Sau hai năm nộp đơn xin ly dị chồng, cuối cùng người phụ nữ đã được
toà chấp thuận đơn ly hôn. Chỉ vì chồng không chấp nhận xây nhà vệ sinh
theo yêu cầu của vợ. Đồng thời phán quyết của toà cũng để bênh vực cho
những người phụ nữ khác đang phải chịu hoàn cảnh tương tự.
Năm 2011, người phụ nữ 24 tuổi đã quyết định ra tòa năm 2015 với
lý do dù đã nhiều lần yêu cầu nhưng người chồng vẫn không chấp nhận xây
nhà vệ sinh hay nhà tắm ở trong nhà, khiến cô phải vệ sinh cá nhân ở
bên ngoài.
Cô thường phải chờ đến khi trời tối muộn để ra ngoài đi vệ sinh, điều này khiến cô cảm thấy rất khó chịu. Nhưng chồng cô cho rằng nhu cầu cần có nhà vệ sinh của vợ là vô lý vì phần lớn phụ nữ trong làng đều đi vệ sinh ở ngoài trời. Hơn nữa gia đình người vợ cũng không đặt vấn đề xây nhà vệ sinh lúc hai người kết hôn.
Dù vậy, xem xét việc không có toilet trong nhà là tàn nhẫn và xúc phạm đến lòng tự trọng của người phụ nữ, tòa đã cho phép cô ly hôn sau 2 năm nộp đơn.
“Chúng ta dùng tiền để mua thuốc lá, rượu và điện thoại nhưng lại không sẵn sàng xây nhà vệ sinh để bảo vệ lòng tự trọng cho gia đình. Ở các ngôi làng phụ nữ phải chờ đến khi trời tối để thực hiện nhu cầu tự nhiên. Điều này không chỉ tàn nhẫn về mặt thể chất mà còn xúc phạm đến tự ái của họ’, tòa án tại Bhilwara cho biết.
Vụ việc diễn ra khi chính phủ Ấn Độ đang thực hiện cuộc vận động đẩy lùi thói quen đi vệ sinh ngoài trời gọi là “Swachh Bharat Abhiyan”.
Cô thường phải chờ đến khi trời tối muộn để ra ngoài đi vệ sinh, điều này khiến cô cảm thấy rất khó chịu. Nhưng chồng cô cho rằng nhu cầu cần có nhà vệ sinh của vợ là vô lý vì phần lớn phụ nữ trong làng đều đi vệ sinh ở ngoài trời. Hơn nữa gia đình người vợ cũng không đặt vấn đề xây nhà vệ sinh lúc hai người kết hôn.
Dù vậy, xem xét việc không có toilet trong nhà là tàn nhẫn và xúc phạm đến lòng tự trọng của người phụ nữ, tòa đã cho phép cô ly hôn sau 2 năm nộp đơn.
“Chúng ta dùng tiền để mua thuốc lá, rượu và điện thoại nhưng lại không sẵn sàng xây nhà vệ sinh để bảo vệ lòng tự trọng cho gia đình. Ở các ngôi làng phụ nữ phải chờ đến khi trời tối để thực hiện nhu cầu tự nhiên. Điều này không chỉ tàn nhẫn về mặt thể chất mà còn xúc phạm đến tự ái của họ’, tòa án tại Bhilwara cho biết.
Vụ việc diễn ra khi chính phủ Ấn Độ đang thực hiện cuộc vận động đẩy lùi thói quen đi vệ sinh ngoài trời gọi là “Swachh Bharat Abhiyan”.
lạ nhỉ
Trả lờiXóa