Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

5 dự án xây dựng tốn kém nhưng vô dụng của Trung Quốc

Những con đường vắng tanh, những tòa nhà cao tầng chưa hoàn thiện, các khu tổ hợp chung cư không có người ở – đó là nét đặc trưng của các “thành phố ma” của Trung Quốc. Chúng được xây dựng chỉ để kích thích tăng trưởng kinh tế. Mặc dù hào nhoáng và ấn tượng, những thành phố ma này, như khu đô thị Kangbashi ở khu tự trị Nội Mông, lại bị bỏ hoang và không thu hút được ai ngoại trừ các phóng viên nước ngoài do giá bất động sản tăng vọt.
Nhưng các “thành phố ma” nổi tiếng này không phải là các dự án xây dựng phù phiếm và xa hoa duy nhất ở Trung Quốc. Dưới đây là 5 trong số các dự án xây dựng lãng phí nhất ở Trung Quốc trong những năm gần đây.
1. Cung điện Dược
Nhà máy Dược phẩm Số 6 thuộc Tập đoàn Dược phẩm Cáp Nhĩ Tân, một doanh nghiệp nhà nước, đã xây dựng tòa nhà trụ sở chính với nội thất sang trọng như cung điện Versailles của Pháp với các đèn chùm pha lê và những bức tường mạ vàng cùng các bản khắc gỗ như một bảo tàng nghệ thuật. Những người sử dụng mạng Internet đã nhanh chóng chỉ trích doanh nghiệp này vì phung phí quá mức tiền đóng thuế của người dân.

harbin-pharmaceuticals-sixth-factory-plant-13
(Ảnh: qq.com)
harbin-pharmaceuticals-sixth-factory-plant-06
(Ảnh: qq.com)
harbin-pharmaceuticals-sixth-factory-plant-14
(Ảnh: qq.com)
harbin-pharmaceuticals-sixth-factory-plant-02
(Ảnh: qq.com)
harbin-pharmaceuticals-sixth-factory-plant-05
(Ảnh: qq.com)

2. Chiếc tàu bị bỏ hoang

(Ảnh chụp/Chinanews.com)
(Ảnh chụp/Chinanews.com)

Tại một thị trấn kém phát triển ở tỉnh Hà Nam vào năm 2010, các quan chức Trung Quốc đã đầu tư 1,3 triệu USD vào một mô hình tàu chạy hơi nước và đường sắt để khiến người dân địa phương gợi nhớ về quá khứ và kích thích nền kinh tế qua ngành du lịch.
Nhưng chặng đường của con tàu mang tính chất ngắm cảnh này lại không thực sự đi qua bất kỳ địa điểm tham quan đáng xem nào. Người dân địa phương nói với hãng tin China News rằng trước kia con tàu này thỉnh thoảng còn chạy, nhưng không ai muốn đi. Bây giờ, nó nằm ở đó, bị lãng quên và bỏ mặc.
3. Chiếc cầu được cố tình xây dựng trên phần rộng nhất của Vịnh Giao Châu
(Ảnh chụp/ Nhật báo Nhân Dân online)
(Ảnh chụp/ Nhật báo Nhân Dân online)

Cầu Vịnh Giao Châu của thành phố Thanh Đảo là cây cầu băng qua đại dương lớn nhất trên thế giới, dài 42,5 km, nhưng không phải vì nó cần phải dài như thế. Mặc dù phá kỷ lục, cây cầu này đã được xây dựng dọc theo phần rộng nhất của vịnh, và có chức năng khá giống với một đường cao tốc vốn đã tồn tại chạy song song với cây cầu. Hơn nữa, cây cầu này chỉ rút ngắn thời gian di chuyến xuống khoảng 10 phút, trong khi tính phí qua cầu cao hơn đáng kể. Do đó, công trình xây dựng tốn kém này không có mấy lượng giao thông qua lại.
4. Sân vận động thế vận hội Olympic, nhưng không có thế vận hội nào

(Ảnh chụp/ldnews.com)
(Ảnh chụp/ldnews.com)

Tại thành phố Lâu Đế, tỉnh Hồ Nam, chính quyền thành phố đã thu hồi đất của hàng chục nông dân mà không bồi thường thích đáng và vay 185 triệu USD để xây dựng một sân vận động “Olympic” khổng lồ với 30.000 chỗ ngồi trong một thành phố mà không có một đội thể thao chuyên nghiệp nào, cũng không có một thế vận hội nào được dự kiến tổ chức tại đây trong tương lai gần.
  • 5. Các kênh đào không có nước

Một con kênh được sử dụng cho kế hoạch chuyển nước Nam - Bắc tại thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, miền trung của Trung Quốc, ngày 27/9/2013. Dự án khổng lồ này được cho là sự hoang phí tiền thuế của dân (Ảnh: chinadaily.com.cn)
Một con kênh được sử dụng cho kế hoạch chuyển nước Nam – Bắc tại thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, miền trung của Trung Quốc, ngày 27/9/2013. Dự án khổng lồ này được cho là sự hoang phí tiền thuế của dân (Ảnh: chinadaily.com.cn)

Dự án lớn chuyển nước Nam – Bắc của Trung Quốc được thiết kế để vận chuyển hàng tỷ mét khối nước ngọt từ sông Dương Tử đến phía bắc của Trung Quốc. Nhưng nó đã trở thành một thất bại to lớn và một sự hoang phí khổng lồ tiền thuế của dân.
Với việc tiêu tốn gần 80 tỷ USD, đây là một trong các dự án cơ sở hạ tầng tốn kém nhất thế giới.
Do tốc độ dòng chảy chậm và các vấn đề về cấu trúc khác, con kênh này vận chuyển chưa đến 5% mục tiêu 10 tỷ tấn nước mỗi năm. Sau khi tính đến tất cả các chi phí cho việc bơm nước, lượng nước đến miền Bắc quá đắt đỏ, nên không ai muốn mua.
Mai Lan biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẠT NHÒA -Thơ Thái Huy và Thơ Họa (14 Bài )

  NHẠT NHÒA Ngó kìa cánh tuyết lửng lơ rơi Phủ ngập không gian cả đất trời Hơi gió lùa vô làm tái lạnh Nỗi buồn ập tới khiến chơi vơi Đang c...