Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

NĂM THÂN NÓI CHUYỆN KHỈ

                   


                              

                                      A- TUỔI THÂN VÀ CON KHỈ:
        
Năm Thân là năm được biểu hiện bởi con Khỉ cũng gọi là Khởi, cho nên trong bàng dân thiên hạ cũng thường nhắc nhở luôn trong sinh hoạt xã hội hằng ngày, từ đó mới có những từ ngữ liên quan đến Khỉ, sưu tầm xin trích dẫn như sau:
        Thân là con Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi (Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Loài Khỉ có đặc tính giống loài người, thuộc loài có vú, sanh con, có 4 chân như: Trâu, Bò, Ngựa, Dê, Chó, Mèo v.v, nhưng hai chân trước có thể biến thành tay, thường ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các thú vật khác, cho nên thường bắt chước loài người, vì thế được con người huấn luyện để biểu diễn trong những  đoàn  xiệc  cùng với  Voi, Sư Tử, Chó  mà  chúng ta thường thấy, nhứt là trong phim “Tarzan”. Các giòng họ loài Khỉ, xin trích dẫn đơn cử như sau: Đười Ươi, Vượn, Vượn Trắng (Bạch Viên), Di Hầu, Mộc Hầu, v..v..Người ta thường gọi ai đó đang làm trò Khỉ, ý muốn ám chỉ hành động không tốt, chỉ múa máy chứ không phải thực tài.
         Khỉ là tên gọi chỉ về những loài động vật thuộc lớp thú, bộ linh trưởng. Khỉ có ba nhóm lớn, là khỉ Tân Thế giới, khỉ Cựu Thế giới, khỉ không đuôi. Có khoảng 264 loài khỉ đã bị tuyệt chủng. Một số loài giống khỉ không đuôi, như tinh tinh hay gibbon thường được gọi là khỉ trong ngữ cảnh bình dân, tuy rằng các nhà sinh học không xếp chúng vào các loài khỉ. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất cả các loài khỉ đều có mà các loài vật khác không có.
        Trong các nền cổ văn hóa và văn hóa hiện đại, hình ảnh con khỉ biểu tượng như là sự nghịch ngợm, tinh nghịch, láu lĩnh, nhanh nhẹn nhưng cũng có những con khỉ đã trở thành biểu tượng thần thánh như Tôn Ngộ Không, Hanuman….
                   Khỉ đột: là loài Khỉ lớn con xem như chúa tể các loài Khỉ.
                   Khỉ lọ nồi: là loài Khỉ có đầu màu đen.
                   Khỉ bạc má: là loài Khỉ, có gò má màu trắng...v.v.
        Ngoài ra, chúng ta còn thấy những từ ngữ khác như sau: Khỉ Mốc, Khỉ Khô, Cầu Khỉ, Sọ Khỉ .v.v…
        Hay những cụm chữ ngụ ý không tốt như:
                   - Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà. (ý nghĩa là phản phúc)
                   - Rung cây nhát Khỉ. (phô trương nhưng chẳng ai sợ)
                   - Nhăn nhó như Khỉ ăn Gừng.....
       Từ ngữ về con khỉ chủ yếu xuất hiện trong văn hóa của các dân tộc Á Châu. Một số thành ngữ, tục ngữ như:
                  - Khỉ ho cò gáy: Chỉ chốn hoang vu
                  - Giết gà dọa khỉ.
                  - Làm trò khỉ: Chế giễu những người hay pha trò, bắt chước, làm trò hề.
                  - Khỉ gió, khỉ khô, khỉ mốc: Những câu rủa, câu mắng.
                  - Đồ khỉ hay đồ khỉ gió: Ám chỉ người không đứng đắn, nghiêm túc, hay nghịch ngợm.
                 “Trời sinh con khỉ ở lùm,
                   Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông.”
        Hoặc: Chỉ thân phận khổ cực, đảm đang nhưng đơn chiếc của người phụ nữ như:
                 “Khỉ bồng con lên non kiếm trái,
                   Cảm thương nàng phận gái mồ côi”.
        Hay:  Tánh nết của người mang tuổi con khỉ:
Tuổi thân con khỉ khôn ngoan,
Hành động nhanh nhẹn không than phận mình. 
Giờ Thân: là giờ bắt đầu từ 15 giờ đến đúng 17 giờ chiều mỗi ngày.
                  Tháng Thân: là tháng Bảy của năm Âm lịch.
        Nói đến năm Thân, là phải nhớ đến năm lịch sử tức là năm Giáp Thân (1884), có ảnh hưởng lịch sử quê hương mình. Bởi vì, năm này Pháp thấy nước ta yếu nên lại làm áp lực buộc ký kết thêm hòa ước thứ tư do Ông Patenôtre đại diện Pháp Hoàng ký tên, nên gọi là hòa ước Patenôtre tức Hòa Ước Giáp Thân 1884. Đây là ý đồ của Pháp chiếm lấy hết nước ta, để đặt nền đô hộ tại Việt-Nam gần 100 năm (một trăm năm đô hộ giặc Tây).
         Nhân đây, nói về Tết năm con Khỉ cầm tinh, xin trích dẫn một trong những món ăn liên quan đến con Khỉ, trong dịp Bà Từ Hi Thái Hậu tức Tây Thi Thái Hậu, đời nhà Thanh Trung Hoa, khoản đãi phái đoàn sứ thần thuộc các  quốc  gia Tây Phương, nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 1874. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, có 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời bấy giờ tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu giờ giao thừa Tết Nguyên Đán năm Canh Tý.
          Đó là món Não Hầu tức Óc Khỉ như sau:
          Vùng Thiên Hòa Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông có một rừng cây Lê, gọi là Ngọc Căn Lê, trái Lê trị được các bịnh nhiệt uất, can thận và ho kinh niên. Rừng Lê có rất nhiều Khỉ, chúng nó ăn hết cả trái. Nhờ ăn Ngọc Căn Lê nên thịt Khỉ nơi đây rất ngon thơm, lại chữa được bịnh loạn óc, tê liệt và bán thân bất toại. Về dược tính óc khỉ quí hơn thịt gấp bội. Dân chúng trong vùng tìm đủ cách bảo vệ rừng Lê, nhưng không có kết quả, bởi giống Khỉ nơi đây có ba xoáy, tinh  khôn, né tránh  thợ  săn và  bẫy rập  một cách tài tình.
          Tương truyền, Tây Thi Thái Hậu xuống chiếu phải bắt cho đưọc 200 con Khỉ tơ, chưa thay lông lần nào, mỗi con được trọng thưởng 10 lượng vàng ròng. Con số này quá nhiều, thợ săn không thể đáp ứng đủ số, về sau Tây Thi giảm bớt xuống chỉ con 80 con, để đáp ứng 5 thực khách dùng một con. Khỉ mang về được nuôi bằng thức ăn tinh khiết, bổ dưỡng, ngoài ra còn tắm gội sạch sẽ. Mặt khác, lại cho đóng 80 cái hộp tròn giống như cái trống nhỏ mở ra khép vào được, một mặt trống có khoét lỗ tròn vừa đủ diện tích cho cái đầu con Khỉ ló lên kèm theo một cái gông làm cho con Khỉ không thể cục cựa được. Trước khi bắt đầu món ăn nầy, bầy Khỉ  được tắm rửa lần chót, xịt nưóc hoa thơm ngát vá cho uống một loại thuốc để tất cả năng lực, tinh túy con Khỉ tập trung lên não bộ, óc Khỉ vì lẽ ấy sẽ gia tăng chất bổ bội phần. Muốn cho các quan khách Tây Phương bớt thấy sự dã man, ăn uống được mạnh miệng đồng thời làm cho món ăn mang ít nhiều ý nghĩa lịch sử, Thanh triều còn cho các con Khỉ vận triều phục, đội mão, vẽ mặt, mang râu giống như một đại quan của triều đình, trên cổ đeo một tấm bảng nhỏ ghi rõ tên họ, tuổi tác cùng quan chức thuở sanh tiền. Những con Khỉ đó tượng trưng cho những nịnh thần, gian tặc ... khả ố nhứt, gian ác nhứt, bị dân chúng oán ghét tận xương tủy như: Tần Cối, Bí Trọng, Vưu Hồn, Bàng Hồng, Trương Bang Xương, Mao Diên Thọ ...phải chịu chết để đền tội với đất nước.
        Khi tiếng khánh ngọc từ tay Tây Thi Thái Hậu trổi lên để báo hiệu đến món não hầu, thì nội thị dọn ra mỗi bàn một cái lồng chứa Khỉ cho 5 thực khách. Kế tiếp tên nội thị một tay gỡ mão, một tay dùng búa bằng ngà nhỏ giáng xuống đầu Khỉ, động tác này đã được tập luyện thuần thục từ trước để chỉ cần một búa duy nhứt là đủ đưa con Khỉ sang bên kia thế giới. Cùng lúc ấy nhạc đệm trổi lên và tên nội thị sẽ ngâm nga một câu theo tiếng nhạc, đại ý như Mao Diên Thọ đã thụ hình hay Tần Cối đã đền xong tội phản thần. Đoạn tên nội thị lập tức dùng một tấm lụa bạch đậy kín toàn bộ cái đầu con Khỉ, chỉ chừa  một lỗ thật nhỏ vưà đủ đưa cái muỗng bạc vào múc khối óc Khỉ. Não Hầu được xối lên bằng nước sâm nóng hổi cho tái đi, bớt đỏ. Lúc thực khách vừa múc óc Khỉ ra ngoài, nội thị dùng nĩa bạc gạt bỏ phần da đầu và nhũng mảnh sọ bể để khách dễ dàng thưỡng thức nhiều ít tùy thích. (tài liệu này do Mọt Sách sưu tầm và tường thuật).
         Việc bày trò đãi ăn óc khỉ một cách độc ác như trên, sau nầy có xuất hiện tại các nhà hàng sang trọng trong vùng Chợ Lớn miền Nam VN. Bọn nhà giàu người Tàu thường ăn óc khỉ để tăng sung khí óc não. Hình ảnh hết sức ghê rợn, độc ác và phi nhân tính.
         Hơn nữa, vì loài Khỉ là loài chống lại được các bịnh thông thường, cho nên người ta thường nuôi nó ở trước nhà để cho con cháu ít bịnh hoặc nuôi chung với chuồng hay tàu Ngựa để tránh bịnh cho Ngựa.
         Các chuyện huyền thoại về loài Khỉ rất nhiều như: Tề Thiên Đại Thánh đi thỉnh kinh Tam Tạng cùng với thầy Huyền Trang và Trư Bát Giới  - Bạch Viên Tôn  Các  (Bạch Viên tức  con Vượn Trắng) -  Đười  Ươi Giữ ngục .v.v. trong dân gian đã kể quá nhiều,  ai cũng biết.
         Khi bàn đến tuổi Khỉ thuộc năm Giáp Thân, xin trích dẫn nhắc lại sự liên quan như sau:
         Giáp Thân và Giáp Dần có cùng mạng Thủy, cho nên muốn tính năm sanh thuộc mạng gì trong Ngũ Hành, chúng ta phải nhớ câu: Hán (Thủy) Địa (Thổ) Siêu (Hỏa) Sài (Mộc) Thấp (Thủy). Tuổi Thân được Tam Hạp là: Thân, Tý và Thìn. Bởi vì, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì: Thân có hành Kim, Tý có hành Thủy và Thìn có hành Thổ, cho nên chúng ta phân tách từng cặp tuổi chỉ thấy tuổi Thân được tương sanh với tuổi Tý và tuổi Thìn.
         Nói đến loài khỉ là phải nói đến tình thương của khỉ cha mẹ với khỉ con. Câu chuyện TÌNH MẸ KHỈ đã in dấu ấn trong thời non trẻ của nhiều thế hệ. Có câu chuyện như sau: Một người thợ săn vào rừng. Anh thấy trên cây cao, một đàn khỉ đông cở mấy chục con đang chuyền cành nhảy nhót. Anh giơ súng nhắm bắn một phát ngay con khỉ lớn đang bồng con, tính bắt được con khỉ con đem về nuôi, dạy nó làm theo ý mình cho dễ thuần phục. Khỉ mẹ bị trúng đạn ngay ngực sắp chết, nó la lên một tiếng và nhìn về phía con khỉ đực. Khỉ đực chuyền cành nhảy nhanh qua. Khỉ mẹ tay giữ cành cây cho khỏi té, tay kia bế khỉ con đưa cho khỉ cha. Sau khi khỉ cha đón được con, ôm vào lòng, khỉ mẹ xuội thân rã rời, buông tay rơi xuống đất. Khỉ cha nhìn theo rơi lệ nhe răng hét to, giận dữ ngó về người thợ săn.
        Phần người thợ săn, anh theo dõi từ đầu đến cuối cảnh tượng đau lòng và đầy cảm xúc về tình thương con của loài khỉ. Nhìn xác khỉ mẹ đang nằm dưới đất và cảnh khỉ cha ôm con trong lúc hàng chục con khác đang thẩn thờ đứng nhìn bất động, anh thợ săn cũng đứng lặng như tim đang ngừng đập. Anh cảm xúc quăng súng, ngồi bẹp xuống đất.
          Từ ngày ấy, anh thợ săn đã cất súng bỏ hẳn nghề săn thú, nên Hồ Nguyễn đã có bài thơ rằng:
                                          TÌNH MẸ KHỈ VÔ BIÊN
Tình kh thương con nói my va,
Nuôi con chăm sóc sm chiu trưa.
Chuyn cành ôm tr bao gian kh,
Tay m bng che trn nng mưa.
Mt tiếng n vang tim trúng đn,
Hai tay bng bế chuyn con đưa.
Th săn choáng mt tim đau nhói,
Quăng súng ngh săn nguyn b cha.
                             HỒ NGUYỄN (20-6-15)

                                            

                       B- TÁNH NẾT CỦA NGƯỜI MANG TUỔI THÂN:
        Người mang tuổi Thân đa số thông minh lanh lợi, tài giỏi hơn người. Họ hoạt bác hiếu động, phản ứng nhanh, biết nắm bắt thời cơ, ý chí kiên định, niềm tin vững vàng, ý thức cạnh tranh mạnh mẽ. Họ thông minh và tài giỏi, tính toán khôn khéo, đầu óc tỉnh táo. Họ đa tài đa nghệ, cảm nhận tốt, ăn nói hài ước, giỏi ứng phó, có sách lược rõ ràng, làm việc chín chắn. Người tuổi Thân giỏi đoán lòng người, giao tiếp xã hội tốt, có thể nhanh chóng tạo dựng quan hệ với người khác, song không thích bị người khác khống chế. Họ thích tìm kiếm sự vật mới mẽ, có tài sáng tạo, biện luận giỏi, mong muốn thể hiện mình mạnh mẽ, sự nghiệp phát triển thuận lợi. 
        Tánh tình lanh lợi, hoạt bác, cởi mở là các đặc tính của người tuổi Thân. Bất kỳ trường hợp nào, hoàn cảnh nào, hễ có mặt họ thì không khí sẽ trở nên náo nhiệt. Người mang tuổi thân là người thông minh tài trí, khả năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ, giỏi giao tiếp. Chính do có các đặc tính này mà họ thu hút được những người xung quanh. Nhưng đôi lúc họ làm người khác có ấn tượng xấu bởi tính thẳng thắn và thiếu kỷ luật của họ. Đừng quá lạm dụng ưu điểm của bản thân mà làm giảm sự tin tưởng của người khác.
        Người tuổi Thân rất chú trọng không khí hòa thuận trong gia đình. Họ đối xử với mọi người rất hòa nhã, thân thiện. Họ coi trọng tình cảm máu mủ, yêu quý và tôn trọng người già, rất hiếu thảo với cha mẹ. Họ có thể hy sinh tất cả vì các con của mình mà không đòi hỏi bất kỳ một sự đền đáp nào.
        Người tuổi Thân thường rất hoạt bác, năng động, luôn căng tràn sức sống, hiếu kỳ với những sự việc xung quanh mình, dũng cảm đón nhận thử thách, mạo hiểm, thích những thể nghiệm mới lạ. Họ có rất nhiều phát hiện mới trong suốt cuộc đời của mình. Họ cũng không thích bị quản thúc, bó buộc, muốn có cuộc sống hoàn toàn tự do, độc lập.
Họ cũng là những người vô cùng hiếu khách, luôn chân thành, thẳng thắn và bình đẳng với bạn bè, thích đấu tranh với sự bất công và hay giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, họ không giỏi trong việc xử lý mối quan hệ mang tính chất trên dưới. Chính điều này đã tạo nên một số bất lợi nhất định trong sự nghiệp của họ.
      
                        C- NHỮNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ SINH NĂM THÂN:
        Trong lịch sử Việt Nam, rất nhiều danh nhân sinh ra trong năm Khỉ (năm Thân), nhưng nổi bậc nhất là các vị sau đây:
1- Nguyễn Trãi (1380-1442): Hiệu là Ức Trai là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Ông là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ mang tầm cỡ kiệt xuất, vĩ đại. Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiêp Quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm, năm sinh của ông.
