Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Nghề Câu Xác Chết- Thuyên Huy








Từ thuở xa xưa, dân làng sống dọc hai bên bờ sông, thường nhặt vớt những xác
người chết trôi trên giòng nước, những xác này có thể là nạn nhân bị chết đuối, chết
vì tự tử hay bị ai đó giết, rữa gội sạch sẽ rồi tìm trả lại cho thân nhân gia đình. Theo
truyền thống Trung hoa, dân làng này được dân chúng cám ơn và cảm tạ những gì
họ đã làm.
Ngày nay Trung cộng đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế lớn đứng hàng thứ
nhì trên thế giới. Song song với sự lớn mạnh này, nghề đi câu xác người chết cũng
lớn mạnh không kém, tính theo nhịp độ phát triển ngành nghề làm ăn. Nhưng hiện
tại nghề câu xác đã gây phẩn nộ và bất bình không ít, từ các gia đình có người thân
chết trôi sông vì họ phải trả một số tiền, gọi nôm na là bị tống tiền, nếu muốn nhận
lại xác chết và cũng làm cho báo chí phương Tây chỉ trích hành động vô lương tâm
của những người đang làm nghề này.

Chánh quyền Trung cộng nhìn nhận là, có sự việc này nhưng chưa và không ngăn
cấm được. Dù sao việc này làm cho người ta không ngại ngùng, khi cho nó là một
biểu tượng toàn hảo của cái gọi là bước tiến tư bản chủ nghĩa của Trung cộng. Đó là,
ngay cả xác chết vô danh,trôi trên bất cứ con sông nào của quốc gia cũng được xem
là có giá tính bằng tiền được.

Câu chuyện mới vừa đây nhất, về cái nghề câu xác chết ở Trung cộng được đăng
trên tờ Tin McClatchy-Tribune và các tờ báo có nội dung giống tờ báo này trên các
vùng nói tiếng Anh trên thế giới. Bài báo có kèm theo nhiều tấm hình, chụp các xác
chết trôi trên sông Dương Tử, được những người câu xác kéo lên, để nằm dài theo
doc bờ cát đen ngòm nhưng bài tường thuật tập trung câu chuyện vào người đàn ông
câu xác chết, tên Wei Jinpeng.
 Wei sống bằng nghề trồng táo cho tới năm 2003, lànăm anh ta nhận ra rằng đi câu xác
 người chết trên sông có thể kiếm được nhiều tiền hơn cho lợi tức kiếm vào của mình.
Hiện nay Wei vớt được khoản từ 80 cho tới100 xác mỗi năm. Chỗ mà anh thích câu nhất,
 là một địa điểm cách thành phốLanzhou, thủ phủ của tỉnh Gansu chừng ba mươi cây sốvề
phía tây bắc. Vì ở chỗ này là nơi hợp lưu giữa cái đập thủy điện và bờ sông dài rộng, cho
 nên nước chảy xiết và mạnh thường đẩy xác chết lên bờ dễ dàng. Những xác chết này gồm
 đủ các tuổi già trẻ, đàn ông đàn bà; một số nằm sấp, một số nằm ngữa, đặc biệt xác chết
của các thiếu nữ trẻ, chắc là những cô gái từ phương xa trôi giạt về Lanzhou làm việc.
Các xácchết này không bao giờ có ai đến nhận, cho nên Wei và những người câu xác
 khác quăng xuống sông lại, mặc cho nó cuốn theo thủy triều lên xuống về nơi nào đó.

