Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Khi "Cái Ác được Lảng Mạn:"' hóa..".

VOV.VN - Việc trùm ma túy Joaquin 'El Chapo' Guzman vượt ngục ngoạn mục bằng đường hầm dài 1,5 km khiến giới truyền thông sục sôi.


Mọi góc độ về cuộc tẩu thoát cũng như cuộc sống cá nhân của Guzman đều được khai thác rất kỹ theo chiều hướng đầy ngưỡng vọng. Và khi cái ác được “lãng mạn hóa”, nó thực sự trở thành thảm họa về lòng tin và trật tự xã hội.

1. Trong những ngày qua, từ ngày trùm ma túy tận bên kia bán cầu, tôi có đọc rất nhiều thông tin mà báo giới Việt Nam khai thác: Từ việc hắn có thể chi tới 50 triệu USD cho cuộc tẩu thoát, tới chuyện hắn “hiên ngang” cưỡi mô tô vượt ngục.

Hình ảnh trùm ma túy Guzman "El Chapo". (Ảnh: AP)


Rồi chuyện hắn đã tỏ tình bằng hàng trăm tay súng cùng 6,7 chiếc trực thăng; hay “độ chơi” của tên trùm ma túy trong việc tán tỉnh những “bóng hồng” gồm toàn hoa hậu, người đẹp cũng được miêu tả tỉ mẩn. Ngay cả việc lăng mộ xa hoa của những tên trùm ma túy Mexico cũng trở thành đề tài hot được báo chí đăng tải để độc giả “chiêm ngưỡng”.... Tất tần tật những gì tôi có thể hình dung sau khi xem/ đọc những thông tin liên quan tới tên trùm ma túy là một mẫu hình cá tính, mạnh mẽ và có một cuộc sống "như phim" (?!)

Đây không phải lần đầu cái ác được các kênh truyền thông (hư cấu và phi hư cấu) ngầm tán dương. Trước đó, tiểu thuyết “Bố già” sau được chuyển thể thành 3 tập phim cùng tên là điển hình. Cái ác trong các tác phẩm liên quan tới ông trùm Mafia được miêu tả như khuôn vàng thước ngọc của trí tuệ, sự tín nghĩa và sức mạnh.

Ở Việt Nam, truyện “Người không mang họ” cũng là một ví dụ trong việc dựng hình tượng một tên tội phạm đa tính cách, tài năng và có phần đáng thương. Thân phận tên tội phạm được tác giả khai thác đầy kịch tính và đáng cảm thông.

Tôi vẫn nhớ như in câu văn đầy triết lý song cũng khéo léo gửi gắm tâm trạng xót thương của người viết về tên tội phạm khét tiếng: Ở đâu trên mặt đất có những ngã ba thì ở đó lập tức xuất hiện sự lựa chọn. Và thế là, trên trục đường chính nườm nượp người đi, không thể nào không có kẻ lại chọn cho mình lối rẽ ngang, rẽ ngửa.

2. Rõ ràng, cái ác không những được thỏa hiệp mà còn có chỗ đứng trong nhân tâm. Cái ác được miêu tả và phân tích theo cái lý rất riêng, cái lý được mọi người âm thầm chấp nhận (và đôi lúc cảm thông) như một dạng “không thể nào không có kẻ rẽ ngang, rẽ ngửa”. Theo đó, xã hội như một vở kịch lớn, vở kịch này cần những vai phản diện. Và những tên tội phạm đã nhận vai này thay cho bao người khác, đáng thương cho chúng (?!).




Khi cái ác được truyền thông "lãng mạn hóa", nó sẽ lây lan nhanh như một loại virus.


Tại sao chúng ta nhìn sâu thẳm vào tâm hồn của kẻ tội phạm để cố dựng lên một lẽ nhân văn ảo tưởng nào đó để rồi ta quên những tội ác chúng gây ra cho đồng loại. Chẳng mấy ai xót thương cho nạn nhân của “bố già” hay Trương Sỏi (nhân vật chính trong “Người không mang họ”) mà chỉ xót thương những tên tội phạm.

Cũng như vậy, tôi không thấy bài báo nào khai thác tội ác của tên trùm ma túy Guzman. Số tiền tạo để tạo cuộc vượt ngục “khủng” hay những hoạt động vung tiền của hắn lấy ở đâu ra nếu không phải ma túy? Nạn nhân của hắn là biết bao mạng người, bao thân phận, bao gia đình sụp đổ cũng không được mấy báo khai thác.

3. Cả “bố già”, Trương Sỏi đều được lấy cảm hứng từ những tên trùm tội phạm có thực. Và nó đã, đang truyền cảm hứng cho bao người như những câu chuyện ly kỳ Guzman. Khi cái ác nhận được cảm thông và “truyền cảm hứng”, nó sẽ lây lan như virus. Trật tự xã hội, phẩm giá cộng đồng bị lung lay là điều ta đang thấy.

Những vụ giết hại người vô tội diễn ra đầy rẫy như phim, những kẻ 9x giết người hàng loạt bài bản và gọn ghẽ khiến dư luận ngơ ngác. Khi thực tế xảy ra với cộng đồng, nhóm người, có ai còn tôn vinh cái ác?

Tất cả đều chĩa mũi dùi dư luận về phía những tên tội phạm, đều cô lập chúng khỏi lương tri và phẩm giá nhân loại. Đó là hành vi đúng để giữ gìn trật tự xã hội. Nhưng điều này chỉ xảy ra với khi nạn nhân gần khu vực địa lý với ta, cùng thời với chúng ta, liên quan trực tiếp tới ổn định xã hội chúng ta đang sống. Còn nạn nhân ở một khu vực xa xôi nửa bán cầu, hoặc ở một thời xa lắc xa lơ, chúng ta lại theo truyền thông mà ngầm ủng hộ cái ác.

Chúng ta đâu biết, trong thế giới phẳng này, “hiệu ứng cánh bướm” diễn ra nhanh khủng khiếp. Ví như: một vụ cắt cổ của IS mãi tít Trung Đông, cũng có thể gợi mở cho hành vi của những kẻ thủ ác ở Bình Phước.

Nên, cái ác dù với vỏ bọc nào, ở bất cứ đâu, cộng đồng cũng không bao giờ được thỏa hiệp chứ đừng nói ngợi ca chúng “hiên ngang”. Và luận thuyết “cái ác quyến rũ không kém gì cái thiện” là luận thuyết lệch lạc và đầy nguy hiểm với xã hội./.
M
ỹ Việt


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...