         Nguyễn Trãi gốc làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sinh ra ở Thăng Long, sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc phò tá Lê Lợi đánh đuổi giặc Tàu ngoại xâm và lập lên triều đại nhà Hậu Lê.
         Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án oan khiên Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử. Lúc đó Nguyễn Trãi 62 tuổi.
        Hơn 20 năm sau, vào tháng 7 năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng Nguyễn Trãi tước Tán Trù Bá. Hiện nay, ở Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) có khu lưu niệm Nguyễn Trãi và gia tộc của ông. Các thế hệ giàu lòng ngưỡng mộ đối với tổ tiên, từ khắp mọi miền của đất nước, đã không ngớt kéo về Côn Sơn để tưởng nhớ Nguyễn Trãi - người con quang vinh của lịch sử nước nhà.
2. Lương Thế Vinh (1460–1497):Trạng Nguyên, làm quan triều Lê Thánh Tông.
Danh sĩ Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghị, hiệu Thụy Hiên, người quê xã Cao Hương, huyện Thiên Bản, tỉnh Nam Định nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
        Năm Quý Mùi 1463, ông đỗ Trạng Nguyên khi chỉ mới 23 tuổi. Ông làm quan đến chức Thừa chỉ ở Viện Hàn Lâm, có chân trong Tao đàn Nhị thập bát tú thời ấy. Bình sinh hiếu học, đọc rộng các sách, ông có soạn nhiều sách về đạo Phật và quyển Toán pháp đại thành. Các sĩ phu và nhân dân cảm phục tài đức ông, tục gọi ông là Trạng Lường (biểu dương ông về khoa toán pháp).
       Lương Thế Vinh là một ông quan tài giỏi, thông thạo văn chương, giỏi giang âm nhạc, tinh tường toán pháp. Ông còn nổi tiếng về lòng mến dân và đức tính thẳng thắn, trung thực. Ngay đối với vua, ông cũng hay châm biếm khôi hài, không chịu câu thúc.      Ông thường mượn việc để răn dạy từ vua đến quan.
        Khi ông mất, được phong làm Phúc thần, nơi đình Cao Hương còn có bức vẽ chân dung ông.
3- Đào Duy Từ (1572-1639):  Nhà chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, người thầy, bậc khai quốc công thần số một của chín đời chúa Nguyễn và 13 đời vua nhà Nguyễn.
        Đào Duy Từ làm quan với chúa Nguyễn Phúc Nguyên từ năm 1627 đến năm 1634, trong vòng tám năm (từ năm ông 54 tuổi đến năm 62 tuổi) ông đã kịp làm được năm việc lớn:
(1) Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chặn được quân Trịnh ở Đàng Ngoài;
(2) Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra
(3) Xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn lưu truyền chín chúa, mười ba đời vua.
(4) Tác phẩm "Hổ trướng khu cơ"; “nhã nhạc cung đình Huế”, “vũ khúc tuồng Sơn Hậu” là những kiệt tác và di sản văn hóa vô giá cùng với giai thoại, ca dao, thơ văn truyền đời trong tâm thức dân tộc
(5) Đào Duy Từ là người thầy đức độ, tài năng, bậc kỳ tài muôn thuở, người khai sinh một dòng họ lớn với nhiều hiền tài và di sản.
4- Nguyễn Tri Phương (1800-1873): Một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn.
Nguyễn Tri Phương tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân 1800, quê làng Đường Long (Chí Long), xã Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.
         Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên công nghiệp lớn.
Năm Quý Mùi (1823), ra làm quan cho triều Nguyễn. Ông từng giữ các vị trí quan trọng trong triều đình và được chép công trạng vào bia đá ở Võ miếu (Huế).
        Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).
        Trong trận chiến bảo vệ thành Hà Nội tháng 11 năm 1873, Nguyễn Tri Phương bị trọng thương. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa"Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20 tháng 12 năm 1873 (1 tháng 11 Âm lịch), thọ 73 tuổi. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích thân vua Tự Đức soạn bài văn tế cho ba vị công thần (Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm, Nguyễn Tri Phương) và cho lập đền thờ Nguyễn Tri Phương tại quê nhà.
5- Nguyễn Văn Tường (1824-1886): Phụ chính Đại thần khi Tự Đức mất. Bị Pháp đày đi Tahiti. Nguyễn Văn Tường là Đại thần phụ chính của nhà Nguyễn. Ông xuất thân từ một gia đình lao động nghèo thuộc làng An Cư, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1850, ông đậu cử nhân, được nhận chức huấn đạo (phụ trách việc dạy và học) tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1853, huyện Thành Hóa, thuộc tỉnh Quảng Trị được thành lập, ông được bổ làm tri huyện ở đó cho đến 9 năm sau. Tại đây, ông đã xây dựng được một căn cứ địa tốt cho Huế. Ông lại chứng tỏ là một người rất có tâm và tài trong việc đoàn kết người Thượng với người Kinh.
        Ngày 23 tháng 5 âm lịch, Ất Dậu (ngày 4 tháng 7, bước sang ngày 5 tháng 7 năm 1885) ông cùng Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn công một cách bất ngờ vào Sứ quán Pháp bên kia sông Hương và doanh trại Pháp tại Mang Cá (Huế), nhưng thất bại. Sau một thời gian ngắn ông bị Pháp bắt và đưa đi lưu đày. Ngày 30 tháng 7 năm 1886, tại Papeete, một làng trên quần đảo thuộc địa Tahiti của Pháp, Nguyễn Văn Tường mất vì bệnh ung thư cổ họng, thọ 62 tuổi.
6- Mai Xuân Thưởng (1860-1887): Lãnh tụ phong trào Cần Vương ở Bình Định.
Mai Xuân Thưởng lúc nhỏ tên là Phạm Văn Siêu, là sĩ phu và là lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định (Việt Nam).
        Mai Xuân Thưởng là người thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
        Năm 1884, ông đỗ cử nhân ở trường thi Bình Định. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông đứng ra chiêu mộ nghĩa quân phối hợp với nghĩa quân của Tổng đốc Đào Doãn Địch ốm chết, Mai Xuân Thưởng được tôn làm nguyên soái. Tháng 9 năm Aát Dậu (1885), ông làm lễ tế cờ tại Lộc Đổng, rồi xuất quân diệt giặc, thanh thế của nghĩa quân lan rộng, lừng lẫy. Những trận đánh ở Cẩm Vân, Thủ Thiện đã gây cho địch nhiều tổn thất. Không bắt được Mai Xuân Thưởng, thực dân Pháp đã bắt giam mẹ ông. Vì chữ hiếu theo quan niệm của người xưa, ông đã ra nộp mình tại đình Phú Phong. Khi được khuyên ra hàng, ông khẳng khái trả lời: "Chỉ có đoạn đầu tướng quân, chứ không có hàng đầu tướng quân!"
        Bọn giặc giải ông về thành Bình Định và xử chém vào ngày rằm tháng tư năm Đinh Hợi (1887). Năm đó, ông mới 27 tuổi.
7- Nguyễn Ưng Lịch (1872-1943): Tức vua Hàm Nghi. Hàm Nghi là vị vua thứ tám triều Nguyễn, con của Kiến Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, em ruột vua Kiến Phúc.
Năm 1883 và 1884, triều đình Huế ký các Hiệp ước Harmand và Patenôtre đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chuyển sang một bước ngoặc. Ngày 5.7.1885, Tôn Thất Thuyết thuộc phái chủ chiến bất ngờ tiến công quân Pháp ở Huế nhưng thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi rút lên miền núi các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân ra sức giúp vua, cứu nước, được nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng.
         Ngày 1.1.1888, Hàm Nghi bị Trương Quang Ngọc phản bội, bắt và giao cho Pháp. Hàm Nghi bị đưa đi an trí ở Algéri. Hàm Nghi vẫn giữ lối sống truyền thống của đất nước và dân tộc Việt Nam. Năm 1943, vua Hàm Nghi mất ở Alger thọ 71 tuổi.
8- Phan Chu Trinh (1872-1926): Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam và là người chủ trì vận động phong trào Duy Tân dân chủ.
         Phan Châu Trinh còn được gọi Phan Chu Trinh, hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.
        Ông nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến, Phan Quang, và Phạm Liệu.
Năm sau (1901), triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế. Khoảng thời gian này ông ở nhà dạy học đến năm 1903 thì được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ. Là một người yêu nước nồng nàn, nhìn đất nước lầm than, ông bôn ba khắp đất nước tổ chức các buổi diễn thuyết dân chủ và là người chủ trì vận động phong trào Duy Tân với mong muốn thay đổi suy nghĩ, thay đổi tình trạng đất nước.