Đối với những xác chết có người thân đến nhận, Wei tính tiền một cách uyển
chuyển tuỳ theo tình cảnh gia đình. Wei tính trung bình 75 đô la cho một người nông
dân nhận xác, tính 300 đô la cho vài người có công ăn việc làm ngon lành và ngay cả
đến 450 đô la nếu phía nhận là một công ty thương mại nào đó. Một số người câu
xác khác tính 45 đô la cho chuyện xem mặt xác vì theo thói thường các xác chết để
nằm úp mặt xuống sông và tính tới 900 đô la nếu nhận xác. Bài viết trên báo Tin
McClatchy làm cho người ta nhớ lại tấm hình trúng giải thưởng năm 2009, đó là tấm
hình có tên “ giữ xác để đòi tiền chuộc” của Zhang Yi được phổ biến rộng rãi trên hệ
thống mạng điện báo sau khi chụp. Tấm hình chụp một người câu xác từ chối giao
xác chết của một trong ba sinh viên đại học chết, trong khi cố cứu những đứa trẻ
trên sông Yangtze trong tỉnh Hubai.
 Người câu xác, theo tin tường thuật đã đòi sốtiền 5000 đô la trước khi giao xác chết
của sinh viên.
Câu chuyện này, chỉ nói lên một phần của những cái gì mất mát và có được trong
suốt thời gian 30 năm kinh tế nở hoa của Trung cộng. Cái phần muốn nói tới lớn nhất
không phải là chuyện của Wei hay bất cứ một người câu xác nào khác, họ đang làm
một công việc mà hiện cả nước Trung cộng cần có người làm. Nói cho cùng, nếu họ
không vớt những xác chết trôi lên thì ai sẽ làm chuyện đó ?. Quên đi lực lượng cảnh
sát địa phương, vốn không muốn đụng đậy gì tới. Viên chức chánh quyền lại càng sợ
thấy hơn và nhà cầm quyền trung ương chắc sẽ ra tay, nhưng chỉ khi nào xác ngập
chận nước sông bị nhiễm độc mới tính. Các nhóm băng đảng hình sự là một trong
những người hưởng lợi lớn nhất nhờ vào hiện tình phát triển kinh tế của Trung cộng
và những xác chết bị trói hay cắt cổ trôi sông, chứng minh điều này một khi nó trở
thành một phần quan trọng trong đời của các người đi câu xác.

Trong chiến dịch tảo trừ các nhóm băng đảng hôm tháng 6 năm 2009 tại thành
phố Chongqing điều động đã bắt giữ hơn 2000 người bao gồm cả các tên chính trị gia
địa phương. Những người cầm đầu đảng tại các địa phương khác trên đất Trung
cộng tỏ vẻ thán phục hoan hô việc này và cho thi hành với kết quả tương tự. Nhưng
tiếc thay, hầu hết họ bỏ lơ chuyện tham nhủng hối lộ trong vòng quyền chức.


Chuyện câu xác chết cũng làm người ta lưu ý là 26% những vụ tự tử trên thế giới
xảy ra tại Trung cộng và những vụ tự tử này là nguyên nhân chính gây ra cái chết cho
giới phụ nữ nông thôn. Có nhiều xác phụ nữ không tên và vô thừa nhận. Chính Wei
đã phải ném trở xuống sông Hoàng hà một số xác như vậy.
Vấn đề mua bán xác chết trên sông ở Trung cộng, đưa đến cho người một câu hỏi
lớn phức tạp hơn, là tại sao lai có quá nhiều xác chết để vớt lên và nhà cầm quyền
Bắc Kinh đã làm gì để giải quyết. Mặc dù chuyện câu xác không được biết nhiều ở
thế giới phương tây , nhưng phim tài liệu mới cho trình chiếu gần đây của Trung cộng
đã cho người ta thấy, cáichân dung trọn nghĩa của những người sống bằng nghề câu
xác chết trên sông. Phimdài 52 phút do đạo diển Zhou Yu thực hiện mang tên “Phía bên
kia bờ” tả lại, làm thế nào mà người Trung hoa xưa đi vớt xác, để giải thoát linh hồn, lại
 trở thành một dịch vụ làm ăn tư nhân kiếm ra tiền.

Vớt xác chết trên sông thường là hành động tự nguyện của những người chèo ghe
qua lại của những ngày xa xưa, họ trả lại xác cho thân nhân như là một ân huệ,
chuyện đó bây giờ không còn nữa, hết rồi, bây giờ những người trẻ thế hệ hôm nay
đã biến nó thành chuyện làm ăn tiền bạc. Trong khi phim tài liệu phản ảnh suy nghĩ
bất nhẩn của công chúng về cách thức làm ăn vô tâm này thì cũng có nhiều người
xem, tự hỏi là tại sao không có một cơ quan nào của chánh quyền làm cái gì đó để
giúp dân chúng.

Một người đi xem phim tài liệu này chiếu tại ngày lễ điện ảnh Bắc Kinh 798 cho
biết, cảm tưởng một cách khách quan là, ông ta “cảm thấy buồn khi thấy họ câu xác
người chết như vớt mấy cái thùng gì đó lên khỏi sông, nhưng cuối cùng, họ chỉ là
những người dân nghèo bình thường, giản dị kiếm sống như bao người khác. Nếu có
một ngày nào đó, ông cần họ tìm giùm ai trong gia đình mình, ông sẽ cảm tạ họ và
trả họ một số tiền như họ đã làm”.

Thuyên Huy  

Radio FM 974 Melbourne

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...