Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Những Ngôi Làng Nghèo Đói tại Trung Quốc

Phải đặt chân đến những ngôi làng nghèo khổ tại Trung Quốc, chúng ta mới cảm nhận được hoàn cảnh sống của con người nơi đây. Đối với họ, thế giới bên ngoài dường như không tồn tại… Vậy tại sao trong bao nhiêu năm qua, họ vẫn sinh sống trong hoàn cảnh nghèo đói và cô lập như vậy?
Theo cục thống kê của Trung Quốc, ở vùng nông thôn có trên 70 triệu người nghèo, chiếm 7,2% trên tổng dân số. Các chương trình giúp đỡ người nghèo đã được thực hiện trong những năm qua, nhưng nguồn hỗ trợ ấy không thể đến được với toàn bộ người nghèo ở Trung Quốc.
Chính phủ đã thực hiện kế hoạch 13 năm để xóa đói giảm nghèo với hy vọng đến năm 2020, hầu hết người dân Trung Quốc không còn chịu cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, hơn 30 năm áp dụng kế hoạch lại cho thấy kết quả hoàn toàn khác.
Mặc dù số người nghèo ở vùng nông thôn đã giảm nhiều, nhưng  họ vẫn chưa thoát khổ; hơn nữa, cuộc sống của những người nghèo còn lại càng trở nên khó khăn hơn, đến mức trở thành đáng thương! Dưới đây là cảnh sinh hoạt của người dân vùng nông thôn nghèo qua hình ảnh mà nhóm phóng viên chúng tôi ghi lại tại một ngôi làng thuộc xã Nộ Giang, huyện Phúc Cống, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Đây là hình ảnh một đứa trẻ nghèo đang len lén nhìn mà ống kính phóng viên ghi được.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-1
Hình ảnh của một ngôi nhà trong thôn.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-2
Đồ đạc trong nhà bừa bộn đến mức khó có thể tưởng tượng được.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-3
Không có bàn học, bé gái này phải làm bài tập ngay trên giường.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-4
Nhóm phóng viên chúng tôi đến một ngôi làng khác thuộc tỉnh Tứ Xuyên, khu Đại Lương Sơn thuộc huyện Mỹ Cô. Tại đây, một người nông dân mộc mạc và đôn hậu đã mời chúng tôi vào nhà. Căn nhà của ông được phân làm 2 nửa, bên trái là dùng để nhốt trâu bò, nơi bốc lên mùi hôi thối phân trên mặt đất, bên phải là chỗ ở của gia đình. Hiện lên trước mắt chúng tôi là một chiếc giường đơn sơ bằng ván gỗ với bốn chân giường bằng nhiều viên gạch xếp chồng lên nhau.
Vì không có phòng bếp, chủ nhà phải dùng 3 viên gạch xếp lại ngay ở trong nhà làm bếp nấu. Khói bếp đun bám lên bức tường trong nhiều năm khiến bức tường trở nên đen kịt. Trong bữa cơm mà chúng tôi được chứng kiến, thì cả nhà gồm có 5 người nhưng chỉ có duy nhất món khoai tây luộc; thậm chí, có những củ đã nhú mầm. Đối với họ, bữa cơm có thịt là rất hiếm, bữa ăn có thịt đã trở thành xa xỉ đối với gia đình này. Và phải đến khi có phiên chợ, họ mới có gạo để thổi cơm; trong năm chỉ vào ngày lễ tết thì mới có món thịt.
Ngôi làng nằm ở độ cao 2.600m so với mực nước biển, nằm cách thị trấn tới 12 km, đường đến lại gập ghềnh khó đi. Đất đai ở đây hầu như không trồng được bất cứ loại cây nào. Trong thôn có 135 gia đình và 729 người, mỗi gia đình đều có chung hoàn cảnh sinh hoạt: cả người và vật nuôi cùng sinh sống trong một túp nhà.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-5
Người đàn ông này năm nay đã 45 tuổi. Khoảng 3 năm trước, anh phát hiện mắt trái có vấn đề. Nhưng vì không có đủ điều kiện để điều trị, cho đến nay, mắt trái của anh đã bị mù. Đứa con thứ hai và ba của anh đều đến tuổi đi học nhưng lại không được đến trường.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-6
Nhiều năm qua, chính sách hỗ trợ người nghèo tại thôn trang này hầu như không được thực hiện. Một phần vì có người đã lợi dụng quỹ mà chính phủ cho vay để đào tạo kỹ năng sản xuất. Họ đầu tư mua xe làm phương tiện buôn bán với bên ngoài, rồi sau đó, họ lại cùng nhau rời xa mảnh đất từng nuôi nấng họ trưởng thành. Họ buôn bán mong kiếm thêm chút tiền để cải thiện điều kiện sinh hoạt. Nhưng vẫn còn gần 5 triệu người người hiện đang sinh sống quanh các ngọn núi thuộc khu tự trị này – những thế hệ đã sống ở đây cả trăm ngàn năm, và cho đến giờ, họ cũng chưa biết phải làm sao để cải thiện hoàn cảnh sống nghèo đói của mình.
Thôn trang có rất nhiều trẻ em ở độ tuổi trên 10. Chúng vẫn vui đùa hồn nhiên giống như những đứa trẻ ở các vùng miền khác. Nhưng điều đáng lo là các em không được đến trường, không được học hành… Có hàng trăm đứa trẻ như thế, mặc dù đã đến tuổi đi học nhưng lại không có điều kiện đến trường.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-7
Phóng viên chúng tôi tới gia đình anh Lan Kim Hoa thuộc thôn Ba Bình, xã Ngọc Núi, huyện Lệ Sóng, tỉnh Quý Châu. Anh và mẫu thân hiện đang sống trong một ngôi nhà được lợp bằng cỏ tranh suốt nhiều chục năm qua. Căn nhà được làm hoàn toàn bằng cành cây và phên tre đan. Ngôi nhà nhỏ chật hẹp, trông lụp xụp, bên trong có những đồ vật và nông cụ xếp ở một góc, phần còn lại được ngăn cách bằng phên tre để làm phòng ngủ. Em trai của anh Lan Kim Hoa may mắn hơn khi được chính phủ trợ cấp 2 vạn nhân dân tệ để xây căn nhà gạch. Thế nhưng, cho đến nay căn nhà vẫn chưa có cửa, và anh sống trong cảnh nghèo khó hơn Kim Hoa rất nhiều.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-8
Khu vực là nơi tập trung các ngọn núi đá vôi nằm ở phía nam Trung Quốc. Địa danh Tiểu Thất Khổng chính là tâm điểm của khu du lịch núi đá vôi này. Nơi đây đã thú hút rất nhiều khách du lịch tới để thưởng ngoạn. Ngôi làng chỉ cách địa điểm du lịch khoảng 5 km; trong thôn có tổng số 357 hộ dân, ngoại trừ một hộ gia đình đang kinh doanh buôn bán ở bên ngoài, còn lại những hộ gia đình khác vẫn chỉ biết quanh quẩn với đồng ruộng mà không biết tận dụng điều kiện du lịch để phát triển kinh tế. Toàn bộ thôn có 1.200 người nhưng có tới 1.100 người là mù chữ, hoặc chỉ có chút ít học vấn. Vậy nên, họ mãi không thể thoát khỏi cảnh sống nghèo khó. Tất cả những gì họ biết là chăm lo cho đồng ruộng để làm sao cuộc sống được no đủ. Họ bằng lòng với cuộc sống hiện tại – nhưng điều này lại ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ mù chữ của Trung Quốc.
Nếu tiến về phía Nam, đi dọc theo hạ lưu sông Trường Giang bạn sẽ thấy một trường tiểu học. Các em học sinh đang ngồi trong một phòng học dựng tạm – nói đúng hơn thì đây là phòng ngủ kiêm phòng học. Nhưng bấy nhiêu đó đã được xem là trường học chất lượng cao dành cho học sinh.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-9
Dân tộc Dao sinh sống trong thôn Gia Cát, huyện tự trị Long Phúc, tỉnh Quảng Tây. Đây đích cũng là một thôn dân có hoàn cảnh nghèo khó.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-10
Huyện Ninh Hạ Tây Cát là khu vực thường xuyên bị hạn hán. Theo chân người nông dân họ Vương, chúng tôi đến thăm thôn Triệu. Nhìn qua cuộc sống sinh hoạt của người dân trong vùng, có thể thấy rằng, muốn có nước uống họ phải gánh nước trên một đoạn đường dài 40 km. Ước chừng mỗi một khối nước sẽ đủ sử dụng trong nửa tháng. Mỗi khối nước như thế này chỉ có giá 4 đồng, nhưng chi phí vận chuyển khối nước ấy lên đến hơn 10 đồng. Còn những người dân ở làng Khang Câu, thôn Hà Xuyên, huyện Ninh Hạ lại sinh sống ở đây từ sớm. Quanh năm họ treo hai thùng lấy nước ở trên cây để hứng nước mưa về dùng.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-11
Tại thôn Niệm Bình, xã Cổ Đăng, huyện Lô Thủy, tỉnh Vân Nam có ngọn núi dốc dựng đứng, khiến độ dốc của ruộng lên đến 80 độ. Thật là quá dốc! Nhóm phóng viên đã đến đây và ghi lại hình ảnh những ngôi nhà của người dân. Họ nói rằng, chỉ cần sẩy chân không cẩn thận là có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ở đây, trâu và ngựa chết ngoài ý muốn là thường xuyên xảy ra. Người dân nơi đây mô tả mảnh đất như sau: “Nơi có trời không đất, có núi không ruộng, có người sinh sống mà không có đường đi lại”.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-12
Thôn quê này có chút đặc biệt: đến nay, những người dân nơi đây vẫn phải dùng cách vượt sông của ngàn đời trước – đó là trượt theo dây qua sông, bởi vì đây là đường thông đạo duy nhất ra vào ngôi làng. Ví dụ như tại thôn Kiều Mã Dát, huyện Phúc Cống, xã Mã Cát, tỉnh Vân Nam, một đoạn dây dài hơn 10 m được kéo ngang qua sông là đường thông đạo duy nhất. Hơn mời người lớn và các em nhỏ đều dựa vào đoạn dây này để ra vào ngôi làng.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-13
Một thôn làng của huyện Đông Hương có hơn 500 nhân khẩu sinh sống, nhưng lại không có ai học đến trung học. Mặc dù 9 năm trước, chính quyền Trung Quốc áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc trên khắp cả nước. Yêu cầu những gia đình nghèo khó phải cho con đến trường. Thế nhưng, người dân không có đủ tiền cho con đi học, thêm nữa họ còn cần các em phụ giúp làm việc nhà và công việc nương rẫy.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-14
Tại thôn Hồng Trang, xã Hương Liễu, huyện Đông Hương, tỉnh Cam Túc, một nhà già trẻ lớn bé đều ở trong một căn phòng chính giữa, bởi họ không có tiền để làm thêm phòng ở khác.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-15
Tại thôn Cát Gia, xã Long Phúc, huyện An, tỉnh Quảng Tây, chúng tôi còn bắt gặp hai anh em mới 10 và 12 tuổi mà trên lưng cõng tới 40 kg phân đang trên đường lên núi. Đáng lẽ lúc này các em đang ở trường học hành. Khi giáo viên đến tận làng để dạy học, cha mẹ các em lại phàn nàn rằng học hành sẽ tốn chi phí quá lớn, trong khi nhà lại đông con, tiền đi lại hao tốn 40 đồng, mà lại phải trèo non lội suối… Quá trình học ở trường quả là gian khổ! Còn đây là một em học sinh thuộc dân tộc Cảnh Pha đang ở nhà nhóm lửa để chuẩn bị nấu cơm.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-16
Tại thôn Ngô Bài, thị trấn Tạp Tràng, xã Doanh Giang, huyện Đức Hoành, các em nhỏ sau khi tan học đều vội vàng trở về nhà để giúp bố mẹ làm công việc nhà nông.
lang-ngheo-doi-bi-co-lap-Trung-Quoc-17
Cuộc sống của người dân khu vực này cũng vô cùng nghèo khó. Các em nhỏ không được đến trường, tương lai chúng sẽ giống như các thế hệ đi trước, phải chăm chỉ làm ruộng để mong có được cái ăn cái mặc. Chúng không dám và cũng không biết thoát ra khỏi cuộc sống này bằng cách nào. Nếu cứ mãi gắn bó với đồng ruộng thì không biết đến khi nào người dân mới thoát khỏi nghèo đói. Họ cũng không hề lo lắng hay bận tâm, bởi họ đã quen với cuộc sống như thế qua rất nhiều năm, nếu muốn cải biến thì quả là khó khăn…
Theo Kan.world(Ảnh: Bom101, Kan.world)
San San biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...