Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Trung Cộng: Người Quyết Giữ Đất Cuối Cùng Của Làng Zhuhai - Thuyên Huy



Chuyện Thế Giới Trong tuần
Thứ Hai 28/12/2015
    Nông dân làng Zhuhai, biết chắc chắn sẽ xảy ra và sẳn sàng chấp nhận những cái hiểm nguy mà họ phải đương đầu với viên chức làng xã, sau khi đã nhờ một người luật sư, từ Bắc kinh, qua trang mạng điện tử, đứng lên nộp đơn kiện các người này đã cướp đoạt đất đai họ trái phép, bán cho tư nhân, xây cất khu du lịch.
   
    Vụ kiện kéo dài hơn hai năm qua, những người dân còn lại ở làng Zhuhai, cái làng của một thuở yên bình, với những cánh đồng xanh cỏ chạy dài mênh mông, ôm quanh chân dãy đồi tre mượt mà của tỉnh Jiangsu, nằm cách thành phố Thượng Hải không hơn hai trăm cây số, cho biết, họ đã bị hăm dọa, gây khó khăn liên tục từ các tay viên chức làng, đôi khi còn bị đe dọa cả tính mạng. Một trong số các người nông dân bướng bỉnh nhất, đã nhận lời nhắn tin trên điện thoại di động trong năm rồi là “mạng mầy hiện như sợi chỉ mành treo, nếu không chịu bỏ cuộc ngay thì tao sẽ cho xe cán mầy chết”. Phần lớn trong số 250 người, đã đành chịu phép, bỏ cuộc, rời làng đi nơi khác, nhưng vẫn còn dộ mười lăm người cuối cùng, nhất quyết ở lại, giữ cho bằng được, mảnh đất thân yêu mà họ đã ở đây từ cả trăm năm qua, chờ chống lại sự xuất hiện của hàng trăm tên công an và công nhân xe ủi tới.  Họ đã bị tống đẩy ra khỏi nhà bằng sức mạnh  cưỡng bức và những ai dám chống lại , bị đánh đập tàn nhẩn bằng dùi cui, gậy sắt. Từ khu tập trung, trên ngọn đồi gần đó, nạn nhân cô thế, đau đớn nhìn mấy xe ủi to lớn, lạnh lùng giựt sập từng căn nhà một, tường mái nát tan ra thành mảnh vụn giống như những con chim gõ kiến máy. Cuối ngày, tất cả không còn gì nữa, người nông dân đàn ông 52 tuổi, nói công an đã đánh ông túi vụi với giọng hãy còn run sợ, dù chuyện đã xảy ra hơn mấy tuần qua, ông kéo ống quần lên chỉ cho người ta thấy, vết cắt dài hôn bảy phân gần phía trên đầu gối, ông tức tưởi, “họ không cho chúng tôi có thời giờ mang theo cái gì cả, ngay cả một đôi đủa, giờ thì hai vợ chồng phải ngủ trên một cái bàn trong căn chòi rách nát và đi xin ăn từng bữa, chúng tôi không còn gì nữa, không đất, không nhà và không một đồng xu dính túi”.
    Những vụ đuổi người chiếm đất càng ngày càng xảy ra khá nhiều trên khắp đất Trung cộng, nơi trong mấy thập niên gần đây, qua sự phát triển kinh tế theo mô thức “cộng sản lai tư bản”, giới đầu nậu, cấu kết với đám người có quyền thế, tham nhủng đói tiền, đã lấn áp phi pháp dân chúng nghèo nàn, thấp cổ bé miệng, cùng nhau tự tung cướp giựt đất đai. Trường hợp đất đai tại làng Zhuhai, lần này khác biệt hoàn toàn các lần trước, sau khi tòa án nhà nước hai lần bác bỏ đơn kiện của nông dân, họ làm tờ tuyên bố sự chiếm đoạt đất đai của viên chức làng Zhuhai là việc làm bất hợp pháp và tự cho họ cái quyền làm chủ trên miếng đất mà tổ tiên đã để lại từ nhiều thế kỷ qua, quyền này sẽ cho phép họ đứng lên, sẳn sàng bảo vệ cho tới chết, giới chức thẩm quyền của tòa án Yicheng, cho biết tòa thụ lý vụ kiện này không lên tiếng gì về sự việc này. Tưởng cũng nên biết, nông dân Trung cộng được nhà nước Bắc kinh, cho phép canh tác trên đất đai hiện dùng trong thời hạn ba mươi năm, có thể được tái kéo dài thêm, nhưng không được mua hay bán (tất cả đất đai thuộc quyền sở hửu của nhà nước của đảng). Luật pháp Trung cộng cho phép nhà nước có quyền đuổi dân lấy lại đất nhưng từ trước tới này, ít khi áp dụng quyền này.
    Con số nông dân bất bình về điều khoản này càng ngày càng tăng lên nhiều thêm một khi họ tin rằng, đất đai mà gia đình họ làm chủ, đã bị cướp đoạt mà không tham chiếu luật lệ, bản tuyên bố của dận làng Zhuhai là sự kiện mới nhất trong hàng loạt phản ứng của nông dân trên đất Trung cộng, chưa biết nó sẽ thành công như thế nào và tới mức độ nào, nhưng đã trở thành tiếng chuông báo động cho nhà nước Bắc kinh, nhà nước của bảy trăm triệu nông dân. Theo một số người quan sát thời cuộc thì, vụ làng Zhuhai tuy chỉ là sự khởi đầu nhưng sẽ có nhiều vụ như vậy xảy ra nữa trong tương lai, viện trưởng viện Phát triển nông thôn tại Bắc kinh nhìn nhận, hành động của nông dân về quyền làm chủ đất đai gần đây, tuy chưa lan rộng lắm, nhưng nó có thể sẽ trở thành một biểu tượng của sự mất tin tưởng vào luật pháp. Cũng theo lời ký giả Chen Guidi, nếu lời lẽ của bản tuyên bố làng Zhuhai lan truyền đến giới nông dân rộng rãi trên khắp vùng khác, nó sẽ không còn kềm chế được. Chen và vợ ông ta, bà Wu Chuntao là tác giả cuốn “Wil The Boat Sink The Water”, viết về những điều kiện làm việc tại các vùng nông thôn Trung cộng, đã bị cấm lưu hành ở đây, đảng cộng sản Trung cộng biết rõ sự giận dữ của nông dân nhưng xem ra không thể làm được gì nhiều.
    Hàng ngủ đảng viên có quyền, bảo thủ cực đoan của đảng quyết liệt phản đối và chận đứng bất cứ một mưu toan nào nhằm ban phát quyền sở hửu ruộng đất nông thông, vì theo họ, như vậy sẽ đi ngược lại nền móng của tư tưởng cộng sản của Trung cộng. Người ta tin giải pháp cho nông dân dần dần có toàn quyền sử dụng đất đai, bài trừ tham nhũng và chấm dứt những vụ cưỡng đoạt trái phép là các giải pháp, tương đối có hiệu quả hóa giải vấn đề, nhưng một khi chính quyền làng xã địa phương còn hưởng hơn phân nửa lợi tức bán đất thì sự chống đối sẽ căng thẳng hơn người ta nghĩ. Ngay cả trong trường hợp, nếu có xảy ra, nhà cầm quyền trung ương ra tay, sự chống đối ngầm từ hàng ngủ viên chức địa phương, thường thường đếu tỏ ra thành công.
    Thí dụ tại tỉnh Anhui, Bắc kinh ra chỉ thị, các chương trình phát triển nào, có liên quan tới diện tích đất đai lớn hơn 1, 3 mẫu tây, phải được sự chuẩn phê của cấp tỉnh, nhưng theo ký giả Chen, trong mười năm, kể từ ngày có lệnh này, đất đai bán đùng đùng nhưng chưa thấy áp dụng lần nào, dù chỉ một lần. Nhà nước trung ương ban bố nhiều chính sách tốt đẹp hơn người ta mong, nhưng địa phương chẳng thèm áp dụng. Đó là lý do, tại sao những người bất đồng chính kiến về chính sách nông thôn của nhà nước, cho rằng, chỉ có việc chuẩn nhận hoàn toàn quyền mua bán đất cho nông dân, mới giải quyết tận cội rễ vấn nạn này.  Họ tin rằng, nếu nông dân được cấp phát đất và tự do đi lại làm ăn, thì sự thay đổi lớn lao của bộ mặt nông thôn tại Trung cộng sẽ không thể nào nhận ra được. Một số nhỏ nông dân có thể sẽ bán đất, một khi họ có quyền làm chủ nhưng đa số còn lại, nhân từ cơ hội này, sẽ canh tác đất đai một cách tích cực, hứng thú và khôn khéo hơn xưa, nhà nước nên chấm dứt có thái độ lo ngại về nông dân và nên tin cậy họ nhiều hơn.
     Trở lại câu chuyện làng Zhuhai, trong gian nhà lạnh như cắt tại thành phố Yicheng, những người nông dân bị mất đất kiên nhẩn sắp hàng, chờ đến lượt mình, kể chyện bị cướp đất của họ như thế nào, đa số nói nhiều về chuyện bị đánh đập, một người kể lại, tại sao ông ta bị giam giữ bốn lần trong vòng mười lăm ngày, khi viên chức làng xã buộc ông phải ký giấy bỏ nhà, bỏ đất ra đi cho nhà thầu xây cất giựt sập. Tất cả đều tỏ vẻ sợ sệt nhưng cương quyết tiếp tục chống đối, cho tới khi nào lấy lại đất mới thôi, điều duy nhất mà họ muốn là giữ mảnh đất họ đã cày cấy trong trăm năm qua, từ thời ông cha đến bây giờ, ông He Fuwei, một trong hai anh em ký giấy phản đối chính quyền, nhất định lập đi lập lại lời cương quyết này. Trong tờ báo Trung Hoa tam cá nguyệt phát hành năm ngoái, giáo sư O’Brien của trường đại học California, miêu tả sự áp chế nông dân thường gây ra hậu quả ngược cho nhà nước, nó sẽ làm cho họ và những người có liên hệ khác kính trọng, tin tưởng vào những người hoạt động tranh đấu nhân quyền nhiều hơn, nếu điều này xảy ra ở Trung cộng, nông dân nước này, một ngày nào đó, sẽ có tư tưởng cấp tiến, chống lại bất công áp bức cũng là điều dễ hiểu.

    Chính Mao Trạch Đông, là người đã phán ra câu để đời cho đảng viên cộng sản Trung cộng là “một chút tàn lửa nhỏ có thể đốt cháy cả một cánh đồng cỏ lớn”, người nông dân như ông He Fuwei, có thể không biết câu nói này, nhưng họ là những người đang cầm trong tay mình “chút tàn lửa nhỏ” đang cháy đỏ đó.

Thuyên Huy.

 (ảnh : nông dân TQ.xây pháo cao xạ để giữ đất:báo datvietvn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét