Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

CÁCH GIẢM THIỂU NGUY CƠ MẮC UNG THƯ VÀ HEN PHẾ QUẢN TỪ KHÓI HƯƠNG NGÀY TẾT

Không biết từ bao giờ, chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết đã trở thành nét đẹp truyền thống trong văn hóa người Việt. Nén hương như một chiếc cầu nối linh thiêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh trong trời đất. Ngày cuối năm đi mua sắm chuẩn bị cho Tết, không ai không mua vài nén hương để gửi gắm lòng thành đến ông bà tổ tiên mình. Tuy nhiên gần đây, nhiều nghiên cứu cho rằng: Khói hương lại chứa một số hoạt chất độc hại như toluene, benzen, xylenes… l nguyên nhân trực tiếp gây ung thư và hen phế quản. Vậy phải làm cách nào để vừa giữ được văn hóa thắp nhang mà vẫn giảm thiểu được nguy cơ mắc 2 bệnh nguy hiểm này ?

1.    Vì sao khói hương gây ung thư và hen phế quản?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về hô hấp: Trước kia, cây trầm là nguyên liệu chính được sử dụng để làm các loại hương. Tuy nhiên ngày nay, do trầm khan hiếm và để hạ giá thành, người ta thay bằng hương trầm nhân tạo gây hại cho sức khỏe con người. Thêm vào đó là quan niệm khi hương thắp lên thân tàn cuốn cong là có lộc, nên càng ngày thị hiếu của người mua càng ưa chuộng loại hương cuốn tàn. Để sản xuất ra những loại hương này, một số nhà sản xuất đã ngâm tăm hương bằng tẩm hóa chất axít phosphoric (H3PO4). Nhiều loại bột làm thân hương còn trộn lẫn mùn cưa và nhiều loại hóa chất nên mùi hương tự nhiên. Thậm chí, nhiều cơ sở còn tẩm nhiều loại hóa chất khác (phẩm màu khóa học, đá vôi, kim loại nặng, midca…) để tàn hương có nhiều màu sắc như đỏ, trắng, sử dụng hương liệu hóa chất tổng hợp để thay thế hương liệu thảo mộc... đó là những hóa chất rất độc hại.

Đối với bệnh hen phế quản: Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do dị ứng và cơ địa dị ứng, ô nhiễm môi trường, nhiễm khuẩn đường hô hấp, yếu tố di truyền, khói thuốc lá, thời tiết, thức ăn. Ngoài ra còn có các dị nguyên làm khởi phát cơn hen như: Bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa, các chất thải sinh hoạt, lông súc vật và khói hương...Khi đốt cháy, hóa chất có trong bột than làm hương, tăm hương tỏa ra, nếu hít phải nhiều lần trong phòng kín sẽ là nguồn khởi phát cơn hen ở những người có sẵn bệnh hen phế quản hoặc những người có cơ địa dị ứng với khói hương.
Đối với bệnh ung thư: Các nhà khoa học ghi nhận độc tính của khói nhang có thể cao hơn cả khói thuốc lá. Theo nguyên lý khoa học, mùi thơm được tạo thành bởi những vòng benzen khi phát tán có khả năng bẻ gãy cấu trúc tế bào (nguyên nhân gây ung thư). Khi đốt cháy, chất độc còn tác động lên bề mặt của đường hô hấp, dẫn đến viêm hô hấp mạn tính. Giống như khói thuốc lá và khói củi, khói hương có chứa chất đốt, các hoạt chất độc hại và các hợp chất hữu cơ như benzene, xylenes, toluene, aldehydes, polycyclic aromatic hydrocarbons có nguy cơ làm hại đến sức khỏe.

2.    Biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư và hen phế quản từ khói hương ?
Lựa chọn loại hương an toàn từ thảo mộc. Dưới đây là cách phân biệt hương nhang an toàn từ thảo mộc với hương nhang có tẩm hoá chất độc hại.
Hương nhang an toàn được làm từ thảo mộc:
- Hương thơm tự nhiên, nhẹ nhàng, thoang thoảng, dễ chịu.
- Hương thảo mộc cháy đều và thời gian cháy lâu hơn.
- Hương ít khói, ít cuộn hoặc không cuộn tàn, tàn dễ bị rụng.
Hương nhang sử dụng hoá chất độc hại:
- Mùi thơm sực nức, khói gây cảm giác cay mắt và khó chịu cho người sử dụng (tẩm hóa chất tạo mùi độc hại).
- Cuộn tàn, cong tàn, chắc, tàn nhìn rất đẹp (tẩm axit Photphoric H3PO4).
- Khi châm lửa sẽ bắt cháy rất nhanh (sử dụng chất cháy Kalinitrat KNO3).
- Không bị mốc do được tẩm hoá chất chống mốc (sử dụng chất Butyl Cellosolve C6H14O2).
- Hít sâu và mạnh dễ bị sặc và thấy mùi hoá chất tạo hương thơm nồng nặc.
- Tàn nhang trắng như tuyết (sử dụng Canxicacbonat CaCO3).
Để bảo vệ hệ hô hấp của mình, bạn nên hạn chế việc thường xuyên đến các môi trường có khói nhang hoặc tránh thắp quá nhiều nhang cùng một lúc. Tránh thắp nhang gần khu vực có trẻ nhỏ, người già bởi hai đối tượng này có cơ địa rất mẫn cảm, sức đề kháng yếu, dễ bị chảy nước mắt, ho và nhức đầu. Tuyệt đối không thắp nhang ở nơi kín gió, nên mở rộng tất cả các cửa, tạo môi trường thông thoáng cho các độc tố bay hơi ra ngoài. Hạn chế mức độ lan tỏa khói độc của khói nhang bằng cách sử dụng nhang ngắn ở mức ½ cây bình thường. Sau khi cúng ngoài trời, bạn nên để nhang tàn hẳn, sau đó hãy dọn dẹp, đưa bát nhang vào nhà nhằm hạn chế tình trạng khói nhang tụ lại trong nhà.
Bệnh nhân Ung thư và Hen phế quản nói chung, ngoài việc hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như khói hương thì cần kết hợp điều trị để tránh bệnh diễn biến trầm trọng, gây nguy hiểm tính mạng. Hiện nay, Nam y đang là phương pháp điều trị toàn diện, được kết hợp giá trị lâu đời của y học cổ truyền, tinh hoa chữa bệnh của 54 dân tộc và tiếp thu những tiến bộ của y học hiện đại. Hàng ngàn bệnh nhân Ung thư và Hen suyễn đã điều trị thành công bằng phương pháp này.
Quý vị có thể xem chi tiết phương pháp chữa Ung thư và Hen phế quản bằng Nam y tại đây:


(Thọ Xuân Đường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH Và NĂM MỚI