Cỗ thành Jerusalem, nơi ba tôn giáo Do Thái giáo, Thiên
chúa giáo và Hồi giáo sống cạnh
bên nhau, nhưng coi như là không thấy
nhau trong suốt bao nhiêu năm qua. Đối với người
Palestine, phần đất đông Jerusalem phải là
thủ đô của một quốc gia
Palestine mà họ mơ ước từ hàng chục năm nhưng với người Do
Thái, là đất của họ từ 2000 năm xưa,
chiến thắng cuộc chiến sáu
ngày năm 1967, đã cho phép họ chiếm lấy
toàn thành phố thì Jerusalem là biểu tượng thời đại
vinh hiển của Do Thái.
1 góc Jerusalem,ảnh Wikipedia
Trong 50 năm qua, những ai đã can
dự trong việc điều đình, chấm dứt sự kình chống hận thù giữa hai bên Do
Thái- Palestine, đều có chung một kết luận là, rồi một ngày nào đó, vấn đề Jerusalem phải đi đến chung cuộc. Cái ngày
đó, sẽ phải đến nhưng người ta chưa dám quả quyết là ngày nào. Hội nghị vấn đề hoà bình, dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ bao
nhiêu lần rồi cũng không đi đến đâu. Người Palestine sẽ vui mừng, người Do Thái sẽ giận dữ, chuyện như thế nào cũng
không ai nói được, nhưng tại khu phố Abi Tor hay một nơi nào đó
trong lòng cỗ thành Jerusalem , người Á Rập vẫn còn phải sống như họ đã sống như những bóng mờ bên lề đường phố.
Bên phần đất phía người Do Thái sống ở thành phố Abitor, công
viên xanh rì, hoa nở muôn màu hương thơm ngào ngạt, đèn dường sáng rực và rác rưới được chỡ đi dẹp dọn sạch sẽ thường xuyên. Một người mù lòa cũng
có thể nói, cho người ta biết là khu người Á Rập ở bắt đầu từ đâu, sau trụ điện nào và mùi
vị ra sao. Nơi đó, ngược lại với phía Do Thái, rác rưới chỉ được chỡ đi do tiền thuê mướn từ chủ nhà quanh
vùng, có trả tiền thì xe rác
mới tới. Trẻ con Á Rập chơi đùa ngoài đường vì khu của họ không có
công viên hay vườn chơi công cộng. Hình như người Á Rập tại thành phố Abi Tor có
tiếng là trộm cắp đủ thứ từ xe hơi, xe đạp và ngay cả chó. Việc đó xảy ra vì người Do Thái có đủ thứ trong khi người Á Rập không có
gì. Trộm cắp cũng là hành động trả thù ghen tức. Cuốn điện thoại niên giám của Jerusalem,
phần bản đồ của vùng người Á Rập sống để trống trơn, như là một nơi hoang dã, chưa ai khám phá
của vùng Amazon Nam Mỹ ở thế kỷ 19.
Dù cam chịu những ngang trái
trong đời sống hàng ngày, không một ai trong số người Á Rập sống tại Jerusalem,
muốn thành phố này bị chia làm hai, ngăn cách bởi hàng rào kẻm gai trong
những năm 1948 cho đến 1967. Người Á Rập từ phiá đông Jerusalem đổ về Do Thái để tìm việc làm sinh sống và hưởng chút ít dịch vụ y tế. Có tin đồn Jerusalem sẽ bị chia đôi, đã
gây ra làn sóng người Á Rập nộp đơn xin quốc tịch Do Thái nhưng chỉ có con số ít may mắn. Đa số người Palestine sống ở đây, có quốc tịch Jordanian. Việc đông đảo người Á Rập xin làm dân Do Thái đã cho người ta hiểu một chuyện không nói
ra từ họ. Dù có phần nào bị ngược đãi nhưng người Á Rập sợ rằng, nếu họ lọt vào sự kiểm soát của Palestine thì đời sống họ sẽ trăm bề khổ sở hơn, trước sự tranh chấp quyền bính như ở West Bank và Gaza hiện nay. Lợi tức trung bình
hàng năm của người Á Rập phía đông Jerusalem khoảng 4000 đô la
trong khi người Do Thái phía tây là 19 ngàn đô la. Tuy
ít hơn nhưng nó cũng gấp đôi, gấp ba số tiền trung bình mà người Palestine có ở West Bank . Người Á Rập ở đông Jerusalem
biết rằng, trên bình diện kinh tế, đời sống họ sẽ tốt đẹp dưới sự cai trị của Do Thái hơn là của Palestine .
Người Á Rập, để sống còn an
bình, họ đã phải “biến hoá tùng quyền”, như những bài học họ đã theo trong quá khứ và hiện tại khi đi về phía bên kia tây Jerusalem. Họ thường mặc đồ giống thanh niên
Do Thái, tới ngang trạm kiểm soát quân Do Thái, người Á Rập đổi đài phát
thanh trong xe, hát nhạc Do Thái và nói vài tiếng Do Thái với lính gát.
Trong hoàn cảnh này, anh
Obaidat, một người làm vườn Á Rập lên chức trưởng nhóm trông coi của sở thú Tish
Family tâm sự rằng, anh đã phải sống trong hai thế giới khác biệt nhau, một khi phải cố giữ sự quân bình giữa công ăn việc làm và truyền thống tập quán Hồi giáo của gia đình. Đó là việc không dễ dàng, đi phố mua sắm trong khu
thương mại Jerusalem, Obaidat phải dùng tiếng Do Thái nói chuyện với vợ con trong hy
vọng là không ai ngó tới, nhưng kể từ lúc vợ anh đội khăn choàng Hồi giáo, gia
đình anh trở thành mục tiêu khiêu khích tức khắc. Obaidat vẫn còn may mắn, sở thú nơi anh làm việc gồm đủ thành phần, công nhân
hồi giáo, thiên chúa giáo, do thái giáo vui vẻ làm việc với nhau. Ông giám đốc sở thú đã không
khoan nhượng cho những người Do Thái Orthodox quá khích, đòi
đuổi nhân viên người Á Rập làm việc tại nhà ăn, vì họ cho là người Á Rập sẽ có dịp đầu độc người Do Thái.
Giống như người nhân viên sở thú, đã học được cách sống bên kia
vùng tây, anh nhân viên cứu thương tình nguyện cho đòan cứu thương MDA Do
Thái, Nasser cười vui khi nói
rằng, anh bị nghi ngờ đủ thứ chứ không phải một. Anh cũng không biết phải nghĩ gì đây
trong tình thế người Á Rập trong cái áo khoát mang ngôi sao
David. Đoàn cứu thương MDA có khoảng 75 người Á Rập làm việc tình nguyện trong số 1500 nhân viên ở thành phố Jerusalem, MDA cho biết họ sẽ tuyển nhận thêm nhiều nữa. Không phải chỉ vì những người này thành
công trong vùng phiá đông, một vùng thường không tìm thấy tên đường, mà họ còn được tin cậy bởi người Do Thái cực đoan Haredi
Jew, những người theo phái này không chấp nhận sự giúp đở của người Do Thái
giáo khác, mặc dù cũng là người Jew như mình. Khi xe cứu thương tới cửa, điều họ mong chờ là nhân viên
người Á Rập, cho nên họ rất biết ơn.
Nhân viên cứu thương người Á Rập, chỉ mới có được sự tin cậy của chính người Á Rập khoảng vài năm trước đây, sau
khi họ cứu sống một người có chức sắc trong hàng ngủ dân quân tự vệ Palestine ở cỗ thành. Tại đông Jerusalem , người Palestine không còn ném đá vào xe cứu thương, một biểu tượng của bọn áp chế Do Thái. Sự chia đôi hai
phiá đông tây cũng còn nguyên vết hằn lớn trong tâm tư người Á Rập. Xe cứu thương chỉ được phép chạy vào khu
phía đông với sự hộ tống từ xe cảnh sát Do Thái. Việc này đôi khi nguy hiểm vì không có
kịp thời gian cấp cứu cho nên chính nhân viên Á Rập như anh Nasser chẳng hạn, đã dùng xe của mình đến đón bệnh nhân đem về trạm, trước khi cảnh sát đến. Đôi khi nổi đau, còn
dày vò hơn cho chính mình, như trong trường hợp Nasser
lúc có bom cảm tử nổ tại trạm xe buýt. Là nhân viên cứu thương, trong khi anh và bạn bè lo cứu người bị thương thì người Do Thái đứng bên đường chỉ họ, bảo là chính người Á Rập mấy anh giết người rồi mấy anh lại tới đây cứu người. Lời nói đó, tuởng chừng như lưỡi dao nhọn đâm sâu vào
tim mình. Phía người Do Thái thì họ đã mất đi thân nhân nhưng về phía người Palestine thì không có
quyền đòi cho mình một đất nước để sống. Anh bị dằn co giữa hận thù và chán chường. Cái gì
anh có thể làm lúc đó là tập trung vào nghề và cố giữ người bị thương đừng chết thêm nữa.
Người Á Rập và người Do Thái luôn luôn nghĩ về quá khứ và về cỗ thành Jerusalem của họ theo hai cái
nhìn khác biệt nhau. Người Do Thái sẽ nhìn năm 1948, năm độc lập mở đầu, người Á Rập lại nhìn nó như là một tai ương. Với người Jew, năm
1967 là năm mà cái thành phố bất khả phân chia Jerusalem thuộc quyền của họ lần đầu tiên kể từ sau khi đế quốc La Mã tàn phá cỗ thành. Với người Á Rập, năm 1967
là năm bắt đầu của sự thống trị của ngoại nhân. Nhưng cho dù họ có muốn hay không muốn, theo định mệnh của đất trời, Do Thái và người Palestine phải sống cùng chung
một thành phố nhỏ. Alian, một anh nhân viên cứu thương người Á Rập khác ghi nhận rằng, gần đây người Á Rập của anh ở đông
Jerusalem, trong quá khứ đã không chịu hiến máu vì sợ máu sẽ đem cho kẻ thù Do Thái,
nay đã không
còn thái độ đó nữa rồi.
Một lần nữa dù
muốn hay không, định mạng do
thượng đế an bày tuy có nghiệt ngã
nhưng Á Rập và Do Thái vẫn phải sống
bên nhau, cùng chia nhau con đường, ngôi chợ, tàn
cây và có khi ngay cả máu. Từ đó nếu họ chia
sẻ quyền sống bằng
nhau hơn, tại cổ thành Jerusalem, thì cái địa ngục ở một nơi xa
nào đó sẽ bớt người đi
tới dù người đó là người Do
Thái hay những người Á Rập
đang đứng bên lề đường phố
Jerusalem.
Thuyên Huy
Radio FM974 Melbourne
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét