Cầu vồng lửa, "ngón tay thần chết", mây sóng thần... là 3 trong những hiện tượng thời tiết kinh hãi nhất trong lịch sử.
Bạn sẽ không thể tin đây là những hiện tượng thời tiết đã và đang xảy ra trên Trái Đất:
Lỗ mây
Lỗ mây là một khoảng trống hình tròn lớn xuất hiện trong các đám mây trung tích.
Những lỗ này hình thành khi nhiệt độ nước trong mây thấp hơn điểm đóng băng nhưng nước vẫn chưa đóng băng do thiếu các hạt mầm băng.
Các nhà khoa học cho biết khi máy bay bay qua những đám mây này sẽ kích hoạt quá trình hình thành các tinh thể băng.
Không khí đi qua cánh quạt hoặc hai cánh máy bay sẽ giãn nở và lạnh đi nhanh chóng.
Các tinh thể băng bắt đầu hình thành rồi sau khi máy bay đi qua, các tinh thể này vẫn ở lại, rơi ra khỏi đám mây và tạo nên các lỗ tròn,
Cầu vồng lửa
Cầu vồng lửa là vầng hào quang nhiều màu sắc xuất hiện ngang trên bầu trời, còn có tên gọi khác là vòng cung circumhorizontal. Hiện tượng này chỉ xảy ra vào mùa hè.
Nhà khí tượng học Justin Lock cho biết hiện tượng này chỉ được hình thành khi ánh sáng chiếu qua các tinh thể băng trong các đám mây ở một góc 90 độ.
“Để tạo nên hiện tượng cầu vòng lửa, Mặt Trời phải nằm ở độ cao ít nhất 58 độ so với đường chân trời. Phải chính xác như thế hiện tượng này mới có thể xảy ra được.”
Ngón tay thần chết
Đây là hiện tượng thời tiết kỳ lạ xảy ra dưới đáy đại dương do nước muối bị làm lạnh.
Khi nước từ vùng biển ấm sang vùng khí lạnh, sẽ bắt đầu hình thành một lớp băng dưới đáy biển. Những lớp băng mới được đẩy sang vùng nước muối bão hòa.
Do mật độ nước muối ở đây đặc hơn nên khi gặp lạnh, nó sẽ đóng băng những vùng nước ấm bao quanh nó.
Khi ngón tay băng này chạm đáy biển, nó sẽ làm đóng băng tất cả những gì bao quanh bao gồm cả nhím biển và sao biển.
Tia chớp lục
Đây là hiện tượng quang học xảy ra ngay sau khi hoàng hôn hoặc trước bình minh, là một tia sáng màu xanh lục phóng lên cùng với Mặt Trời.
Màu sắc củ tia chớp là do ánh sáng Mặt Trời khi đi qua khí quyển của Trái Đất sẽ bị khúc xạ tùy theo bước sóng của tia sáng và phân tách thành những màu sắc quang phổ.
Tia sáng màu xanh lam bị khúc xạ nhiều nhất, kế đó là màu xanh lục rồi vàng và đỏ.
Tầng khí quyển giống như một lăng kính, phân tách ánh sáng thành các màu sắc khác nhau.
Khi Mặt Trời lên trên đường chân trời, quang phổ đủ loại màu sắc sẽ trùng điệp lên nhau, kết quả tạo thành quang phổ không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Chớp sáng màu xanh lá này mỗi lần xuất hiện chỉ kéo dài vài giây.
Sét trong núi lửa
Sét trong núi lửa thường xảy ra ở các vụ phun trào núi lửa lớn và mạnh mẽ. Hiện tượng này không chỉ nguy hiểm bởi sự phun trào của núi lửa mà còn có cả sấm sét.
Quá trình này bắt đầu khi tro bụi, các mảnh đá trong đám mây bụi núi lửa phân tách do va chạm hoặc vỡ.
Một số khác biệt trong khí động học làm cho các hạt mang điện tích dương tách biệt với các hạt mang điện tích âm.
Sét xảy ra khi sự tách các hạt điện tích làm cho không khí quanh đó có tính dẫn điện. Núi lửa phun trào cũng tạo ra một lượng lớn nước mưa gây giông bão.
Bắc cực quang
Những luồng sáng sặc sỡ sắc màu này thực chất là hiện tượng cực quang được sinh ra bởi tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.
Do chúng xuất hiện ở phía Bắc địa cầu nên được gọi là Bắc cực quang. Còn nếu xuất hiện ở Bán cầu Nam, chúng sẽ được gọi là Nam cực quang.
Ánh sáng xuất hiện với rất nhiều màu, nhưng xanh lá và hồng là phổ biến nhất. Thổ dân Menominee tại Wisconsin (Mỹ) tin rằng ánh sáng phương Bắc chính là linh hồn của các thợ săn vĩ đại.
Mây sóng thần là những đám mây thấp, ngang, hình ống. Những cuộn mây này thường xuất hiện cùng những cơn bão, được hình thành khi nhiệt độ không khí đảo ngược làm cho không khí ấm ở phía trên không khí mát.
Sau đó, hướng và tốc độ gió thay đổi và gây ra một hiệu ứng mây cuốn trông khá kỳ dị nhưng đẹp mắt. Cần có độ ẩm thích hợp cho những đám mây này xuất hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét