trái cây đem từ Đà lạt về bán lại. Những cái bar nầy, 4 mặt đều bằng kiếng xinh đẹp, cấm nấu nướng, giống như các bar ở đường Charner Sài gòn. Các bar nầy dành cho người nghèo có nơi mua bán sinh sống, hoặc gia đình Chức sắc, đồng đạo đang hiến thân công quả nghèo được giúp đở sinh sống qua ngày. Khi bớt khổ, giao lại cho người nghèo khác. Cứ tiếp nối như vậy. Hội Thánh cấm tuyệt không được mua bán, sang nhượng hay lưu giữ lâu dài tài sản nầy. Thế nhưng ngày nay thực tế hoàn toàn trái ngược mong muốn của Đức Hộ Pháp và Hội Thánh.
          Theo bản đồ lúc mới xây dựng, vâng lịnh của Đức Hộ Pháp dạy, tại góc trái Báo Quốc Từ là nhà chụp hình Xuân Dung thuộc quyền quản trị của Hội Thánh, để dạy nghệ thuật nhiếp ảnh cho con cái nhà Đạo và lấy tiền gây quỹ cho Viện Cô Nhi. Tên Xuân Dung của nhà hình là do Đức Hộ Pháp đặt và Đức Ngài còn tặng cho 2 câu thi vui là:
                                 DUNG nghi ví muốn còn XUÂN mãi,
                                 Đừng để rụng răng mới chụp hình.


Khu vực Báo Quốc Từ chuẩn bị Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

        Đối diện bên kia tiệm hình tại góc ngã tư, Đức Ngài ra lịnh mở tiệm cơm chay dành nơi cho các nữ đồng đạo cô thân độc mã, đang hiến trọn đời mình cho Đạo, sẽ lo bán cơm chay lấy tiền cung cấp cho các Cô nhi và người nghèo khổ.
        Vào dịp lễ Khánh Thành và Trấn Thần Chợ Long Hoa cũ trước đó (ngày mùng 5 tháng 6 Tân Mão; DL: 8-7-1951), Đức Hộ Pháp có nói:
      “Cái cơ chuyển thế đã đến ngày hiệp nhứt đạo giáo cho toàn thể con cái Đức Chí Tôn lo quay về một mối, sống dưới lá cờ Nhơn Nghĩa của Đạo Cao Đài, ngoài được sự bảo vệ của quân đội, trong thì được sự dìu dắt của Hội Thánh, càng ngày nhơn sanh qui tụ càng đông, vì thế nguồn sanh sống càng bị bóp nghẹt, nên Bần đạo cho lập gắp chợ nầy để tạo lại một nguồn sanh sống cho nhơn sanh”.
         Đức Ngài còn tiên đoán: “….Qua mới lấy khu rừng 47 mẫu, từ thử chưa có chợ nào đặng 47 mẫu, mấy em ngó thấy chừng vài năm nữa, nơi đây sẽ chật hết.”
        Một dịp khác, Đức Ngài cũng tiên tri: “Ngày sau cụm đất sẽ quí như vàng..”
        Quả thật vậy, ngày nay khu vực vùng chợ Long Hoa, nhà đất quí như vàng, nhà cửa đồ sộ chen chúc nhau mọc lên như nấm. Các căn nhà nằm dọc theo chợ có giá trị rất cao, có cái giá từ hàng chục tỉ đồng VN hay hơn.
        Qua nhiều thời kỳ thay đổi chế độ, tên gọi Long Hoa thân thương đầy ấp kỷ niệm vẫn duy trì tồn tại. Hình ảnh thân kính của Đức Hộ Pháp thỉnh thoãng ngồi trên xe xích lô đi thăm chợ vào buổi chiều tối, phát quà cho trẻ con chạy ra đến cúi đầu mừng đón Đức Ngài vẫn còn in dấu ấn trong tâm khảm của mọi người. Chợ ngày xưa thuộc ấp Long Hoa, xã Long Thành, quận Phú Khương; nay trở thành Thị Trấn Long Hoa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Thị Trấn Long Hoa gồm 4 Khu phố từ 1, 2, 3 và 4.
        Đối diện cửa Một Chợ Long Hoa, cách khoãng 300 thước là Báo Quốc Từ, nơi thờ vua Hùng Vương, các vị có công mở mang dựng nước, bảo vệ đất nước và các vị tiền khai Đại Đạo. Hàng năm vào dịp lễ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch), Hội Thánh đều long trọng tổ chức ngày Đại lễ có múa lân, lễ nhạc và tiệc chay linh đình với hàng ngàn người, đa số là người có Đạo trong vùng tham dự.
        Dân số khu vực vùng Long Hoa khoãng trên 200 ngàn (tài liệu năm 1996), gồm đa số là người Việt, một số ít người Việt gốc Hoa, hầu hết đều theo Đạo Cao Đài. Ngày xưa, chợ Long Hoa bán toàn đồ chay; sau nầy các ngày chay chỉ bán đồ ăn chay, cấm bán đồ mặn như thịt, cá….. Nhưng bây giờ, ngày nào chợ cũng có bán chay mặn chung nhau. Món ăn nổi tiếng nhất của Long Hoa hiện nay là món bánh tráng đặc biệt rất dòn ngon, muối ớt, gồm nhiều loại muối khác nhau như muối ớt tôm khô, muối ớt chay….do chính người dân Long Hoa làm ra. Các khách du lịch khắp các nơi trong nước mỗi khi có dịp đến viếng vùng Núi Bà, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh hay Lòng Hồ Dầu Tiếng, khi trên đường trở về đều ghé lại Chợ Long Hoa để mua đồ ăn chay, đặc biệt là muối ớt nổi tiếng rất ngon miệng nói trên, kể cả đối với người Việt ở hải ngoại.
                                   Thơ:
                      LONG HOA PHÁT THỊNH
                        Long Hoa tám ca Bát Đ Thiên,
                        H Pháp xây nên sáng mi min.
                        Bá tánh đ xô thăm Thánh tích,
                        Nhơn sanh ti viếng cnh Đn Thiêng.
                        Chn lành sng vng nh tâm lc,
                        Ch Đo mua may bi tánh hin.
                        Nếp sng chuyn xoay nay phát thnh,
                        Ơn sâu H Pháp nh muôn niên.
                                                         HỒ NGUYỄN (2015)                   

Hỗ Xưa sưu tầm và viết lại, bổ túc thêm từ nguồn:
             -  Wikipedia
             - Tài liệu Sử Đạo (HT,Nguyễn văn Hồng)
             - Caodai religion (Paris, France-1976) 
             - Hồi ký của Ngài Thừa sử Phan Hữu Phước.

                  

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...