        Tiếc thay đại cuộc chưa thành, bệnh tình của Phan Chu Trinh mỗi ngày một thêm trầm trọng. Ngày 24 tháng 3 năm 1926 (nhằm ngày 12 tháng 2 âm lịch) nhà cách mạng ái quốc Phan Chu Trinh đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ được 55 tuổi.
         Ngày 4-4-1926 khắp từ Nam chí Bắc đều tự động làm lễ bãi khóa và làm lễ quốc táng nhà chí sĩ Phan Chu Trinh rất trọng thể để chứng tọ tấm lòng ngưỡng mộ và mến tiếc nhà cách mạng đã suốt đời vì dân vì nước.
9- Dương Bá Trạc (1884-1944): Tham gia phong trào Duy Tân, tác giả “Nét mực tình”.
Dương Bá Trạc, biệt hiệu Tuyết Huy, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1884, quê làng Phú Thị, nay thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông là con Dương Trọng Phổ (1862-1927), một nhà Nho có tư tưởng tiến bộ, là anh ruột Dương Quảng Hàm (1898-1946) và Dương Tụ Quán (1902 -1969), cả hai đều là nhà giáo tiến bộ thời cận đại.
Là người rất thông minh, mới 16 tuổi, Trạc đã thi đỗ cử nhân (khoa năm Canh Tý 1900)
Đỗ đạt rồi, Bá Trạc không ra làm quan như thói thường. Ông ôm khát vọng thức tỉnh quốc dân khỏi cơn mê nô lệ, chống sự đô hộ của thực dân đế quốc. Ông từng cùng Phan Châu Trinh đi diễn thuyết nhiều nơi, cổ động chủ nghĩa duy tâm tự cường, cùng Tăng Bạt Hổ lên thăm Đề Thám ở Nhã Nam, đi suốt từ Bắc vào Nam để gặp gỡ bạn bè, chiêu mộ các chí sĩ yêu nước. Cả đời bôn ba, trong lòng ôm mối hận chưa thỏa được chí cứu nước, Dương Bá Trạc sinh bệnh và mất ngày 11 tháng 12 năm 1944 tại Singapore, thọ 60 tuổi.
10- Hồ Biểu Chánh (1884-1958): Là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Hồ Biểu Chánh là tên thật, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên, tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ. Ông là một công chức thanh liêm thời Pháp thuộc, làm Chủ quận (Quận Trưởng) nhiều quận ở Nam Kỳ thuộc Pháp. Với bút danh Hồ Biểu Chánh, ông viết nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, khảo luận, phê bình, kịch, và đã xuất bản hơn sáu mươi tiểu thuyết. Ông được xem là một trong những nhà văn tiên phuông góp phần khai phóng văn học miền Nam đầu thế kỷ 20. Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi.
11- Phạm Hồng Thái (1896-1924): Tham gia hoạt động phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương.
        Phạm Hồng Thái tên thật là Phạm Thành Tích, quê Nghệ An, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ. Là một người yêu nước, sớm tham gia các phong trào dân chủ, năm 1918 ông cùng với một nhóm thanh niên có tâm huyết theo Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục Hội) vượt biên qua Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 4 năm 1924, ông gia nhập Tâm Tâm Xã do Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn thành lập. Chiều tối ngày 19 tháng 6 năm 1924, Phạm Hồng Thái đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Meclanh. Vụ đặt bom thành công, bom nổ nhưng Mec-lanh thoát chết, chỉ bị thương. Bị cảnh sát phát hiện và truy đuổi ráo riết, Phạm Hồng Thái nhanh chóng thoát ra ngoài, nhảy xuống sông Châu Giang định bơi sang bên kia bờ. Nhưng dòng nước xoáy làm Phạm Hồng Thái không đến được điểm hẹn, ông đã anh dũng hy sinh lúc chỉ mới 28 tuổi. Sự kiện này đã được báo chí Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới đưa tin nhiều ngày liền với tên gọi “Tiếng bom Sa Điện”.
        Nhân dân Quảng Châu cho đó là hành vi nghĩa liệt, đưa thi thể Phạm Hồng Thái mai táng ở chân đồi Bạch Vân.
12- Khải Hưng (1896-1947): Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
         Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Cha ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
        Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.
         Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.
        Cùng thời gian đó, Tự Lực Văn Đoàn ra tờ báo Phong Hóa. Về sau khi Phong Hóa bị đóng cửa thì tờ Ngày Nay thay thế. Cùng với báo, Tự Lực Văn Đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do Ngày Nay và Đời Nay công bố.
Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm 1934. Ông mất năm 1947 lúc 51 tuổi.

            D- NHỮNG NĂM THÂN ĐÁNG GHI NHỚ TRONG SỬ VIỆT: 
*Năm Giáp Thân 144, nhân dân ở quận Nhật Nam nổi dậy, liên kết với nhân dân ở quận Cửu Chân đánh phá các quận ấp của bọn thống trị Đông Hán, làm tan rã chính quyền đô hộ của nhà Hán Trung Hoa. 
*Năm Mậu Thân 468, người ở Giao Châu là Lý Trường Nhân lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống Tống thắng lợi, chiếm giữ Giao Châu, tự xưng là Thứ Sử.
*Năm Bính Thân 1056, dưới triều Lý, vua Lý Thánh Tông hạ chiếu khuyến nông, mở đầu với quy mô lớn chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp.
*Năm Giáp Thân 1224, Trần Thủ Độ ép Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái út là công chúa Lý Phật Kim - một bé gái 7 tuổi được lên ngôi, trở thành Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Việt Nam với hiệu là Chiêu Hoàng. 
*Năm Nhâm Thân 1272, Bộ Ðại Việt Sử Ký, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta được Lê Văn Hưu hoàn thành. Đây là công trình sử học đồ sộ và toàn diện nhất thời kỳ cổ trung đại nước ta.
*Năm Giáp Thân 1284, diễn ra Hội Nghị Diên Hồng nổi tiếng nhất trong lịch sử, do Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông triệu tập để trưng cầu ý toàn dân về chủ trương HÒA hay CHIẾN với quân Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta lần thứ II. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn công bố áng hùng văn “Hịch tướng sĩ” và mở cuộc tổng duyệt binh thủy bộ, chuẩn bị sẵn sàng chống 50 vạn quân Nguyên - Mông sắp sang xâm lược. 
*Năm Bính Thân 1416, Lê Lợi tổ chức Hội thề Lũng Nhai (Thanh Hóa), cùng 18 vị anh hùng hào kiệt tổ chức lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em, nguyện hợp sức phát động cuộc khởi nghĩa đánh giặc Minh.
*Năm Mậu Thân 1428, cuộc kháng chiến chống giặc Minh toàn thắng. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (tức vua Lê Thái Tổ) ở Đông Đô, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, ban bố "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, đây chính là "Tuyên ngôn độc lập" lần thứ 2 của dân tộc ta. 
*Năm Nhâm Thân 1632, ở đàng trong (miền Nam) chúa Nguyễn bắt đầu cải cách cơ cấu tổ chức, quản lý, làm sổ hộ tịch và định lại chế độ thuế khóa.
*Năm Bính Thân 1776, khởi nghĩa Tây Sơn lan rộng và giành nhiều thắng lợi. Nguyễn Lữ đem thủy binh đánh chiếm Sài Gòn khiến chúa Nguyễn đại bại, phải chạy về Đồng Nai. Nguyễn Nhạc xưng vương, hiệu Thái Đức, lấy Quy Nhơn làm kinh đô, sửa sang lại thành Đồ Bàn làm Hoàng Đế thành (tục gọi Đế Kinh). 
*Năm Mậu Thân 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế (Quang Trung Hoàng Đế) rồi xuất quân ra Bắc lần thứ hai đánh bại 29 vạn quân nhà Thanh (Tàu) xâm lược. 
*Năm Nhâm Thân 1812, Quốc triều luật lệ còn gọi là “Luật Gia Long” gồm 22 quyển với 398 điều biên soạn xong, đây là Bộ luật tổng hợp lớn nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.
*Năm Bính Thân 1836, triều Nguyễn xác định chủ quyền toàn vẹn trên quần đảo Hoàng Sa, cử Đội Trưởng Thủy quân Phạm Hữu Nhật, người làng An Vĩnh (Lý Sơn, Quảng Ngãi), đem binh thuyền đến đo đạc, cắm mốc, dựng bia chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, một chứng cứ lịch sử cơ bản cho chủ quyền Hải phận Việt Nam.
                                                                                                             (Sưu tầm)
Hồ Xưa sưu tầm từ nhiều nguồn kết hợp lại_________________________________


           Kính Chúc Mng Năm BÍNH THÂN (2016):
                     AN KHANG, THỊNH VƯỢNG
                                                                                            * Hồ Xưa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận : NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2) (Đỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :            NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN (2)                                                                      ...